Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa trong tiết học Nói và nghe Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa trong tiết học Nói và nghe Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa trong tiết học Nói và nghe Lớp 2
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ HIỆP ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA TIẾT HỌC NÓI VÀ NGHE LỚP 2 Môn : Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học Tên Tác giả : Thái Thanh Ngân Đơn vị công tác: Tiểu học Ngũ Hiệp Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2021 - 2022 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Có một câu châm ngôn nói rằng: “Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng vậy. Dù có bắt được chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, trẻ không thể học tốt . Chính vì vậy ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh của người thầy, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép sẽ đạt được kết quả tốt. Môn Tiếng Việt là môn học có nhiều phân môn và chiếm nhiều thời gian học tập của học sinh nhất. Tuy nhiên, trong môn Tiếng Việt, Nói và nghe được nhìn nhận với tầm quan trọng đặc biệt, vì nó mang tính thực hành cao và góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu chung của môn Tiếng Việt nói riêng, của bậc Tiểu học về các mặt nói chung. Tiết học Nói và nghe luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với Tập đọc và Tập làm văn. Nó có sự gắn bó không chỉ ở sự phân bố giờ học mà còn ở nội dung dạy, thể hiện rõ quan điểm tích hợp, tạo ra một phong cách mới trong dạy học. Tiết học Nói và nghe bồi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy, ngôn ngữ, kỹ năng nghe, nói, kể và khả năng giao tiếp cho trẻ. Thông qua giờ Nói và nghe, các em sẽ được cung cấp thêm những kiến thức văn học, kiến thức cuộc sống, được rèn luyện khả năng ghi nhớ, óc tưởng tượng, khả năng tư duy, lô gíc chính xác, khả năng chú ý, khả năng thông hiểu ngôn ngữ, tăng vốn từ, rèn kỹ năng nói và kể chuyện trước đám đông một cách tự nhiên, thành thạo, sáng tạo với tác phong kể của mình. Từ việc hình thành, rèn luyện kỹ năng nghe, nói phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực diễn đạt, sáng tạo trong lời kể, đến bồi dưỡng kiến thức giáo dục tư tưởng tình cảm cho các em, năng lực tư duy, mở rộng tâm hồn, rèn luyện thói quen hứng thú đọc sách, truyện chú ý quan sát tranh, chú ý nghe bạn kể và nhớ lại nội dung câu chuyện kể sao cho sinh động hấp dẫn, đạt kết quả cao trong giờ Nói và nghe quả thật không đơn giản. Nó đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi cải tiến phương pháp sao cho có nhiều hình thức phù hợp lôi cuốn học sinh say mê hứng thú học tập, không buồn tẻ nhàm chán. Trong quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học, tôi cho rằng tiết Nói và nghe là tiết dạy khó rất cần người giáo viên đầu tư thời gian, sức lực, trí tuệ để tiết dạy có hiệu quả. Dựa vào phương pháp tích cực hoá các hoạt động của người học, trong đó người thầy giáo đóng vai trò là người tổ chức các hoạt động của học sinh, đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình và được phát triển ( lấy học sinh làm trung tâm) tôi đã thực hiện đề tài “Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa trong tiết học Nói và nghe lớp 2”. 2. Mục đích nghiên cứu: Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ sức lực của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Nói và nghe để tìm ra biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học Nói và nghe môn Tiếng Việt lớp 2. 3. Đối tượng nghiên cứu: 3 NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: 1.1. Cơ sở lý luận : Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện đậm nét trong chương trình mới ở chỗ: Chương trình Tiểu học mới tập trung vào cách dạy học, đặc biệt là giúp học sinh biết cách học và có nhu cầu tự học, khuyến khích dạy học cá nhân và dạy học hợp tác để phát triển năng lực theo tốc độ học, khả năng của từng học sinh. Trong mục tiêu giáo dục và giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học, tiết học Nói và nghe bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, trau dồi những tri thức về cuộc sống và bồi dưỡng vốn văn học cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, rèn trí tưởng tượng, óc phán đoán, khả năng ghi nhớ, năng khiếu thẩm mỹ, hình thành ở trẻ em nhiều phẩm chất tốt đẹp, rất cần thiết cho nhu cầu phát triển ở lứa tuổi này. Chính vì vậy tiết Nói và nghe đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói, tập kể chuyện và phát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả (tập kể chuyện). Qua mỗi tiết Nói và nghe, học sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện kể khá lý thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch được những bài học bổ ích... nhưng điều quan trọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt một ý, liên kết các ý trong một đoạn, một bài. Đây chính là yêu cầu rèn kỹ năng nói cho học sinh. Việc hình thành cho học sinh lớp 2 nói riêng, học sinh Tiểu học nói chung kĩ năng Nói và nghe tốt là rất quan trọng. Học tốt Nói và nghe, học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản và thiết thực về dùng từ ngữ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tốt phần Tập làm văn của các lớp trên. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Kể chuyện là khả năng sử dụng ngôn ngữ ở dạng nói có tính nghệ thuật. Rèn kĩ năng nói cho học sinh nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dưỡng mà chương trình đề ra là một việc làm không dễ dàng, đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư về thời gian và sự phối hợp chặt chẽ giữa các phân môn như phân môn Luyện từ và câu, phân môn Tập đọc và Tập làm văn. Nói và nghe không phải là phân môn duy nhất có nhiệm vụ rèn kĩ năng nói. Vì vậy chương trình Tiếng Việt tạo ra một quan hệ mật thiết giữa Nói và nghe với luyện đọc, luyện tập về câu và từ là một việc làm khoa học. Trong giờ Nói và nghe, hầu như học sinh được phát huy tối đa khả năng nói của mình. Ngoài ra, để hình thành kĩ năng Nói và nghe cho học sinh còn phụ thuộc vào phương pháp, hình thức tổ chức của giáo viên. Nói và nghe trong chương trình Tiểu học đã đưa vào những phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp cho việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh. Một trong những lý do khiến trẻ rất thích giờ Nói và nghe là các em được kể lại câu chuyenej. Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng: trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc giao lưu với bạn, san sẻ những thu nhận mới lạ của mình.Vì được kể lại cho cô, cho bố mẹ, ông bà nghe là một nhu cầu của học sinh Tiểu học. Để giúp các em thỏa mãn nhu cầu đó, ngoài việc vận dụng những hiểu biết về ngôn ngữ, lý thuyết sản sinh lời nói, giáo viên cần giúp học 5 Thể loại Số lượng Tên truyện (Chủ đề) Những ngày hè của em Ngôi trường của em Nói theo chủ đề 4 Bảo vệ môi trường Nói về quê hương, đất nước em 3. Thực trạng dạy và học: 3.1. Thuận lợi: Tất cả học sinh được sự quan tâm chăm sóc chu đáo của gia đình; học sinh có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. Các em đều được kế thừa truyền thống hiếu học của gia đình, được sự quan tâm của các lực lượng giáo dục ở địa phương. Giáo viên có lòng nhiệt tình, luôn tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu đáp ứng kịp thời nhiệm vụ dạy học; quan tâm đến mọi đối tượng học sinh. Trong chương trình Giáo dục phổ thông mới, các bài Nói và nghe đưa nội dung các câu chuyện gần gũi, tranh ảnh sinh động, tính thẩm mĩ cao giúp học sinh tương tác, nhớ chi tiết câu chuyện. 3.2. Khó khăn. Trong những năm vừa qua hầu hết giáo viên vẫn còn bị ảnh hưởng theo lối dạy Nói và nghe theo chương trình cũ, giờ Nói và nghe giáo viên kể mẫu xong chỉ đặt các câu hỏi như: Câu chuyện này có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào? Để cho các em nhớ lại cốt truyện, sau đó là để các em kể lại theo đoạn và cả câu chuyện. Với hình thức dạy Nói và nghe như vậy nhiều khi học sinh không thể nắm bắt được cốt truyện ngay trên lớp, trừ một số em đã đọc truyện đó ở nhà một hai lần. Do đó hạn chế kỹ năng kể lại và nhận xét bạn kể của các em. Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc rèn khả năng nghe, nói cho học sinh. Khi tổ chức các hoạt động dạy trong giờ Nói và nghe chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo, năng động của học sinh. Chưa linh hoạt khi xử lí các tình huống có vấn đề khi dạy giờ Nói và nghe. Ở phân môn Nói và nghe trong bộ Sách giáo khoa không có quyển Truyện kể dùng riêng cho các giờ Nói và nghe. Trên lớp, học sinh chỉ kể lại hoặc dựng lại dưới hình thức hoạt cảnh những câu chuyện đã học trong tiết Đọc đầu tiên trong tuần. Trong quá trình dạy học giáo viên chưa động viên kịp thời học sinh, chưa giúp các em nhập hồn vào các nhân vật khi kể dẫn đến giờ học hiệu quả chưa cao. Việc chuẩn bị bài của học sinh chưa chu đáo, tình trạng học sinh không nắm đư ợc yêu