Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy Đọc cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy Đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy Đọc cho học sinh Lớp 2
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ HIỆP ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 Lĩnh vực : Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học Tên Tác giả : Lê Diệu Linh Đơn vị công tác: Tiểu học Ngũ Hiệp Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2021 – 2022 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc và học viết. Biết đọc, biết viết cả một thế giới mở ra trước mắt các em với bao điều lý thú. Đó là quê hương, đất nước, người thân, gia đình, bạn bè, vạn vật xung quanh. Nhiều điều mà qua các bài đọc đã góp phần nâng cao nhận thức về tự nhiên, xã hội, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho các em. Từ đó, các em thêm yêu thiên nhiên, yêu gia đình, bạn bèđồng thời góp phần không nhỏ trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và học tập. Đọc là một trong bốn kỹ năng cơ bản “nghe, nói, đọc, viết” của chương trình tiểu học. Có đọc tốt các em mới có thể hiểu đề toán nhanh hơn, lời giải rõ ràng hơn. Có đọc tốt thì học sinh viết chính tả mới đúng, làm văn miệng mới trôi chảy, mạch lạcPhân môn đọc đã làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, góp phần hình thành lòng yêu quý và thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho các em. Trong khi đó, việc dạy đọc ở trường Tiểu học, bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa đọc như mong muốn. Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các em còn phát âm sai, ngắt nhịp chưa đúng chỗ, hiểu sai nghĩa của từ. Có nhiều từ mặc dù đã được giáo viên chỉnh sửa nhiều lần vẫn cứ sai, thậm chí còn sai lại những chữ đã được sửa rồi. Dù đọc thành tiếng, đọc hiểu hay đọc diễn cảm các em đều được thầy cô hướng dẫn kĩ càng từng tiếng, từ, từng cách đánh vần, phát âm, dấu thanh những lỗi thông thường cứ sai đi sai lại mãi như thế thì đến bao giờ các em mới đọc đúng, hiểu đúng các từ, các văn bản của Tiếng Việt? Đối với trẻ lớp 2, các em vừa hết lớp 1 chuyển lên còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ trong quá trình học tập nói chung và môn Đọc nói riêng thì việc dạy đọc cho các em để các em đọc tốt, đọc hay, đọc hiểu càng khó hơn. Giáo viên hướng dẫn đọc và sửa lỗi phát âm cho các em như thế nào để các em đọc đúng được? Làm thế nào để các em đọc hay và yêu thích môn học này? Làm thế nào để qua môn Đọc bồi dưỡng được cho các em khả năng cảm thụ văn học? Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng Đọc cho học sinh lớp 2? Tôi chỉ có một mong muốn duy nhất là góp một phần nhỏ bé của mình đưa ra một số biện pháp khi dạy đọc để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Qua đó nhờ các cấp phụ trách chuyên môn và các bạn đồng nghiệp có thêm ý kiến đóng góp vào nội dung này để việc dạy đọc cho học sinh tiểu học đạt kết quả tốt hơn. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy Đọc cho học sinh lớp 2”. 3 NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận : Như chúng ta đều biết tất cả những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá khoa học, những tư tưởng tình cảm của thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Đối với học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 2 nói riêng thì việc rèn cho học sinh đọc trơn, đọc lưu loát văn bản là việc làm hết sức cần thiết, tạo cơ sở để học sinh học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp trên. Đồng thời, nhờ đọc học sinh được mở rộng sự hiểu biết về thiên nhiên, về cuộc sống con người; học sinh được bồi dưỡng về