Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 ở trường TH Minh Tân

doc 15 trang sangkienhay 23/02/2024 3210
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 ở trường TH Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 ở trường TH Minh Tân

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2 ở trường TH Minh Tân
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỊ XUYÊN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH TÂN
 BIỆN PHÁP
 RÈN KỸ NĂNG ĐỌCCHO 
HỌC SINH LỚP 2 Ở TRƯỜNG TH MINH TÂN
 Họ và tên: Nguyễn Thị Hạnh
 Sinh ngày: 11/05/1980
 Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học
 Đơn vị công tác: Trường TH Minh Tân - Vị Xuyên
 VỊ XUYÊN, NĂM 2019 Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 2 và sự giao lưu, học hỏi các bạn đồng 
nghiệp, tôi nhận thấy muốn cho học sinh nói và viết đúng chính tả, trước hết, 
phải biết cách đọc đúng, đọc lưu loát, trôi chảy văn bản. Đối với học sinh tiểu 
học, nhất là đối với học sinh lớp 1, lớp 2 thì yêu cầu đọc đến đâu hiểu - cảm 
nhận được đến đó và đọc đọc lưu loát, trôi chảy ngay khi đọc thì quả là một điều 
quá khó, mà giáo viên phải là người tìm ra giải pháp tốt nhất để truyền đạt, 
hướng dẫn, gợi ý và làm mẫu cho học sinh, tuỳ vào từng bài, từng thể loại giáo 
viên tìm cách khai thác, hướng dẫn cho học sinh hiểu từng đoạn văn và cả bài để 
có thể giúp học sinh đọc cho đúng. Ở đây, vấn đề chính là làm thế nào để học 
sinh thấy được tầm quan trọng của tập đọc để các em thích, có hứng thú trong 
giờ học và đọc lưu loát, trôi chảy được các bài thơ, bài văn. Từ những suy nghĩ 
đó, trong năm học 2018 – 2019 này, tôi đã chọn biện pháp "Rèn kỹ năng đọc 
cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Minh Tân”.
 2. Nội dung, biện pháp thực hiện:
 2.1. Cơ sở lý luận:
 Trong trường tiểu học, tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ 
quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc 
được tạo nên từ các kĩ năng, cũng là các yêu cầu về chất lượng của “đọc” đó là:
 - Đọc đúng.
 - Đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy).
 - Đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc).
 Các kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc là: đọc thành 
tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ cùng nhau. Sự 
hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kĩ 
năng khác.
 Ví dụ: Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh, cũng như cho phép thông hiểu 
nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể 
đọc lưu loát, trôi chảy. Nhiều khi, khó mà nói được rạch ròi kĩ năng nào làm cơ 
sở cho kĩ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà 
đọc được đúng. Vì vậy, trong dạy Tập đọc, không thể xem nhẹ yếu tố nào.
 Nhiệm vụ nữa của dạy Tập đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành 
phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. 
Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một 
trong những điều kiện để trường học thật sự trở thành trung tâm văn hoá. Nói 
cách khác, thông qua việc dạy Tập đọc, phải làm cho học sinh thích đọc và thấy 
được rằng khả năng đọc là lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho 
học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một 
cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
 Nhiệm vụ khác: vì việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được 
đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn 
Tập đọc còn có nhiệm vụ:
 a) Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức vừa học cho học 
sinh.
 2 - Cách thực hiện: 
 Giáo viên cần nghiên cứu bài đọc để xác định giọng đọc, cách ngắt nghỉ 
cụm từ, câu đến việc hiểu được ý nghĩa, tình cảm bài tập đọc để hướng dẫn cho 
học sinh đọc đúng và nhận ra lỗi phát âm, giọng điệu sai lệch để chữa cho các 
em đọc đúng, đọc lưu loát, trôi chảy.
 Đọc mẫu chính là đọc giới thiệu: Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái 
đích, mẫu hình thức rèn kỹ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Do đó, yêu cầu 
đọc thành tiếng của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn: Đọc đúng, rõ 
ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải - để diễn đạt được đúng nội dung và 
tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài Tập đọc.
