Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua môn Tiếng Việt

doc 12 trang sangkienhay 19/10/2023 3072
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua môn Tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua môn Tiếng Việt
 MỤC LỤC
 Trang
 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Mục đích, phương pháp nghiên cứu 2
 1. Mục đích nghiên cứu 2
 2. Phương pháp nghiên cứu 2
III. Giới hạn của đề tài 2
IV. Kế hoạch thực hiện 2
 B. PHẦN NỘI DUNG 3
I. Cơ sở lý luận 3
II. Cơ sở thực tiễn 4
III. Thực trạng và những mâu thuẫn 5
 1. Thuận lợi 5
 2. Khó khăn 5
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề 5
V. Hiệu quả 7
 C. KẾT LUẬN 9
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác 9
II. Khả năng áp dụng 9
III. Bài học kinh nghiệm 9
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 trong cuộc sống. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất 
cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều học sinh.
 Chính sự cần thiết ấy, tôi đã cố gắng thử nghiệm nhiều biện pháp để giáo dục kĩ 
năng sống cho học sinh song theo bản thân tôi nhận thấy việc giáo dục và rèn luyện kĩ 
năng sống cho học sinh được thể hiện rõ nét nhất trong môn Tiếng Việt. Vì thế tôi đã 
chọn đề tài “Các biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 qua môn Tiếng Việt 
”.
II. Mục đích, phương pháp nghiên cứu
 1. Mục đích nghiên cứu
 - Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; Giúp 
học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân; có hành vi thói quen ứng xử có 
văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật,
 - Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự 
chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc.
 - Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của kĩ năng sống được hình thành qua việc 
học tập môn tiếng Việt tại lớp 2G trường Tiểu học An Thạnh 1, thị xã Hồng Ngự, tỉnh 
Đồng Tháp.
 2. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp thống kê.
 - Phương pháp phỏng vấn.
 - Phương pháp phân tích tổng hợp.
 - Phương pháp so sánh. 
 - Phương pháp thực hành.
III. Giới hạn của đề tài
 Tìm hiểu về hình thức giáo dục hình thành kĩ năng sống cho học sinh thông qua 
lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn tiếng Việt của học 
sinh lớp 2G trường Tiểu học An Thạnh 1, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
IV. Kế hoạch thực hiện
 - Chọn đề tài.
 - Lập đề cương nghiên cứu.
 - Đọc, thu thập tài liệu viết đề tài.
 - Thâm nhập thực tế.
 2 “học mà chơi, chơi mà học”. Giúp các em vui chơi giải trí nhằm thay đổi trạng thái 
của các em sau những giờ học căng thẳng và để bắt đầu một tiết học mới tốt hơn. 
Thường xuyên đặt câu hỏi cho các em, tạo điều kiện để các em tham gia hoạt động 
nhóm, giải quyết vấn đề nào đó cụ thể, trên cơ sở nền tảng là kiến thức cơ bản đã 
được học.
 Ngày nay, rèn luyện kĩ năng sống cho thế hệ trẻ mà tiêu biểu là các em học sinh 
là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, người giáo viên 
giữ vai trò quyết định. Đây cũng là một trong những nội dung của phong trào thi đua 
“Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục đã đề ra.
II. Cơ sở thực tiễn
 Học tập là một nhu cầu thường trực của con người trong mọi thời đại. Học tập 
không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức 
về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường sống 
xung quanh. Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân 
trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay đang gặp phải nhiều 
chỉ trích do quá nặng về kiến thức hàn lâm trong khi những tri thức vận dụng cho đời 
sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập 
khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. 
Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn 
đề xảy ra trong cuộc sống. Do vậy, kĩ năng sống với mỗi người sẽ có cách hiểu khác 
nhau: 
 - Đối với học sinh: kĩ năng sống là một cái gì mơ hồ, không thiết thực, chưa có 
ý thức trau dồi kĩ năng sống.
 - Đối với giáo viên: giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là ở phân môn đạo đức, 
là công việc của người khác, giáo viên chỉ lo trang bị kiến thức cho học sinh.
 - Đối với phụ huynh: Nhiều phụ huynh cho rằng việc giáo dục con em chủ yếu 
là ở nhà trường, nhà trường dạy như thế nào thì các em sẽ như thế đó phụ huynh không 
nhất thiết phải quan tâm nhiều.
