Sáng kiến kinh nghiệm Giúp trẻ Lớp 2 phát triển lời nói mạch lạc thông qua phần luyện nói trong môn Tiếng Việt
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp trẻ Lớp 2 phát triển lời nói mạch lạc thông qua phần luyện nói trong môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp trẻ Lớp 2 phát triển lời nói mạch lạc thông qua phần luyện nói trong môn Tiếng Việt

PHßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o huyÖn ba v× trêng tiÓu häc pHó C¦êNG -------------------- ” §Ò TµI S¸ng kiÕn kinh nghiÖm T£N §Ò tµi “Giúp trẻ lớp 2 phát triển lời nói mạch lạc thông qua phần luyện nói trong môn Tiếng Việt”. Ngêi thùc hiÖn: TrÇn ThÞ Nh Hoa Gi¸o viªn Trêng TiÓu häc Phó Cêng Ba V× - Hµ Néi Phó Cêng 4/2011 II. Nội dung đề tài : 1. Lí do chọn đề tài : Không biết từ bao giờ, trải qua hàng ngàn năm tiến hoá của loài người, ngôn ngữ- tiếng nói từ tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin đã đóng vai trò biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng biểu lộ văn hoá, tính cách con người. Việc giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” “Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Để đánh giá một con người, chúng ta cũng phải có sự thử thách qua giao tiếp hàng ngày với họ: “Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời” Mặt khác việc giao tiếp, ứng xử khéo léo cũng giúp chúng ta thành công về nhiều lĩnh vực: “ Khéo bán, khéo mua cũng thua người khéo nói” Với trẻ em, lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ngay từ khi các em còn rất nhỏ, chúng ta đã rất chú trọng: “Trẻ lên ba, cả nhà học nói” Từ đó ngành giáo dục đào tạo nói chung và ngành giáo dục tiểu học nói riêng đã được xã hội trao cho trọng trách đáng tự hào là giáo dục trẻ em ngay từ những ngày đầu bước chân tới trường. Từ bao đời nay, việc giáo dục ở nhà trường đã áp dụng phương châm: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Dạy Tiếng việt không có nghĩa là chỉ dạy các em kĩ năng đọc, viết, nghe mà dạy các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm trong giao tiếp là một mảng vô cùng quan trọng. Ta thử tưởng tượng một người đọc thông, viết thạo tất cả các loại - Học sinh mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè nói chung và có ý thức tự phê, tự chữa, tự chấm - HS có kĩ năng trong giao tiếp và nâng cao tính tự giác trong học tập . - Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. - Giúp học có lời nói hay, cử chỉ đẹp và thể hiện nếp sống thanh lịch văn minh. 3. Phạm vị nghiên cứu đề tài : Đề tài này được tham khảo từ những năm trước và tiến hành thực hiện trong năm học 2010 - 2011 với học sinh lớp 2 tại trường Tiểu học Phú Cường . III. Quá trình thực hiện đề tài : 1. Khảo sát thực tế : Trường tiểu học Phú Cường nằm ở địa bàn dân cư có mặt bằng dân trí chưa cao. Do chưa có sự quan tâm chu đáo, chặt chẽ của cha mẹ nên các em học sinh ở đây có một thực tế rất đáng quan tâm đó là các em ngại giao tiếp, giao tiếp kém hoặc có thì nói năng cộc lốc, không biết cách diễn đạt hết ý của mình. Nghiên cứu thực trạng trẻ lớp 2 hiện nay có kiến thức, ý thức ra sao trong giao tiếp hàng ngày cũng như sự bày tỏ quan điểm nhận thức của bản thân, trước những vấn đề mà trẻ phải tự bộc lộ bản thân qua những lời nói, lời phát biểu trả lời theo nội dung bài học và sự giao tiếp với mọi người xung quanh ở trường, ở lớp. Sau khi tôi nhận nhiệm vụ dạy lớp 2, tôi tiến hành điều tra khảo sát thực tế 81 học sinh của 3 lớp : 2a,2b, 2c tại trường Tiểu học Phú Cường. Qua thăm lớp dự giờ trong những năm tôi thấy học rất sợ học môn Tiếng Việt , không thích học môn Tiếng Việt nhất là phần luyện nói .Khi khảo sát tôi thấy số trẻ nói năng chưa mạch lạc chiếm một tỉ lệ tương đối lớn. Ngoài việc học hỏi đồng nghiệp tôi còn sử dụng những phương