Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh Lớp 2
Biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, giáo dục nước ta đang ngày càng phát triển và từng bước hội nhập với thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục gắn liền với việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Quá trình đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh ngày càng được chú trọng và quan tâm. Trong sự phát triển chung của nền giáo dục, bộ môn Toán cũng đang phát triển và đóng một vai trò quan trọng. Từ đó, mỗi giáo viên phải không ngừng nỗ lực phấn đấu để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng cho mục tiêu giáo dục ngày càng phát triển của nước nhà. Trong chương trình Tiểu học, môn Toán là một môn học không thể thiếu trong nhà trường. Thông qua việc học Toán các em bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng suy luận và diễn đạt ý đúng bằng lời. Thông qua việc học tập tốt môn Toán sẽ là chiếc cầu nối cho các em lĩnh hội và tiếp thu tốt các môn khoa học khác trong cuộc sống sau này. Nhận thức được vai trò quan trọng của môn học Toán, mỗi giáo viên khi giảng dạy phải tìm ra phương pháp dạy học phù hợp để giúp các em học sinh tiếp thu đầy đủ kiến thức và biết vận dụng được vào trong cuộc sống hàng ngày. Việc dạy học tốt đối với mỗi giáo viên không chỉ là việc giúp các em nắm được các kiến thức học trong nhà trường mà thông qua học trên lớp các em còn biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, để các em trở thành những người có ích cho xã hội. Chính vì vậy môn Toán là một môn học đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình học ở Tiểu học. Năm học 2014 – 2015 tôi được phân công dạy lớp 2, qua một thời gian làm quen và nắm bắt tình hình học tập đầu năm của các em, bản thân nhận thấy đa số các em học sinh trong quá trình học còn thụ động, các em chưa khai thác hết khả năng tiềm ẩn trong nội dung bài học, vận dụng chưa linh hoạt và nhanh nhẹn trong một số trường hợp đơn giản trong thực tế cuộc sống. Một số giáo viên khi giảng dạy chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, hạn chế việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Mặt khác trường Tiểu học Võ Thị Sáu là một trong những trường có tỷ lệ học sinh đồng bào đông nhất trong các trường Tiểu học trên toàn huyện, việc tiếp thu kiến thức của các em còn chậm. Từ đó, bản thân luôn suy nghĩ để tìm ra được một số phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập cho các em và đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2. Lưu Thị Hạnh 1 Trường Tiểu học Hà Huy Tập Biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2 Đối với học sinh lớp 2, tư duy của các em còn rất non nớt, các em vừa trải qua một năm học tập ở môi trường Tiểu học. Nhìn chung ở lứa tuổi này đã xuất hiện những tiến bộ mới song còn hạn chế, các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành tổng thể nhưng sự liên kết đó chưa mang tính tổng quát. Giáo viên nắm được tâm lý của các em và tìm ra phương pháp phù hợp để tư duy của các em dần phát triển thành tổng thể khi chiếm lĩnh các kiến thức được học. Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông qua việc cho học sinh tính toán, các bài toán liên quan với cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kĩ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó vào cuộc sống. Thông qua đó các em sẽ phát triển tư duy và vận dụng học tốt các môn học khác, rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy tổng thể và những đức tính tốt của con người lao động mới. II.2. Thực trạng a, Thuận lợi, khó khăn *Thuận lợi Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường tới chất lượng dạy và học trong nhà trường. Nhìn chung các em học sinh đã nắm được kiến thức cộng, trừ cơ bản của môn Toán lớp 1. Một số em học sinh giỏi, khá trong lớp đã vui vẻ giúp đỡ bạn cùng tiến bộ trong hoạt động nhóm. Lượng kiến thức môn Toán