 Ví dụ:
 + Khi dạy bài“Người thầy cũ”giáo viên giúp học sinh đọc với giọng vui 
vẻ, trìu mến và ngắt hơi , nhấn giọng ở những từ ngữ có nghĩa, thể hiện tình cảm 
của thầy giáo:“À / Khánh //. Thầy nhớ ra rồi //. Nhưng // hình như hôm ấy / 
thầy có phạt em đâu //!”
 +Hay ở trong bài: Người mẹ hiền- Đọc với giọng buồn, ngắt hơi, nhấn 
giọng phù hợp ở các từ ngữ trong câu:
“Thưa thầy /, hôm nay / em chưa làm bài tập //.” Thể hiện nỗi buồn của An vì 
bà mất .
 + Hay ở bài “ Bé Hoa”, khi đọc đoạn ba ( Bức thư Hoa viết cho bố ), giáo 
viên cần giúp học sinh đọc với giọng tâm tình như Hoa đang trò chuyện vơí 
bố:“Em Nụ ở nhà ngoan lắm. Em ngủ cũng ngoan nữa. Con hết cả bài hát ru 
em rồi. Bao giờ bố về. Bố dạy thêm bài khác cho con. Dạy bài dài dài ấy , bố 
nhé!”( Đọc với tốc độ vừa phải, hạ giọng ở cuối câu).
2.3. Sử dụng phương pháp luyện tập thực hành:
 - Mục đích: Giúp các em đọc không chỉ đúng mà còn giúp các em đọc 
trôi chảy, mạch lạc, lời văn thể hiện rõ ràng, từ đó giáo viên đánh giá một cách 
chính xác khả năng đọc của học sinh.
 - Cách thực hiện:
 + Giáo viên cần chú ý đối tượng học sinh phát âm chưa chuẩn các tiếng, 
từ khó cần rèn đọc đúng. Lập danh sách học sinh phát âm chưa chuẩn để giúp 
các em phát âm đúng, chính xác. 
 + Giáo viên chú ý luyện học sinh phát âm tiếng khó, đặc biệt là phương 
ngữ địa phương thường phát âm sai trong từng bài tập đọc để học sinh luyện 
phát âm thật đúng, chính xác và trước hết giáo viên phải là người phát âm 
chuẩn. 
 Đa số học sinh lớp 2D do tôi chủ nhiệm thường phát âm sai: âm đầu: d/gi, 
s/x, phát âm sai dấu: ’/~ .Tùy theo từng bài tập đọc, giáo viên lưu ý học sinh 
phân biệt cách phát âm đúng và phát âm mẫu để hướng dẫn học sinh đọc đúng 
chính tả, đúng nghĩa của từ ngữ trong bài thơ, bài văn. 
 Ví dụ: Tuỳ theo từng bài Tập đọc, giáo viên chữa phát âm sai các từ ngữ 
cho học sinh:
 4 + Bạn nhỏ ăn xoài cát chín làm với món gì 
 sẽ ngon?
 + Tại sao bạn nhỏ cho rằng xoài cát nhà 
 mình là thứ quả ngon nhất? 
 Để dạy thành công một bài Tập đọc, giáo viên cần phải dựa vào các câu 
hỏi trong sách học sinh (SHS), lựa chọn bổ sung có thể chẻ nhỏ ra, hoặc gợi ý 
phát biểu thêm để giảng từ, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Từ hiểu sâu được 
nội dung bài đọc, các em sẽ đọc đúng, đọc hay được bài Tập đọc.
 Bước chuẩn bị đồ dùng dạy học
 Đây là bước quan trọng phục vụ cho giờ dạy, kể cả tranh ảnh và sưu tầm 
các câu thơ, ca dao, tục ngữ để hỗ trợ thêm bài giảng thêm phong phú, gây 
hứng thú trong học tập của học sinh. Giáo viên phải chịu khó sưu tầm (yêu cầu 
cả học sinh cùng tham gia) những tranh ảnh, tác giả xuất xứ của tác phẩm có 
liên quan đến bài học giáo viên phải suy nghĩ ghi vào giáo án, đưa ra vào lúc nào 
cho phù hợp để phục vụ cho mục đích tiết dạy, tận dụng tranh minh họa trong 
SGK và đồ dùng dạy học (ĐDDH) một cách thiết thực có hiệu quả nhất.
