Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng môn Tập đọc Lớp 2

doc 6 trang sangkienhay 23/02/2024 1850
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng môn Tập đọc Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng môn Tập đọc Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng môn Tập đọc Lớp 2
 A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Tập đọc là phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng 
dạy môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và sách giáo khoa Tiếng Việt 
2 nói riêng. Môn tập đọc giúp học sinh nhân rộng kiến thức, hiểu biết rộng 
vế mọi mặt: (Như đối nhân xử thế, biểu hiện cảm xúc, giao tiếp) và học tốt 
các môn học khác.
 Qua nhiều năm dạy lớp 2, tôi nhận thấy học sinh yếu các môn do đọc 
yếu. Để học tốt môn Tập đọc nói riêng và học tốt tất cả các môn học khác 
nói chung, ngay từ đầu giáo viên phải hình thành năng lực đọc cho học sinh. 
Năng lực đọc được tạo nên từ các kỹ năng “đọc”, nhằm hoàn thiện yêu cầu 
về chất lượng đảm bảo chuẩn mức độ cần đạt cho học sinh lớp 2 (Đọc đúng, 
liền mạch các từ, cụm từ trong câu, đọc trơn đoạn, bài đơn giản khoảng 120 
đến 150 chữ, tốc độ khoảng 50 đến 60 chữ trên một phút, biết ngắt nghỉ hơi ở 
chỗ có dấu câu, biết đọc thầm, hiểu nội dung đoạn văn, đoạn thơ, bài văn , 
bài thơ và một số văn bản thông thường. 
 Vì vậy phân môn Tập đọc ở lớp 2 rất quan trọng nó tích hợp tất cả các 
môn học đồng thời là nền tảng cho phân môn Tiếng Việt ở lớp trên.
 Năm học 2007 - 2008 tôi được phân công dạy lớp 2A. Qua khảo sát 
chất lượng đầu năm, tôi nhận thấy môn Tập đọc lớp 2A chưa cao.
 Kết quả như sau:
 Đọc còn đánh vần 4/35 em 
 Đọc chậm 10/35 em 
 Đọc phát âm chưa đúng 5/35 em 
 Đọc ngắt nghỉ hơi chưa hợp lý 5/35 em 
 Đọc vẹt chưa hiểu nội dung 6/35 em 
 Đứng trước thực trạng đó là vấn đề nan giải tôi nghĩ làm thế nào để 
nâng cac chất lượng môn Tập đọc. Vì vậy tôi quyết định nghiên cứu đề tài: 
“Giải pháp nâng cao chất lượng môn Tập đọc lớp 2A - Trường tiểu học 
Nguyễn Viết Xuân năm học 2007 - 2008”.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Học sinh lớp 2A Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Đề tài này áp dụng cho tập thể học sinh lớp 2A, Trường tiểu học 
Nguyễn Viết Xuân năm học 2007 - 2008.
 Được thể hiện qua 4 giai đoạn cụ thể:
 - Giai đoạn 1: Từ đầu năm học đến giữa học kỳ 1
 - Giai đoạn 2: Từ giữa học kỳ 1 đến cuối học kỳ 1
 - Giai đoạn 3: Từ cuối học kỳ 1 đến giữa học kỳ 2 TSHS GIỎI KHÁ TRUNG YẾU 
 BÌNH 
 35/23 SL TL SL TL SL TL SL TL
 8 23,5 13 38,2 11 32,4 2 5,9
 Với kết quả trên có 13 học sinh đọc chưa tốt. Nếu thực trạng này kéo dài 
thì chất lượng phân môn Tập đọc không cao, học sinh sẽ gặp khó khăn trong 
việc học môn Tiếng Việt và ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác. 
Đây là nỗi trăn trở của tôi đã tình ra nguyên nhân của thực trạng đó là:
 a. Đối với học sinh:
 Học sinh chưa nhớ mặt chữ
 - Học sinh ít đọc sách ở nhà, lười đọc, nếu có thì cũng chưa biết cách 
đọc, chỉ đọc một cách qua loa chiếu lệ, lười tìm hiểu.