 Thế nhưng giáo dục kĩ năng sống trong trường học là một việc làm cần thiết, 
không thể thiếu, bên cạnh đó việc khắc sâu và tạo thành kĩ năng thuần thục cho học 
sinh là việc làm thường xuyên không ai hết chính là những người gần gũi học sinh 
nhất đó là giáo viên và phụ huynh học sinh.
 4 Dạy học sinh học tiếng Việt mà cụ thể là phân môn tập làm văn là giúp cho các 
em nói viết lưu loát. Học sinh phát triển vốn từ ngữ, bồi dưỡng cảm xúc tình cảm lành 
mạnh trong sáng, khả năng lựa chọn sắp xếp ý rõ ràng. Rèn khả năng tư duy, trí tưởng 
tượng phong phú. Qua đó vốn sống của các em được tăng lên giúp các em tự tin, có 
khả năng ứng xử linh hoạt trong cuộc sống.
 2. Nghiên cứu mục tiêu cần đạt của giờ học, chú trọng cung cấp kĩ năng phù 
hợp với từng nội dung bài dạy cụ thể là việc chuẩn bị giáo án có lồng ghép cẩn thận
 Khả năng giáo dục kĩ năng sống của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội 
dung môn học mà còn thể hiện qua phương pháp giảng dạy của giáo viên. Để hình 
thành các kiến thức và rèn luyện kĩ năng mà chương trình môn Tiếng Việt đặt ra với 
học sinh tiểu học, người giáo viên cần vận dụng nhiều phương pháp dạy học phát huy 
tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh,Thông qua các hoạt động học tập học 
sinh có cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cơ bản, cần thiết.
 3. Thực hiện mô hình dạy học có 4 giai đoạn
 a. Giai đoạn 1: Khám phá
 Tìm hiểu kĩ năng hiểu biết của học sinh về những việc làm hoặc sự kiện diến ra 
trong cuộc sống.
 b. Giai đoạn 2: Kết nối
 Giới thiệu thông tin kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” liên 
kết giữa cái đã biết và cái chưa biết.
 c. Giai đoạn 3: Vận dụng
 Tạo cơ hội cho người học vận dụng kiến thức rèn kĩ năng mới học vào hoàn 
cảnh điều kiện có ý nghĩa.
 d. Giai đoạn 4: Thực hành
 -Nâng cao mức độ vận dụng kiến thức và kĩ năng.
 -Điều chỉnh hiểu biết và kĩ năng còn sai lệch.
 -Luyện tập thực hành kĩ năng.
 4. Để làm tốt việc dạy học như đã nêu trên, người giáo viện cần chuẩn bị những 
công việc sau:
 a. Chọn những kĩ năng cần thiết phù hợp địa phương: 
 Chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi với học sinh. Các em có khả năng trực 
tiếp thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận.
 6 trước lớp. Trong các hoạt động nhóm các em biết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng 
hoàn thành công việc được giao. Biết lắng nghe ý kiến và tôn trọng lẫn nhau.. Đăc biệt 
học sinh tự tin cố gắng vươn lên trong học tập, rất nhiều học sinh tiến bộ. Số học sinh 
khá, giỏi tăng rõ rệt. 
 Tốt Bình thường Chưa tốt
 Các kĩ năng sống Số Số Số
 Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ
 lượng lượng lượng
 Diễn đạt trước đám đông. 20 62,5% 10 31,3% 2 6,2%
 Tương trợ nhóm khi làm việc. 22 68,8% 9 28,1% 1 3,1%
 8 Giáo dục kĩ năng sống chỉ thật sự có hiệu quả khi người thầy có tâm huyết, sự 
kiên nhẫn và nhất là phải có thời gian. Giáo dục kĩ năng sống không phải chỉ là công 
việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng. “Phải kết hợp cả gia 
đình, nhà trường và xã hội mới mong đào tạo được những học sinh phát triển toàn 
diện”.
 Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 
phổ thông trong các nhà trường chính là các thầy cô giáo. Đối với cộng đồng thì đó là 
các bậc phụ huynh, ông bà, họ hàng thân thích, những người lớn tuổi,
 Trên đây là những suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân về việc rèn kĩ năng 
sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt. Chắc chắn đây chưa phải là giải pháp hay nhất 
nhưng nó sẽ giúp cho giáo viên một số kinh nghiệm để giáo dục và rèn luyện kĩ năng 
sống cho học sinh.
HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT CỦA TRƯỜNG An Thạnh, ngày .. tháng .. năm 20..
 Xếp loại:.. Người viết 
 CTHĐ 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho_hoc.doc