pháp; - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phân tích - tổng hợp. - Phương pháp thực hành luyện tập. - Nhiều học sinh được thực hành. Như phần đầu tôi đã nêu thông qua phần luyện nói trẻ sẽ dần dần biết nói năng lưu loát rõ ràng, có lôgic có hình ảnh và đúng ngữ pháp Tiếng Việt Tóm lại là sẽ phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ. Để đánh giá mức độ phát triển lời nói mạch lạc của trẻ cần dựa vào những tiêu chí cụ thể. Qua thực tế giảng dạy tôi đã xây dựng được 4 tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ như sau : + Kĩ năng hiểu nghĩa từ + Kĩ năng sử dụng từ để nói thành câu + Kĩ năng kể lại chuyện vừa nghe + Kĩ năng quan sát tranh tự miêu tả bằng ngôn ngữ những hình ảnh trong tranh . Tổng số điểm 4 tiêu chí trên là 10 điểm . Trong đó: tiêu chí 1 tối đa là: 1 điểm , tiêu chí 2 tối đa là : 2 điểm , tiêu chí 3 tối đa là : 3 điểm , tiêu chí 4 tối đa là: 4 điểm Dựa vào việc phân bố các thang điểm cho từng tiêu chí nêu trên mà việc đánh giá kĩ năng phát triển lời nói mạch lạc của trẻ lớp 2 được tthực hiện theo 4 mức độ : Rất mạch lạc là những trẻ đạt từ 9-> 10 điểm Mạch lạc là những trẻ đạt từ : 6-> 8 điểm Có mạch lạc là những trẻ đạt điểm 5 Chưa mạch lạc là những trẻ điểm từ 4 trở xuống . Đây chính là cơ sở để tôi có kết quả như đã nêu ở phần khảo sát thực trạng . - Sau đây là một số giải pháp nhằm “Giúp trẻ lớp 2 phát triển lời nói mạch lạc thông qua phần luyện nói trong môn Tiếng Việt”. lời nói thu thập được từ phía học sinh. Từ đó có thể có sự đánh giá sát thực hơn về tình trạng học sinh. - Biện pháp thực hiện: Giáo viên tiến hành phân nhóm đối tượng học sinh theo các nhóm sau: a. Nhóm học sinh có lời nói lưu loát, mạch lạc. biết thể hiện lời nói biểu cảm trong giao tiếp. Đây chính là những nhóm trưởng, những người dẫn chương trình trong các giờ luyện nói trên lớp, những nhân vật nòng cốt trong các tiểu phẩm của các tiết Tiếng Việt mà học sinh tham gia rèn luyện kĩ năng nói trên lớp. b. Nhóm học sinh có lời nói tương đối trôi chảy, rõ ràng tuy nhiên chưa thể hiện được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét. c. Nhóm học sinh ngại giao tiếp, khả năng giao tiếp kém, hầu như không biết sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp. Sau khi phân tích đặc điểm cũng như khả năng giao tiếp của từng học sinh trong lớp, giáo viên tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho phân bố đều khắp 3 đối tượng học sinh nêu trên trong các tổ, các nhóm. Ưu điểm của biện pháp này là: Sự tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh là việc làm hết sức bổ ích và mang tính khả quan. Như ta từng nói: “Học thày không tày học bạn’. Sự phấn khích trong qua trình học tập, đua thầy, đua bạn sẽ giúp trẻ mạnh dạn năng động hơn rất nhiều trong qua trình rèn nói. Sự cổ vũ động viên của các bạn trong nhóm, trong tổ sẽ giúp trẻ tự tin hơn trước lời phát biểu của mình. Phương pháp 3: Phương pháp thực hành luyện tập: 1. Với phương pháp này, học sinh thương xuyên được thực hành luyện tập “nói” trong tất cả các tiết học Tiếng Việt. Chính vì vậy khả năng giao tiếp của các em càng ngày càng được hoàn thiện. Việc “nói” sao Cách tiến hành: - Đưa ra từng “ đề bài” để lần lượt từng người đọc to trước các bạn. Nhóm cử ra một người theo dõi và đánh giá, hoặc cả nhóm cùng nghe và thống nhất đánh giá kết quả đọc của bạn theo tiêu chuẩn: đọc nhanh, phát âm đúng( có thể cho điểm theo thang điểm 10 hoặc xếp theo 4 tiêu chí trên ). - Khi đọc xong tất cả “đề bài”, tính tổng số điểm của từng người( hoặc thống kê từng tiêu chí ) để chọn ra các bạn đạt giải nhất , nhì , ba Cả nhóm có thể bình chọn để tuyên dương bạn nào sưu tầm( hoặc tự nghĩ ra) được nhiều câu hay, có nhiều tiếng mang cặp âm đầu, vần, thanh dễ lẫn. Gợi ý: Dựa vào những “đề bài” dưới đây, em có thể tìm thêm hoặc tự nghĩ ra những câu khác để đóng góp vào cuộc thi vui cùng các bạn. 1.