 - Học sinh đọc rất chậm, còn đánh vần, phát âm sai.
 - Học sinh chưa nhớ số âm, vần đã học.
 - Chưa ý thức được đọc thầm để tìm hiểu.
 - Học sinh phát âm chưa chuẩn, chưa biết ngắt nghỉ hơi khi đọc, quen 
đọc theo tiếng địa phương.
 b. Đối với giáo viên:
 - Chuẩn bị bài bám sát sách giáo viên, bài dạy mang tính áp đặt, đơn 
điệu, chưa phù hợp với từng đối tượng.
 - Giáo viên đọc bài chưa diễn cảm, chưa thu hút sự chú ý của học 
sinh.
 - Giáo viên chưa chú ý đến học sinh yếu, sợ cháy thời gian.
 Sau đây là bảng thống kê phân loại đối tượng học sinh học chưa tốt 
phân môn Tập đọc:
HỌC SINH HỌC ĐỌC CHẬM ĐỌC PHÁT ÂM NGẮT NGHỈ ĐỌC VẸT 
 CHƯA TỐT CHƯA ĐÚNG HƠI CHƯA HỢP CHƯA HIỂU 
MÔN TẬP ĐỌC, LÝ NỘI DUNG
 ĐỌC CÒN 
 ĐÁNH VẦN
4 10 5 8 6
 c. Đối với phụ huynh:
 Do trình độ dân trí còn thấp, kinh tế chưa ổn định . nên việc kết với nhà 
trường trong việc giáo dục học sinh còn hạn chế. 
 d. Đối với cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học:
thư viện còn thiếu tranh ảnh và một số đồ dùng cần thiết phục vụ dạy môn 
Tập đọc lớp 2. - Giáo viên cần phải đọc bài tập đọc nhiều lần, từ việc đọc hiểu đến 
đọc diễn cảm và cảm thụ bài đọc.
 - Tham khảo thêm tài liệu có liên quan đến bài dạy.
 - Khi giải nghĩa từ khó, giáo viên cần tận dụng tối đa đồ dùng dạy học 
và kết hợp các phương pháp để càc em hiểu một cách dễ dàng.
 - Giáo viên cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện, uốn nắn 
cho từng học sinh, kết hợp với hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh 
tham gia đọc nhiều lần trong một tiết học, tạo không khí lôi cuốn học sinh 
yếu tham gia đọc.
 - Một số câu hỏi khó trong phần tìm hiểu bài, giáo viên có thể chủ động 
gợi ý, giải thích, không yêu cầu học sinh tự tìm hiểu và trả lời, giành nhiều 
thời gian hơn cho học sinh đọc yếu.
 - Cần chuẩn bị bài thật kĩ trước khi đến lớp như: Câu hỏi phụ, từ mới 
cần giải nghĩa, từ cần luyện đọc, dự đoán tình huống sảy ra Xác định đúng 
mục tiêu, yêu cầu trọng tâm của từng bài dạy.
 3. Đối với phụ huynh:
 Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, bằng cách 
họp với phụ huynh lớp 2A một năm 4 lần ( Họp sau mỗi lần thi khảo sát) để 
phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập của con em mìmh.
 4. Cơ sở vật chất và trang thiết học:
 Tăng cường công tác làm đồ dùng dạy học, phục vụ cho môn Tiếng 
Việt.
 * Sau khi áp dụng sáng kiến trên vào lớp 2A năm học 2007 - 2008, kết 
quả môn Tập đọc đạt được như sau:
 Kết quả cụ thể:
XL ĐẦU NĂM GIỮA HKI CUỐI HKI GIỮA HKII CUỐI HKII 
 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
GIỎI 8 23,5 13 38,2
KHA 13 38,2 13 38,2
TB 11 32,4 8 23,5
YẾU 2 5,9 1 3,0

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_mon_tap.doc