Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn đọc đúng cho học sinh Lớp 2

docx 6 trang sangkienhay 16/03/2024 3250
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn đọc đúng cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn đọc đúng cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn đọc đúng cho học sinh Lớp 2
 Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn đọc đúng cho học sinh Lớp 2
- Tiếng việt là môn học quan trọng trong chương trình giảng dạy bậc Tiểu học. 
Đây là môn học cung cấp cho học sinh những cơ sở ban đầu làm công cụ để khám 
phá các môn học khác. Tập đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt trong môn 
Tiếng việt. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh bốn kỹ năng 
(nghe, nói, đọc, viết), một trong bốn kỹ năng ấy thì kỹ năng đọc, một kỹ năng 
quan trọng của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông mà đặc biệt là 
đối với học sinh lớp 2. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi 
người đi học. Đầu tiên trẻ em phải học đọc sau đó các em phải đọc để học. Đọc 
giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. 
Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập đồng thời đọc cũng tạo điều kiện để học 
sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là khả năng không thể 
thiếu được của con người thời đại văn 
 - Tiếng việt là môn học quan trọng trong chương trình giảng dạy bậc Tiểu 
học. Đây là môn học cung cấp cho học sinh những cơ sở ban đầu làm công cụ để 
khám phá các môn học khác. Tập đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt trong 
môn Tiếng việt. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh bốn kỹ 
năng (nghe, nói, đọc, viết), một trong bốn kỹ năng ấy thì kỹ năng đọc, một kỹ 
năng quan trọng của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông mà đặc 
biệt là đối với học sinh lớp 2. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với 
mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ em phải học đọc sau đó các em phải đọc để học. 
Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học 
tập. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập đồng thời đọc cũng tạo điều kiện để 
học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là khả năng không 
thể thiếu được của con người thời đại văn minh. 
 - Biết đọc, học sinh sẽ nâng khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây các 
em biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức được mối quan hệ tự nhiên, xã 
hội, biết tư duy. Giúp các em biết giao tiếp với người xung quanh và hiểu được 
tâm tư tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương các 
em sẽ có được những rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, bồi 
dưỡng lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic. 
 - Đọc có vai trò to lớn của phân môn Tập đọc nhưng do sự nhận thức của 
các em còn non nớt. Việc tiếp nhận, lĩnh hội tri thức của văn bản cần phải cụ thể 
hóa qua các việc làm. Để làm được điều đó cần có sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè 
như hướng dẫn hay đọc mẫu của giáo viên. Các kiến thức cần có thời gian cho 
học sinh khám phá, ghi nhận và được lặp lại nhiều lần. Do đó việc giúp học sinh 
cách chuẩn bị bài, tạo thời gian suy ngẫm, tạo tâm thế để học sinh tiếp nhận tri 
thức mới là cần thiết với phân môn Tập đọc đặc biệt là rèn kỹ năng đọc và đọc 
đúng cho các em. Học sinh biết cách làm việc độc lập, theo nhóm, biết chú ý lắng nghe bạn đọc. 
Giáo viên tổ chức dạy học đa dạng, tránh nhàm chán, đơn điệu, làm sao trong giờ 
Tập đọc mọi học sinh đều được hoạt động một cách có hiệu quả nhất. 
 * Cách thức và các bước thực hiện giải pháp:
 a) Luyện đọc trong phần Tập đọc:
 - Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh đọc tốt: đọc tiếng, đọc từ, đọc câu 
và đọc đoạn. Trong khâu hướng dẫn giáo viên đóng vai trò quan trọng là việc đọc 
mẫu và sửa phát âm vì các em bắt chước rất nhanh và rất tốt. Chính vì các em bắt 
chước rất nhanh nên việc rèn đọc câu giáo viên cần chú ý khi rèn đọc đúng từng 
từ có chứa vần khó.
 Ví dụ: nắn nót; bím tóc
 - Đối với câu dài, giáo viên hướng dẫn các em đọc theo cụm từ để tránh về 
cuối câu các em đọc càng đuối dần.