vốn hiểu biết, trau dồi kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng mẹ đẻ. Việc đọc đối với học sinh mang ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát triển rất lớn. Chính vì thế, khi dạy Đọc ở lớp 2, để giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng đọc, giáo viên cần tổ chức tốt các hoạt động sao cho mỗi học sinh trong lớp đều được đọc, được trao đổi nhận thức riêng của mình với thầy cô, với bạn bè. Càng được luyện đọc nhiều, học sinh càng đọc thành thạo. Càng được trao đổi ý kiến nhiều, học sinh càng nâng cao năng lực diễn đạt và tư duy. Các biện pháp, hình thức, quy trình dạy Đọc ở mỗi lớp đều tập trung thực hiện mục đích đó. Rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 chính là chìa khóa mở ra mọi tri thức.Từ đây các em hiểu và cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học. Cao hơn nữa là các em cảm nhận được cái đẹp của thế giới xung quanh các em. Từ đó ghi nhận vào trí nhớ của các em Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm về văn chương con người không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ cao đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi đọc để tự học, học cả đời. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng. 5 + Tập hai có 30 bài học, được sắp xếp theo 5 chủ điểm và học trong 15 tuần, mỗi tuần 2 bài. Ngoài ra, có 1 tuần ôn giữa học kì và 1 tuần ôn tập, đánh giá cuối học kì. HKII Chủ điểm SL Tên bài Chuyện bốn mùa Mùa nước nổi Họa mi hót Tết đến rồi VẺ ĐẸP QUANH EM 8 Giọt nước và biển lớn Mùa vàng Hạt thóc Lũy tre Vè chim Khủng long Sự tích cây thì là Bờ tre đón khách HÀNH TINH XANH CỦA EM 8 Tiếng chổi tre Cỏ non cười rồi Những con sao biển Tạm biệt cánh cam Những cách chào độc đáo Thư viện biết đi GIAO TIẾP VÀ KẾT NỐI 4 Cảm ơn anh hà mã Từ chú bồ câu đến in – tơ – nét Mai An Tiêm Thư gửi bố ngoài đảo CON NGƯỜI VIỆT NAM 4 Bóp nát quả cam Chiếc rễ đa tròn Đất nước chúng mình Trên các miền đất nước Chuyện quả bầu VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG EM 6 Khám phá đáy biển ở Trường Sa Hồ Gươm Cánh đồng quê em 2.1. Thực trạng : Các bài đọc được thiết kế theo cách tạo cơ hội cho HS tăng cường tham gia vào các hoạt động giao tiếp tự nhiên. Các nội dung được chọn lọc theo hướng tinh giản ở mức hợp lí, chú trọng dạy học tích hợp và dạy học phân hoá. Dạy Đọc có 3 phần: Khởi động trước khi đọc, Đọc VB, và Hoạt động sau khi đọc (Trả lời câu hỏi và Luyện tập theo văn bản đọc). Hệ thống câu hỏi đọc 7 Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, mát mẻ, thuận lợi cho việc giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò. Ban Giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện, quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong mọi công việc. 2.1.2. Khó khăn: Các em còn phát âm sai, nói ngọng nhiều, đọc chưa diễn cảm, ngắt nghỉ tự do chưa đúng ngữ điệu đọc chưa lưu loát, trôi chảy. Các em thường phát âm sai các phụ âm đầu như đọc lẫn lộn giữa n/ l... ngọng dấu hỏi, dấu ngã. Có những học sinh chưa yêu thích môn học. Còn một số em đọc yếu, đọc ê a, đọc nhát gừng, ngắt nghỉ tùy hứng. Sự chênh lệch giữa học sinh về trình độ. Các em tự ti khi đọc bài, chưa mạnh dạn, đọc rất nhỏ. Học sinh ít có điều kiện giao tiếp nên kỹ năng nói còn yếu. Khả năng tự nghiên cứu còn hạn chế. Ở phần tìm hiểu nội dung bài, khi trả lời câu hỏi, học sinh còn trả lời không đúng nội dung câu hỏi mà trả lời theo cách đọc lại các câu văn hay câu thơ trong sách giáo khoa. Phụ huynh ít có thời gian kiểm tra việc đọc của con mình. Chưa chú ý đúng mức đến rèn đọc cho con, chỉ cần con đọc không sai từ ngữ là được rồi. Chưa hiểu hết tác dụng của việc đọc đúng và hay Học