Đọc phân biệt các tiếng có âm đầu dễ lẫn a) Phân biệt 1/n: + Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy + Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng + Anh ta leo lên lưng chim, chim đập cánh ba lần lên nổi. b) Phân biệt ch/tr Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê là đên trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài hè. - Bên cạnh tìm câu có phụ âm đâu, vần dễ lẫn tôi giúp học sinh có kĩ năng hiểu nghĩa của từ một cách dễ hiểu, nhớ lâu và hấp dẫn Cây đã đổ, những chú chim chẳng còn nơi đến đỗ Lỡ khi bên lở bên bồi Còn đâu bến cũ tiễn người sông xưa Nhìn lên bầu trời đầy sao sáng, anh bộ đội biên phòng lại xôn xao nhớ đến những người thân ở quê. 3.Đọc phân biệt các tiếng có vần dễ lẫn a.Phân biệt ân/âng Dân dâng một quả xôi đầy Bánh trưng mấy cặp, bánh dầy mấy đôi b.Phân biêt ươn/ ương Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư 2.2.Loại bài tập tình huống: Đây là loại bài tập để luyện tập các nghi thức lời nói và phát triển ngôn ngữ nói. Chương trình SGK mới đặc biệt đã tạo điều kiện cho học sinh lớp 2 được thực hành rất nhiều loại bài tập này. Trong các phần luyện nói ở các bài học tập đọc và kể chuyện học sinh được chơi đóng vai , đóng kịch kể lại. Theo từng chủ đề của bài học, học sinh được tham gia chơi đóng vai ông bà, cha mẹ và các cháu nhỏ, người bán hàng người mua hàng... để luyện tập các nghi thức lời nói ( chào hỏi khi gặp mặt chia tay; nói lời cảm ơn, xin lỗi; yêu cầu đề nghị một việc gì...).Hoạt động này là một cách luyện tập phát triển ngôn ngữ qua hình thức vừa chơi vừa học, vừa phát triển ngôn ngữ nói, vừa giáo dục tác phong văn minh lịch sự. Với loại bài tập này hình thức tổ chức lớp học sẽ thay đổi, không còn tính chất “cổ điển”. Chương trình Tiếng Việt Tiểu học chú trọng đến loại bài tập tình huống để học các nghi thức lời nói và phát triển khẩu ngữ. Cách tiến hành: VD: 2 học sinh đại diện cho hai nhóm tham gia chơi. Một em đóng vai bạn gái đang xách một chiếc túi to bước đi chậm chạp và nặng nhọc. Một em đóng vai bạn trai đến bên bạn gái và nói: “Bạn để mình xách đỡ cho nào!” rồi đỡ lấy chiếc túi từ tay bạn gái. Bạn gái nói: “Cảm ơn bạn, bạn tơt quá!”. Bạn trai cười tươi và nói: “có gì đâu, việc nhỏ thôi mà!”. - Sau khi đại diện cả 4 nhóm đã chơi xong về một tình huống, trọng tài yêu cầu hai học sinh giúp việc đọc to lời của hai vai trong từng nhóm để cả lớp cùng nghe lại và bình chọn lời nói đúng. Nếu một vai nói đúng một câu sẽ được một điểm, nói đúng hai câu sẽ được 2 điểm. Tổng số điểm của hai vai là số điểm của mỗi nhóm trong từng tình huống chơi. - Học sinh tiếp tục chơi ở các tình huống khác theo gợi ý nói trên. - Thực hành chơi: - 4 nhóm học sinh chơi đóng vai lần lượt từ tình huống thứ nhất đến tình huống thứ tư theo cách đã hướng dẫn. Khi 2 học sinh trong nhóm chơi xong ở tình huống thứ nhất thì nhóm cử tiếp 2 học sinh khác chơi ở tình huống tiếp theo. Tiêp tục cử người chơi như vậy ở 4 tình huống. - 2 học sinh giúp việc trọng tài ghi lại câu nói của 2 bạn tham gia chơi ở từng tình huống, mỗi học sinh giúp việc cho trọng tài chỉ chuyên ghi lại lời nói của một vai (vai cảm ơn hoặc vai đáp lại lời cảm ơn). - Sau mỗi tình huống, trọng tài ghi điểm cho từng nhóm lên bảng lớp. Khi các nhóm đã chơi đóng vai ở tất cả các tình huống thì trọng tài cộng điểm và công bố nhóm có điểm cao nhất để khen thưởng. 2.3. Loại bài quan sát tranh nói về chủ đề Ví dụ 1: Quan sát tranh nói về chủ đề :“biển cả” Tôi đã đặt một số câu hỏi gợi dẫn như sau : - Câu hỏi hướng dẫn quan sát tranh : 1. Tranh vẽ cảnh gì ? (Tranh vẽ cảnh biển cả)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giup_tre_lop_2_phat_trien_loi_noi_mach.doc