lớp 2 được phân theo mạch kiến thức từ đơn giản đến phức tạp. Nhiều gia đình học sinh đã quan tâm đến vấn đề học tập của con em mình. Giáo viên, học sinh và phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng và tham gia tích cực trong quá trình thực hiện đề tài. *Khó khăn: Lớp chiếm trên 90% là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, đọc - hiểu Tiếng Việt còn hạn chế, sự tiếp thu kiến thức của các em còn chậm. Một số gia đình học sinh kinh tế còn khó khăn, chưa quan tâm đến vấn đề học tập của con em mình nên các em còn nghỉ học nhiều dẫn đến sự gián đoạn trong việc tiếp thu kiến thức. Đa số các em còn thụ động, chưa manh dạn trong quá trình học tập. Lưu Thị Hạnh 3 Trường Tiểu học Hà Huy Tập Biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2 trình độ nhận thức của phụ huynh còn thấp, việc kèm cặp thêm cho con em ở nhà chưa được chú trọng, vấn đề học tập của các em chủ yếu được thực hiện ở trên lớp. Mỗi giáo viên, ngoài công tác giảng dạy cần liên hệ chặt chẽ với gia đình, tuyên truyền để tất cả phụ huynh hiểu được vấn đề học tập tốt của các em cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, nhắc nhở các em việc tự học thêm ở nhà. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập ở trường giáo viên cần tạo không khí học tập thoải mái để học sinh tự tin, hướng thú, chủ động tiếp thu kiến thức. Mặt khác cần động viên, khen ngợi và khích lệ kịp thời học sinh để tạo không khí phấn khởi, thi đua học tập nâng cao chất lượng môn Toán của tất cả học sinh trong lớp. III. Giải pháp, biện pháp a, Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2. Từ đó, các em nắm được kiến thức toán học một cách toàn diện, nâng cao năng lực tư duy nhận thức để vận dụng vào các bài toán có liên quan. Giúp các em học tốt các môn học khác. b, Nội dung và cách thức thực hiện Biện pháp thứ nhất: Nắm bắt nội dung chương trình Đối với mỗi giáo viên, để giúp dạy tốt môn Toán lớp 2 ngoài các yêu cầu cần thiết về kiến thức, kĩ năng và chuẩn bị đồ dùng dạy học thì phải nắm bắt được nội dung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 2. Từ đó, giáo viên mới có kế hoạch thiết kế tiết dạy phù hợp. Các khái niệm và quy tắc trong sách giáo khoa nói chung đều được giảng dạy thông qua việc thực hiện kiến thức từ đơn giản đến phức tạp. Trong mỗi bài học, đều xây dựng dựa trên việc hình thành kiến thức rồi vận dụng kiến thức vào thực hành tính, cuối mỗi bài học thường có một bài toán giải có lời văn để học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực hành giải toán, thông qua đó rèn kĩ năng cho các em. Ví dụ: Bài “ Phép cộng có tổng bằng 100” SGK/T40 Đầu tiên, giáo viên hướng dẫn để các em nắm bắt được kiến thức mới với phép cộng có tổng bằng 100 thông qua cách thực hiện phép tính cộng 83 + 17. Khi thực hiện phép cộng dạng này giáo viên khắc sâu cho các em cách đặt tính thẳng hàng đơn vị với hàng đơn vị, hàng chục với hàng chục và khi thực hiện cách tính kết quả 100 viết số 1 lùi về phía tay trái là hàng trăm. Khi các em hiểu cách đặt tính và nắm được cách tính thì các em sẽ dễ dàng làm được những bài tập có liên quan. Tiếp đến là các bài tập 1,2,3 vận dụng kiến thức đã học vào thực hành tính cộng các số trong phạm vi 100, cuối cùng là bài toán giải có liên quan đến phép cộng các số trong phạm vi 100. Lưu Thị Hạnh 5 Trường Tiểu học Hà Huy Tập Biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2 được mục tiêu của bài học. Như vậy việc vận dụng và phát huy có hiệu quả các phương pháp dạy học sẽ góp phần vô cùng quan trọng để phát triển trí tuệ cho các em một cách tổng hợp. Bằng kinh nghiệm thực tế, tôi đã sử dụng các phương pháp như sau: Phương pháp 1: Phương pháp trực quan Trong môn Toán, phương tiện trực quan là chỗ dựa để giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét, so sánh, đưa ra những nhận định, những hình ảnh đặc trưng nhằm minh họa, thể hiện các kiến thức trừu tượng của