 Ví dụ: Ở bài tập đọc “ Cây xoài của ông em”, tôi sử dụng hình ảnh trực 
quan: Hình hai mẹ con bạn nhỏ đi dưới cây xoài sai trĩu quả do ông bạn nhỏ 
trồng.
 Bên cạnh sử dụng tranh ảnh phục vụ cho tiết học sinh động, tôi còn sử 
dụng bảng phụ viết sẵn câu, từ cần luyện đọc đúng cho học sinh. 
 Ví dụ: Trong bài “ Cây xoài của ông em” tôi cần luyện đọc ngắt nghỉ và 
nhấn giọng đúng các từ, cụm từ thì tôi sẽ viết sẵn bảng phụ nội dung: Mùa xoài 
nào / mẹ cũng chọn những quả chín vàng / và to nhất / bày lên bàn thờ ông.
 Để khắc sâu chủ đề bài học, tôi đã sử dụng hai câu tục ngữ:
 Uống nước nhớ nguồn
 Ăn quả nhớ người trồng cây
làm câu kết bài.
 Muốn nói lên tình cảm của con cái đối với ông bà đã trồng cây xoài khi 
còn sống. Trích dẫn câu thơ, ca dao, tục ngữ liên quan để minh hoạ, nhằm 
khắc sâu hơn nữa tình cảm của con cháu đối với ông bà.
 Chim có tổ, người có tông
 Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc: Mẩu giấy vụn, tôi cũng đã khai thác tranh 
sách giáo khoa: hình ảnh của một lớp học, có cô giáo, có học sinh nhằm kích 
thích hứng thú học tập cho các em
 6 Tranh bài Tập đọc Ngôi trường mới- SGK Tiếng Việt lớp 2-Tập 1- Trang 51
 Những minh họa trên cho chúng ta thấy rằng chuẩn bị đồ dùng cho một tiết 
học Tập đọc và giới thiệu cho học sinh vào lúc nào cho hiệu quả là một việc làm 
vô cùng quan trọng.
 - Hướng dẫn Tập đọc:
 Giáo viên cần cho các em hiểu rằng các em đọc không phải chỉ để cho cô 
giáo nghe mà còn cho các bạn nghe, nên cần đọc đủ to để tất cả mọi người trong 
phòng học cùng nghe rõ. 
 Đa số các em học sinh bây giờ rất ham đọc sách nhưng chủ yếu đọc thầm. 
Các em đọc những truyện viễn tưởng, truyện tranh ít có tính văn học, nghệ 
thuật nên tuy đọc nhiều nhưng kỹ năng đọc vẫn không được củng cố và phát 
huy.
 Việc hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát trong từng bài 
Tập đọc thuộc trách nhiệm của người giáo viên. Ở mỗi bài Tập đọc, yêu cầu là 
phải đọc rõ ràng, mạch lạc và đúng. Đọc đúng là không đọc thừa không sót âm, 
vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Đọc đúng ở 
đây bao hàm cả phát âm đúng, phân biệt được các cặp phụ âm l – r, t – tr, gi – d, 
s – x và đọc cho đúng các thanh. Để làm được điều này, tôi luôn chú ý xem em 
nào mắc lỗi nào để tìm ra nguyên nhân và biện pháp sửa. Trong một bài Tập đọc 
không thể luyện đọc đúng được nhiều cặp phụ âm mà với từng bài Tập đọc tôi 
chỉ cho luyện đúng một cặp phụ âm hoặc hai cặp phụ âm là đủ.
 Ví dụ: Ở bài Tập đọc “ Cây xoài của ông em” tôi chỉ cho luyện đọc cặp 
thanh: hỏi- ngã là những từ khó, phát âm dễ lẫn như: lẫm chẫm, quả sai lúc 
lỉu, trảy, nở.
 Với những học sinh hay phát âm sai thì tôi phân tích cho các em thấy đọc 
sai thường làm sai hẳn ý nghĩa của từ và thường xuyên gọi các em này luyện đọc 
đúng, kèm theo lời nhận xét động viên kịp thời. Kết quả chỉ sau một thời gian 
học đa số các em sửa được tật này. Điều đó làm các em rất tự tin vì không 
những bây giờ các em đọc đúng mà còn viết chính tả đúng.
 Ví dụ: “Mùa xoài nào, mẹ cũng chọn những quả chín vàng và to nhất bày 
lên bàn thờ ông.”
