SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống
1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ---------------------- I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1. Cơ sở lý luận : Dưới sự lãnh đạo của Đảng với mục tiêu đổi mới giáo dục là một trong những trọng tâm của việc đổi mới. Như chúng ta ai cũng biết môn Toán là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học. Trong những năm gần đây, xu thế chung của ngành giáo dục cũng đang đổi mới về phương pháp dạy học, về cách đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Giải toán có lời văn là những bài toán thực tế nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những mối quan hệ, tương quan và phụ thuộc liên quan đến cuộc sống hằng ngày với các em. Từ đó giúp học sinh những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với những “ Tình huống toán học” trong cuộc sống hàng ngày. Môn Toán ở Tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết, các suy luận đơn giản góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo. Năm học 2022-2023 là năm thứ 3 đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học dựa vào thông tư 22 của Bộ GD&ĐT có rất nhiều điểm mới, thông tư không yêu cầu chấm điểm mà chỉ nhận xét và động viên các em. Đây cũng là lý do để giáo viên cần quan tâm tỉ mỉ và thường xuyên hơn với tất cả đối tượng học sinh trong lớp khi học sinh học các môn học trong đó có môn Toán. Năm học 2022-2023 tôi được phân công dạy lớp 2A3. Tôi nhận thấy việc dạy các em giải toán có lời văn trong chương trình toán ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 2A3 nói riêng là hết sức cần thiết, ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tư duy của các em còn chưa phát triển về mặt suy luận, phân tích. Giải toán có lời văn là hoạt động bao gồm những thao tác: xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm, chọn được phép tính thích hợp, trả lời đúng câu hỏi của bài toán. Vì vậy đây là một hoạt động tương đối phức tạp và khó đối với học sinh Tiểu học. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 2, tư duy của các em còn nặng về tư duy cụ thể, tư duy ngôn ngữ trừu tượng còn nghèo nàn và non nớt mà các em đã phải tiếp xúc với nhiều loại toán khác nhau. Vì vậy, nếu các em được rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn một cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo ngay từ lớp 2 sẽ là bước tạo đà vững chắc để các em giải toán có lời văn ở các lớp tiếp theo được tốt hơn. Mặt khác qua đợt khảo sát đầu năm học tôi thấy lớp tôi còn hạn chế về kĩ năng giải toán có lời văn. Chính vì những lí do nêu trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống ". 2. Cơ sở thực tế : 2.1. Thuận lợi 3 - Mạnh dạn tham gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường để đồng nghiệp góp ý. - Tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. - Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài. 5 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống còn mở ra nhiều dạng toán mà yêu cầu về kỹ năng giải toán còn cao hơn. Vậy phải làm thế nào để khắc phục được tình trạng trên và gây hứng thú cho học sinh khi tiếp thu và thực hành các dạng toán theo chương trình và đặc biệt là phần giải toán có lời văn. Là giáo viên, tôi nhận thấy nên đổi mới cách soạn bài, biết cách hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa và đồ dùng dạy học, biết tổ chức lớp học, tổ chức các hoạt động dạy học kèm theo các trò chơi cho học sinh, gây hứng thú để học sinh tự bổ sung tri thức, tự khẳng định mình, tự khám phá trong quan hệ hợp tác với giáo viên và bạn bè. Trong quá trình giảng dạy, qua việc tìm hiểu điều tra cho thấy học sinh giải toán vẫn còn một số học sinh gặp khó khăn trong việc nhận dạng bài toán, đặc biệt là tìm lời giải cho bài toán. Nhiều học sinh còn hiểu sai khi giải bài toán về "nhiều hơn một số đơn vị" và "ít hơn một số đơn vị" cứ thấy bài toán có cụm từ " nhiều hơn " thì làm tính cộng và " ít hơn " thì làm tính trừ. Hoặc đặt phép tính sai ý nghĩa của bài toán dạng toán ''Tìm tích 2 số"; nhầm lẫn danh số của phép tính ở dạng toán ''Chia thành các phần bằng nhau và chia theo nhóm''. Song song với việc tìm hiểu thực trạng về dạy giải toán có lời văn ở nhà trường, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế việc giải toán có lời văn ngay trong lớp 2A3 tôi phụ trách để nắm bắt những sai sót của từng học sinh và kết quả như sau. * Kết quả : Sĩ số Bài đúng, đầy đủ Bài đúng, chưa đầy đủ Bài giải sai 28 3 16 9 Tuy học sinh đã có khả năng phân tích đề, song khả năng thiết lập các dữ kiện để xây dựng qui trình, khả năng nêu lời giải đúng ,chính xác cho mỗi phép tín h và khả năng trình bày bài toán đúng và đẹp còn rất hạn chế dẫn đến kết quả là m bài còn chưa cao. II. NỘI DUNG, YÊU CẦU CẦN ĐẠT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY GIẢI TOÁN Ở LỚP 2 1. Nội dung : Ở lớp 2 chương trình sách giáo khoa mới Kết nối tri thức với cuộc sống học sinh được học các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, vì vậy các em được học giải toán đơn về cả các phép tính đó. Chương trình toán lớp 2 học sinh được học giải các bài toán đơn sau : - Hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị. - Bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị. - Bài toán về thêm và bớt một số đơn vị. - Tìm tích của 2 số. - Chia thành các phần bằng nhau. Chia thành nhóm. - Bước đầu làm quen giải toán có nội dung hình học (tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tứ giác), các bài toán liên quan đến phép tính với các đơn vị đo đã học (cm, dm, m, km, l, kg...). 7 = (con) Đáp số: con. Lời giải chi tiết: Trên sân có số con vịt là: 14 + 5 = 19 (con) Đáp số: 19 con vịt. Câu trả lời của học sinh linh hoạt giáo viên không áp đặt. * Dạng toán về "tìm tích", như bài toán: Bài 3: (Toán 2 tập 2/trang 8) : Từ hình vẽ giáo viên hướng dẫn học sinh đặt đề toán và giải Đây là dạng bài mới nên giáo viên hướng dẫn chi tiết để học sinh nắm được cách trình bày cũng như lập được phép tính cho bài. Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát tranh. Dùng câu hỏi gợi mở tư duy cho học sinh nắm được: - Bài toán cho biết gì? - Bài yêu cầu làm gì? - Hướng dẫn học sinh làm bài: a) Cho HS quan sát tranh. Đọc đề bài toán. Phân tích theo cột. - Nêu viết các số vào ô có dấu ? ở phép tính và đáp số của bài giải. b) HS đọc đề bài toán. - HS quan sát tranh, phân tích theo từng hàng. - Nêu viết các số vào ô có dấu ? ở phép tính và đáp số của bài giải. * Dạng toán về "chia thành phần bằng nhau", "chia thành nhóm", như bài toán : Bài 3: (Toán 2 tập 2/ trang 25) : Cửa hàng hoa có 40 bông hoa cúc. Cô bán hàng đã bó hoa cúc thành các bó, mỗi bó 5 bông. Hỏi có bao nhiêu bó hoa cúc? 9 Tìm cách diền đạt nội dung bài toán bàng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn bằng cách ghi tóm tắt điều kiện của bài toán, hoặc minh họa điều kiện này bằng sơ đồ, hình vẽ dưới dạng cô đọng, ngắn gọn nhất. Bước 3 : Lập kế hoạch giải toán : Suy nghĩ để trả lời câu hỏi của bài toán cần biết gì, phải thực hiện phép tính gì từ các số đã cho và điều kiện của bài toán có thể biết gì, có thể làm tính gì, phép tính đó có giúp trả lời câu hỏi của bài toán không? Trên các cơ sở đó, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải toán. Bước này giáo viên cần chú ý phối hợp nhiều phương pháp giải phù hợp với từng bài để học sinh lập kế hoạch giải đúng. Bước 4 : Thực hiện kế hoạch giải toán : Thực hiện các phép tính theo trình tự đã thiết lập để tìm đáp số. Mỗi khi thực hiện phép tính cần kiểm tra xem đã tính đúng chưa ? phép tính được thực hiện có dựa trên cơ sở đúng chưa?... Giải xong bài toán, khi cần thiết, cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? Trong một số trường hợp, nên thử xem có cách giải khác gọn, hay hơn không? Bước 5 : Kiểm tra lại bài toán : - Bước này về nguyên tắc không phải là bước bắt buộc với quy trình giải toán nhưng lại là bước không thể thiếu trong dạy học toán với các mục đích: - Giải xong bài toán, khi cần thiết, cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? - Tìm cách giải khác và so sánh cách giải. - Suy nghĩ khai thác thêm đề bài. IV. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA : Trong phạm vi bài viết này tôi đưa ra ví dụ minh họa bằng dạng toán ''nhiều hơn'' , ''ít hơn'' và biện pháp hướng dẫn giải một số bài toán nâng cao dành cho học sinh khá giỏi có liên quan đến dạng toán ''nhiều hơn'', ''ít hơn''. Với việc sử ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tôi sẽ hướng dẫn học sinh trên ti vi qua sự chuẩn bị bằng giáo án điện tử để thu hút sự tập trung của học sinh. Ví dụ dạy các dạng: 1. Dạy bài toán về ''nhiều hơn'' một số đơn vị. Bài toán:Có 6 bông hoa mầu đỏ, số bông hoa mầu vàng nhiều hơn số bông hoa mầu đỏ là 3 bông. Hỏi có bao nhiêu bông hoa mầu vàng ? Bước 1 : Tìm hiểu bài toán : - Học sinh đọc bài toán - Giáo viên lần lượt chiếu 6 bông hoa màu đỏ trên ti vi (hình ảnh) - Gợi ý để học sinh diễn tả lại đề toán: + Có 6 bông hoa màu đỏ (Giáo viên chiếu 6 bông hoa màu đỏ). + Số bông hoa mầu vàng nhiều hơn số bông hoa mầu đỏ là 3 bông. Cho các em hoạt động với vật thật, với mô hình để hiểu ''nhiều hơn' có nghĩa là ''bằng ấy ngoài ra còn thêm''. Tức là đã có bằng số hoa màu đỏ rồi nhưng nhiều thêm 3 bông hoa màu vàng nữa. (Giáo viên chiếu tiếp 3 bông hoa màu vàng vào bên phải). 11 các bước giải và trình tự giải bài toán để học sinh tiến hành việc học và giải bài toán tiếp theo phức tạp hơn một cách dễ dàng. Bước 5 : Kiểm tra lại bài toán : Kiểm tra lại chỉnh tả, cách trình bày, kết quả phép tính, đáp số. Trong bài này không cần thử lại đáp số, vì hai cách giải khác nhau cùng dẫn tới một đáp số, như vậy đáp số này có nhiều khả năng là đáp số đúng. Học sinh vận dụng cách giải bài toán về nhiều hơn để giải các bài toán cùng dạng trong chương trình. Song mỗi bài toán được đưa ra với dữ kiện khác nhau và lời văn khác nhau. thuật ngữ về ''nhiều hơn'' được ẩn sau một số từ : ''cao hơn'', ''lớn hơn'', ''đông hơn'', ''dài hơn'', ''nhẹ hơn'', ''nặng hơn'', ''hơn''. Đề toán có lời văn thực chất là những bài toán có nội dung thực tế. Do vậy câu và từ thường gần gũi với học sinh. Khi phân tích đề, tôi thường chú ý giúp học sinh hiểu chắc các thuật ngữ, ý nghĩa của từng từ đó trong bài toán để học sinh không lúng túng khi giải bài. * Mức độ sau bài toán về nhiều hơn cũng được nâng dần vào các tiết học tiếp theo như bài toán dạng giải toán theo tóm tắt bằng lời và bằng sơ đồ hình vẽ. Chẳng hạn : Yêu cầu: Giải bài toán theo tóm tắt sau 15 người Đội 1 : 2 người Đội 2 : ? người - Để HS hiểu được nội dung bài toán GV cần gợi mở từng bước như sau: Bước 1 : Tìm hiểu bài toán( Tương tự như phần 1) Bước 2 : Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho của bài toán - Giáo viên gợi ý cho học sinh : + Số người của đội 1 là số bé thì số người của đội 2 là số lớn. + Học sinh chỉ phần hơn của bài toán 2 người. + Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số lớn hay số bé ? ( số lớn Bước 3 : Lập kế hoạch giải toán. + Để trả lời cho câu hỏi của bài toán ta phải làm phép tính gì ? (phép tính cộng) + Lấy bao nhiêu cộng với bao nhiêu ? (15 + 2) Bước 4 : Thực hiện kế hoạch giải toán. + Yêu cầu học sinh làm và chữa bài ( Lưu ý học sinh trung bình và yếu ) Bước 5 : Kiểm tra lại bài toán. Kiểm tra lại chính tả, cách trình bày, đáp số và danh số của bài toán đã đúng chưa. 2. Dạy bài toán về ''ít hơn'' một số đơn vị. Bài toán: Mai gấp dược 8 cái thuyền, Nam gấp được ít hơn Mai 2 cái. Hỏi Nam gấp được mấy cái thuyền? Sau phần giới thiệu bài toán về '' nhiều hơn'' vào bài 13 chương trình Toán 2 mới bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, bài toán về '' ít hơn'' được giới thiệu vào tiết 2, lúc này HS đã được thực hành tốt bài toán về '' nhiều hơn'' qua tiết học trước.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_giai_toan_co_loi_van_cho_h.doc