 Ví dụ: Để đọc tốt câu: Mỗi khi cầm quyển sách,/cậu chỉ đọc vài dòng/ đã 
ngáp ngắn ngáp dài/ rồi bỏ dở.//
 Có như vậy đọc câu mới được suông sẻ, khác với đọc tiếng, đọc từ. Động 
tác này tuy thực hiện rất nhanh, nhưng qua đó câu được chẻ nhỏ thành từ rồi lại 
thành cụm từ và tổng hợp thành câu. Từ đó ta sẽ xây dựng cho học sinh thói quen 
phân tích câu để hiểu nghĩa câu.
 b) Luyện đọc ở giai đoạn Luyện tập tổng hợp:
 - Đây là giai đoạn củng cố nhằm giúp học sinh có điều kiện đọc nhanh hơn, 
đọc thông thạo hơn. Từ đó phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt và vốn hiểu 
biết của các em về gia đình, nhà trường, thiên nhiên và đất nước. Các em luyện 
đọc ở mức độ cao hơn: luyện đọc các câu với yêu cầu ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
luyện đọc theo vai các nhân vật có trong bài.
 - Trong phần dạy Tập đọc, tôi thực hiện như sau:
 Thường xuyên thay đổi các hình thức luyện đọc.
 Trong giờ Tập đọc đối với lớp 2 thường có các hình thức luyện đọc như: 
đọc cá nhân, đọc đồng thanh (cả lớp, nhóm), đọc nối tiếp, đọc phân vai.Tùy 
vào đặc điểm đối tượng học sinh của mỗi lớp, tùy theo nội dung bài học để lựa 
chọn hình thức phù hợp. vần khi đọc trước các đối tượng khác để tránh tình trạng học sinh đọc theo, đọc 
vẹt. Khi sửa sai trong phát âm cho các em, giáo viên cần nhẹ nhàng với hệ thống 
câu hỏi gợi mở để các em từng bước nhận biết và khắc phục. Thường xuyên luyện 
tập cho các em và luôn động viên ghi nhận sự tiến bộ của các em dù là tiến bộ 
nhỏ.
 * Đối với học sinh đọc tốt:
 Giáo viên cần có những yêu cầu cao hơn như: đọc các câu khó, câu dài, 
đọc đoạn, đọc toàn bài. Những học sinh đọc tốt, có thể cho đọc mẫu bài thay cho 
giáo viên. Hướng dẫn các em không chỉ đọc đúng, đọc hay mà còn biết đọc diễn 
cảm. Khi đánh giá thì giáo viên cần có những yêu cầu cao hơn về tốc độ đọc 
để các em cố gắng vươn lên.
 d) Dành thời gian hợp lý cho việc dạy vần khó, ít dùng:
 Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, mỗi bài tập đọc thông thường đều có 
một số tiếng, từ có chứa vần khó mà ở lớp 1 các em chưa đọc tốt được như vần: 
uyên, uyêch, oan, oang, oet, oăc, oam, oăm, uênh, uêch, uâng, uyp, Các vần 
này đều có âm đệm o và âm u giáo viên nên kết hợp luyện tập phát âm cho các 
em Từ đó giúp các em có thể đọc đúng và tốt hơn các tiếng, từ có chứa vần khó. 
Tuy nhiên giáo viên phải thường xuyên dành nhiều thời gian luyện tập cho học 
sinh.
 Ví dụ: Bài Có công mài sắt, có ngày nên kim ; Bím tóc đuôi sam ; trên 
chiếc bè.
 Rèn đọc cho học sinh lớp 2 muốn đạt hiệu quả cao, ngoài các giải pháp trên 
cũng cần tăng cường một số giải pháp bổ trợ như: Tạo động lực cho học sinh khi 
đọc bằng cách sau :
 - Giáo viên phải giải thích rõ cách tính điểm theo như đề kiểm tra ở cuối kì 
cho học sinh biết. Phần đọc tiếng là 3 điểm được tính như sau :
 * Đọc to rõ, đảm bảo tốc độ đọc 1 điểm.
 * Đọc đúng từ ngữ 1 điểm.
 * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu 1 điểm.
 Căn cứ vào cách tính trên khi các em đọc giáo viên yêu cầu học sinh tham 
gia nhận xét bạn. Giáo viên ghi nhận đưa ra kết luận cuối cùng, chỉ rõ cho từng 
em cần khắc phục nhược điểm gì để đạt được điểm tối đa của phần đọc. Học sinh 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_ren_doc_dung_cho_hoc_sinh_lo.docx