 - Không ngắt: Mùa xoài nào / mẹ cũng chọn những / quả chín vàng và to 
nhất bày / lên bàn thờ ông.
 - Nên ngắt: Mùa xoài nào / mẹ cũng chọn những quả chín vàng / và to 
nhất / bày lên bàn thờ ông.
 Việc ngắt câu phải phù hợp với các dấu câu, cụm từ có nghĩa, ngắt hơi ở 
dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu, lên giọng ở cuối câu 
hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn 
đạt trong câu cảm. Với câu cầu khiến, cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các 
nội dung cầu khiến khác nhau. Ngoài ra cần phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải 
thích của câu. Vì vậy vào bài giảng, đầu tiên giáo viên đọc mẫu rồi cho một học 
sinh đọc toàn bộ bài để cả lớp đọc thầm theo. Sau đó cho học sinh phát hiện các 
 8 Sĩ số Khả năng Đầu năm Cuối kì Tăng/giảm Tỉ lệ tăng 
 HS học 1 số hs /giảm 
 Đọc trôi chảy, lưu 7 em 14 em 7 em 32.2 
 loát
 Đọc đúng 9 em 10 em 1 em 3.2
 28 Đọc ê a 8 em 4 em 4em 12.9
 Đọc từng tiếng một 7 em 0 em 7 em 22.6
 - Trong giờ Tập đọc, tôi thấy các em ngồi học rất say sưa, sôi nổi phát 
biểu ý kiến, hăng say học bài. Rất nhiều em xung phong, phấn khởi khi được gọi 
đọc bài và đọc bài hay. Điều đó chứng tỏ các em đã hiểu được nội dung, nghệ 
thuật của bài.
 - Học sinh được nâng cao rõ rệt về đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát, hình 
thành được kỹ năng, kỹ xảo khi đọc các bài văn, bài thơ.
 4. Đánh giá chung
 - Việc dạy theo hướng đổi mới trong các môn học nói chung và phân môn 
Tập đọc nói riêng, tôi đã từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và khả năng 
vận dụng các kỹ năng rèn đọc của học sinh đạt kết quả cao. Học sinh có khả 
năng vận dụng tốt các kiến thức đã học một cách linh hoạt và sáng tạo, gây 
nhiều hứng thú trong học tập.
 - Để học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy. Việc dạy theo hướng đổi mới trong 
các môn học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng, tôi đã từng bước nâng 
cao chất lượng giảng dạy và khả năng vận dụng các kỹ năng rèn đọc của học 
sinh đạt kết quả cao. Học sinh có khả năng vận dụng tốt các kiến thức đã học 
một cách linh hoạt và sáng tạo, gây nhiều hứng thú trong học tập.ôi chảy, lưu 
loát, hiểu nội dung và ham thích đọc sách thì trong quá trình dạy học, người giáo 
viên cần phải biết phối hợp linh hoạt các phương pháp và có các hình thức dạy 
học, phối hợp, vận dụng tốt mô hình “Trường học mới” kèm theo sự đánh giá 
học sinh theo Thông tư 30/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tạo không khí 
hào hứng, vui tươi, phấn khởi giúp học sinh thích đọc, tự tin và tiếp thu bài đọc 
đạt hiệu quả. Người giáo viên cần dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu giảng 
dạy, chuẩn bị kĩ việc cần thiết phải có trong giờ Tập đọc. Ngôn ngữ giáo viên 
phải chuẩn mực, chính xác. 
 - Học sinh đọc tốt sẽ giúp các em học tốt môn Tiếng Việt và các môn học 
khác, sẽ có lợi cho các em trong học tập và trong cuộc sống sau này.
 - Việc áp dụng các hình thức, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất 
lượng đọc của học sinh, tôi nhận thấy rất phù hợp cho học sinh trên từng địa 
bàn khác nhau.
 5. Phương phướng nhiệm vụ trong các năm học tiếp theo:
 Qua nghiên cứu và thực hiện biện pháp "Rèn kỹ năng đọccho học sinh lớp 
2 ở trường Tiểu học Minh Tân” tôi thấy học sinh đã phát huy được những năng 
lực rất tốt về kĩ năng đọc, trong những năm học tới tôi sẽ áp dụng để thực hiện 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh.doc