cầu, nội dung câu chuỵên cần kể còn hạn chế. Giáo viên chưa gọi các em học sinh hay rụt rè, ngại nói và diễn đạt kém lên kể thường xuyên. Từ đó dẫn đến học sinh chưa phân biệt được các mức độ: kể được bằng lời trong văn bản, kể bằng lời của mình, kể bằng lời trong câu chuyện. Các em diễn đạt chưa lưu loát, chưa biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung câu chuyện, ch ưa biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ hỗ trợ cho lời kể. Vì vậy chưa phát huy được khả năng nói của học sinh trong giờ học Nói và nghe. 7 thời gian để rèn cho học sinh các kĩ năng đọc, sửa lỗi phát âm cũng như tìm hiểu nội dung bài học. Trên cơ sở của việc tìm hiểu những đặc điểm của phần mềm PowerPoint, các đặc trưng Nói và nghe của phân môn, tâm sinh lí của HS Tiểu học nhận thấy: Với nhiều tính năng vượt trội và thông minh, PowerPoint 2010 rất phù hợp cho việc ứng dụng để thiết kế bài giảng, tạo ra các hình ảnh, file phim, nhạc, hiệu ứng thông minh. Hình ảnh một số Slide PowerPoint bài Sự tích cây vú sữa – Tuần 15. Hình ảnh một số Slide PowerPoint bài nói theo chủ đề “Bảo vệ môi trường – Tuần 26. Hơn nữa, đây là phần mềm dễ sử dụng, mọi giáo viên có thể thao tác đơn giản trên PowerPoint 2010 để tạo ra những gì mình cần cho một bài học như: 9 Với hình thức dạy học trực tuyến, để chuẩn bị dụng cụ hóa trang, tôi giao học sinh về nhà chuẩn bị các hình ảnh các con vật giống các nhân vật trong câu chuyện, gắn lên thanh giấy bìa tạo thành mũ đội nhằm phân vai. Việc làm này cũng được học sinh thích thú, chuẩn bị trước giờ học. 4.4. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức Nói và nghe khác nhau: 4.4.1. Hình thức Nói và nghe theo tranh. Nói và nghe theo tranh là hình thức giáo viên chuẩn bị sẵn tranh thể hiện nội dung, diễn biến câu chuyện để học sinh kể chuyện dựa vào tranh. Tranh là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho quá trình kể lại câu chuyện của học sinh. Tranh ở đây cũng là đồ dùng dạy học song không để giới thiệu, để kết thúc câu chuyện mà học sinh dựa vào đó mà thuật lại chi tiết câu chuyện. Nói và nghe theo tranh là hình thức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh theo dõi, tham gia. Tranh ảnh giúp cho học sinh có những biểu hiện cụ thể về nhân vật, là điểm tựa để học sinh nhớ diễn biến, tình tiết chuyện. Học sinh hình dung ra cốt truyện, diễn biến phục vụ cho việc kể. Khi kể lại chuyện theo tranh, giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước: - Sắp xếp theo thứ tự từng đoạn. - Chỉ từng tranh ứng với đoạn nào của câu chuyện. - Nội dung từng bức tranh là gì ? - Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì ? Nhân vật chính là ai ?... - Chỉ từng tranh vẽ trong tranh kể chứ không phải kể theo trí nhớ, thuộc lòng trong sách giáo khoa. Với học sinh, giáo viên có thể kể mẫu, sau đó yêu cầu học sinh vừa kể vừa chỉ vào bức tranh kể lại từng đoạn câu chuyện hoặc cả câu chuyện. Hình thức Nói và nghe theo tranh là hình thức hay hấp dẫn cuốn hút học sinh, phát huy khả năng quan sát, óc tưởng tượng, phát huy tính tích cực học sinh trong giờ học. Trong việc sử dụng tranh ảnh cho tiết Nói và nghe, ngoài yêu cầu về thời điểm đúng lúc, đúng chỗ còn có yêu cầu về chất lượng tranh ảnh. Tranh vẽ phải rõ nét, màu sắc hài hoà gây ấn tượng và kích thích hứng thú của học sinh. Giờ Nói và nghe theo tranh được cả giáo viên và học sinh đều thích thú, học sinh thì thích xem tranh minh hoạ còn giáo viên có thời gian quan sát học sinh, để đánh giá sáng tạo của học sinh trong giờ Nói và nghe. Năm học 2021-2022, dưới hình thức dạy học trực tuyến, toàn bộ tranh ảnh, tôi sử dụng tranh ảnh trên trong sách mềm, học liệu trên trang web: hanhtrangso.nxbgd.vn để đưa vào Powerpoint để giảng dạy. Tranh ảnh của bộ sách rất sinh động, bắt mắt giúp học sinh dễ quan sát, nắm được các nhân vật, chi tiết gần gũi với câu chuyện một cách dễ dàng. 4.4.2. Nói và nghe theo dàn ý cho sẵn Học sinh lớp 2 năng lực nghe và ghi nhớ còn hạn chế nên khi giáo viên kể lần một có khi các em chưa nhớ được nội dung, diễn biến, tình tiết, hình ảnh chính của câu chuyện. Nói và nghe theo dàn ý cho sẵn là hình thức học sinh dựa vào gợi ý của giáo viên đưa ra để kể lại câu chuyện. Hệ thống gợi ý nhằm mục đích giúp cho học sinh tái hiện lại từng chi tiết câu chuyện để kể. Hệ thống dàn ý đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu, có nội dung, không nên đưa những câu hỏi rườm rà, phức tạp gây khó
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_theo_huong_ti.docx