toán học. Ví dụ : Đối với bài: Thực hành xem đồng hồ (SGK/78) Sau khi học xong bài học, giáo viên đưa ra hình ảnh minh họa hoạt động chào cờ đầu tuần và hỏi học sinh: Buổi sáng chúng ta thường tổ chức chào cờ vào lúc mấy giờ ? Học sinh sẽ trả lời được thời gian là 7 giờ. Tiếp đến giáo viên gọi học sinh lên quay thời gian đúng 7 giờ trên chiếc đồng hồ mà giáo viên chuẩn bị cho tiết học, tiếp theo cho các em quan sát và đọc thời gian đúng. Từ cách cách dạy học vận dụng và liên hệ thực tế như vậy các em sẽ hiểu bài tốt hơn và vận dụng được cách xem thời gian đúng cho hoạt động trong ngày. Qua đó, giáo viên giáo dục các em thực hiện đúng nội quy trường, lớp và sử dụng quỹ thời gian trong ngày phù hợp, có hiệu quả. Phương pháp 2 : Phương pháp gợi mở vấn đáp Khi sử dụng phương pháp dạy học này, đối với việc hướng dẫn học sinh làm toán bản thân giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức ở dạng hoàn chỉnh mà gợi mở để các em tư duy, tự tìm ra những kiến thức mới, suy luận để hiểu được nội dung của bài học. Ví dụ : Đối với bài tập 4/ SGK trang 60: Cô giáo có 63 quyển vở, cô đã phát cho học sinh 48 quyển vở. Hỏi cô giáo còn bao nhiêu quyển vở ? Lưu Thị Hạnh 7 Trường Tiểu học Hà Huy Tập Biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2 Phương pháp 4 : Phương pháp dạy học phân hóa nội tại Học sinh trong một lớp, vừa có sự lựa chọn và sắp xếp, vừa có sự khác nhau về phát triển nhân cách, trong đó sự giống nhau là cơ bản. Nhưng bên cạnh đó do nhu cầu xã hội, môi trường sống của gia đình dẫn đến các em cũng có sự khác nhau nhiều về nhận thức. Đối với học sinh lớp tôi, tỷ lệ học sinh người đồng bào chiếm hơn 90% học sinh trong lớp, trong số đó có khoảng 40% các em theo kịp tiến độ tiếp nhận kiến thức của các em người Kinh. Chính vì vậy trong quá trình dạy học sinh môn Toán giáo viên tiến hành phân hóa đối tượng học sinh theo từng dạng bài tập. Ví dụ : Bài Luyện tập chung (SGK/105) Đây là bài tập ôn lại các dạng toán đã học về bảng nhân, tính giá trị biểu thức, đường gấp khúc và độ dài đường gấp khúc nên khi dạy bài này giáo viên dạy theo phương pháp phân hóa đối tượng học sinh như sau : - Đối với các em học sinh còn hạn chế về kiến thức Toán, giáo viên cho các em làm bài tập 1, 3, 5. Các em phải học thuộc được bảng nhân và vận dụng vào làm được bài tập 1 và nhận biết được về đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc, giúp các em rèn kĩ năng cộng các số. - Đối với học sinh nắm được kiến thức theo chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo viên cho các em làm các bài tập 1, 3, 4, 5. Thông qua cách tính nhẩm các em sẽ làm được bài tập tính giá trị của biểu thức có liên quan giữa phép nhân - phép cộng - phép trừ, rồi vận dụng vào giải được bài toán có lời văn và nắm được cách tính độ dài đường gấp khúc. - Đối với đối tượng học sinh khá giỏi sau khi các em làm xong những bài tập theo chuẩn kiến thức, giáo viên cho các em làm thêm bài tập 2 hoặc có thể ra một số bài tập vận dụng nhằm phát triển từ duy nhận thức cho các em : + Tìm giá trị của M : 5 x 4 + 12 < 9 x 5 – M < 8 x 3 + 10 + Mẹ có 46 cái kẹo, mẹ cho em 12 cái và cho anh 10 cái. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu cái kẹo ? Phương pháp 5 : Phương pháp kiểm tra, đánh giá Kiểm tra, đánh giá là một hình thức nhằm phát hiện những thiếu sót của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy và học. Kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên trong mỗi tiết học, theo định kì. Từ đó, giúp giáo viên và học sinh có kế hoạch dạy - học phù hợp. Ví dụ : Vào đầu tiết học tôi thường gọi học sinh lên làm lại bài cũ để nắm bắt bắt tình hình tiếp thu bài ở tiết trước của các em. Sau mỗi tiết dạy giáo viên thường tổ chức cho học sinh củng cố lại kiến thức bằng cách gọi các em lên Lưu Thị Hạnh 9 Trường Tiểu học Hà Huy Tập
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_de_nang_cao_chat_luong_mon_t.doc