sinh tích cực tham gia các hoạt động nhưng thao tác còn chậm làm ảnh hưởng đến thời gian tiết học. Trình độ học sinh trong lớp chưa đồng đều nên khó khăn cho giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức. Một số em phát âm chưa chính xác, hay sai do thói quen giao tiếp ở địa phương gây khó khăn cho giáo viên trong việc rèn đọc. Với thực trạng như vậy, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp chữa lỗi phát âm cho học sinh nhằm khắc phục tình trạng phát âm sai trong trường nâng cao chât lượng phát âm chuẩn, khắc phục những nhược điểm các em hay mắc. Từ đó, nâng cao chất lượng giảng dạy. 3. Biện pháp giải quyết: 3.1. Biện pháp thứ nhất: Kiểm tra, khảo sát thực trạng của học sinh để phân loại : Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc của học sinh. Qua việc kiểm tra nhiều em còn đọc lí nhí trong miệng, diễn đạt chưa lưu loát, chưa biết ngắt nghỉ ở dấu phẩy, dấu chấm, có em lại nghỉ tự do, tùy hứng... Mặt khác, một số em đọc văn bản thì lại chưa biết biểu lộ sắc thái tình cảm trong cách đọc. Do đặc thù của địa phương, một số em còn ngọng chữ l-n dấu hỏi (?) dấu ngã (~), nên phần nào giảm bớt hiệu quả, chất lượng giờ Đọc. 9 thiệu: Thế còn bạn nhỏ trong bài Đọc – Cánh cửa nhớ bà đối với bà mình như thế nào, cô và các con cùng vào bài để biết rõ điều đó. Hay khi dạy bài “ Vè chim”, tôi cho học sinh hát bài Con chim vành khuyên. Bài “Thư gửi bố ngoài hải đảo” tôi cho hát bài Bố là tất cả hoặc bài Ba ngọn nến. sau đó dẫn dắt vào bài. *Khởi động bằng tranh VD: Khi dạy bài: Cây xấu hổ, sau khi trình chiếu tranh cho học sinh quan sát, tôi hỏi: “Có bạn nào biết trong tranh là loài cây nào không? Có học sinh trả lời: “Thưa cô! Là cây xấu hổ ạ”. Tôi lại giới thiệu tiếp: “ Vậy các con biết gì về cây xấu hổ?” - HSTL. Chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về loài cây có cái tên đặc biệt này qua bài đọc Cây xấu hổ nhé! Ở bài “Tớ nhớ cậu” tôi lại giới thiệu bằng tranh. Cô giáo treo tranh lên bảng cho học sinh xem đồng thời giới thiệu các nhân vật trong tranh: “Đây là Kiến, còn đây là Sóc. Đó cũng là các nhân vật trong câu chuyện mà cô sẽ dạy các con ngày hôm nay: “Tớ nhớ cậu”. Một đọc hết sức thú vị về tình bạn. Bây giờ chúng ta hãy cùng đọc bài xem tình bạn của chúng được bắt đầu thế nào và đã có chuyện gì xảy ra với đôi bạn nhỏ ấy nhé! Với cách vào bài như thế học sinh lớp 2 rất thích thú, các con bảo với nhau rằng rất thích học nhất giờ Đọc của cô giáo chủ nhiệm. *Khởi động bằng cách gợi nội dung của bài : Ví dụ: Bài Đọc “Gọi bạn” khi dẫn dắt vào đề tài tôi giới thiệu như sau: - Con dê nó kêu như thế nào? + Điều gì mà khiến Dê trắng kêu hoài “Bê! Bê!” Cô cùng các con sẽ tìm hiểu qua bài Đọc ngày hôm nay “Gọi bạn”. *Tạo không khí sôi nổi trong giờ học Học sinh lớp 2 – lứa tuổi mang đặc điểm tâm sinh lý khá đặc biệt: Non nớt, ngây thơ, hồn nhiên, ít chú ý, lắm tò mò, dễ phân tán, thích học hỏi và rồi cái gì đối với các em cũng kỳ lạ, cũng thoáng qua. Tại sao thế? Vì các em còn bé vốn chưa hiểu nhiều, vốn từ còn nghèo, vốn hiểu biết còn quá ít, vốn nói năng vì vậy cũng hạn chế. Điều đó là tất yếu. Tôi đã cố gắng rèn luyện học sinh yêu thích Đọc bằng cách chuẩn bị phần đọc mẫu thật kỹ càng, cẩn thận, đọc nhiều lượt trước khi lên lớp, đọc đúng từng từ, từng ngữ, từng từ có dấu hỏi, dấu ngã; ngắt nghỉ chính xác, đọc đúng ngữ điệu và thật diễn cảm. Đọc thế nào để khi nghe, học sinh biết rung cảm trước những văn bản nhất là văn bản trữ tình. Đến phần học sinh luyện đọc, tôi lại uốn nắm cho các em từng li từng tí. Hướng dẫn học sinh cách đọc một văn bản, phải luôn tạo sự trầm bổng để gây
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_gio_day.doc