Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm cho học sinh Lớp 2

docx 20 trang sangkienhay 06/02/2024 2691
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm cho học sinh Lớp 2
 "Rèn kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm" cho học lớp 2H điểm trường buôn Hmông trường 
 Tiểu học Mạc Thị Bưởi Ea Kiết, Cưmgar, Đăk Lăk
 I PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
 Toán học có một chỗ đứng cực kì quan trọng trong đời sống của con người 
bởi kiến thức của toán học được áp dụng rất nhiều trong thực tiễn và là tiền đề để 
học các bậc học cao hơn.
 Môn Toán ở tiểu học góp phần giáo dục học sinh phát triển trở thành con 
người toàn diện. Đồng thời xuất phát từ quan điểm giáo dục con người theo mục 
tiêu đào tạo mới là: Đào tạo con người tự chủ, năng động, có năng lực tự học và 
có thói quen học tập suốt đời, có năng lực để đi vào thực tiễn theo quan điểm khoa 
học. “Đến một lúc nào đó bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ 
một cái gì nữa” Đây chính là câu nói nổi tiếng của giáo sư Ngô Bảo Châu. Không 
những thế môn Toán tiểu học còn bồi dưỡng cho các em tính trung thực, tính cẩn 
thận, tinh thần hăng say lao động góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần 
thiết của con người lao động mới.
 Trong bất kì giờ toán nào, hầu hết học sinh đều tiếp cận các phép tính và 
làm toán, trong quá trình đó có thể sử dụng cách tìm nhanh kết quả của bài toán 
gọn gàng và chính xác nhất . Để đạt đưọc điều đó các em cần biết đưa ra các 
phương án hợp lý và lựa chọn cách làm nhanh gọn nhất, biết vận dụng một cách 
sáng tạo linh hoạt, các kiến thức đã học. Vì trong quá trình này, các em sẽ phát 
triển sự nhạy bén, óc sáng tạo khi xử lý các bài toán. 
 Tính nhẩm, tính nhanh không chỉ giải quyết các vấn đề của môn Toán mà 
còn là tiền đề để học sinh học tốt các môn học khác trong chương trình phổ thông. 
Ví dụ học sinh phải biết trả lời nhanh ngắn gọn, đầy đủ ý của . Cho nên quá trình 
tính nhẩm tính nhanh cần phải quan tâm.
 Với học sinh tiểu học thì việc hiểu cặn kẽ và giải thành thạo các dạng toán 
không phải là một việc dễ dàng gì. Mỗi mạch kiến thức đều có đặc điểm riêng, và 
phương pháp giải riêng. Một trong những dạng toán làm cho học sinh ở bậc tiểu 
học bị mất phương hướng nhiều nhất đó là dạng toán “ Tính nhẩm”, khi hướng 
dẫn dạng toán này giáo viên phải dìu dắt rất nhiều mà các em vẫn có cảm giác 
 Người thực hiện: Trần Thị Dung Trang 1 "Rèn kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm" cho học lớp 2H điểm trường buôn Hmông trường 
 Tiểu học Mạc Thị Bưởi Ea Kiết, Cưmgar, Đăk Lăk
 Phương pháp điều tra: Với phương pháp này tôi đã điều tra tình hình làm 
dạng toán tính nhẩm tính nhanh của học sinh khối 2. Trương Tiểu học Mạc Thị 
Bưởi
 Phương pháp phân tích tổng hợp: Tổng hợp các ý kiến của đồng nghiệp, 
tổng hợp những khó khăn và giáo viên mắc phải từ đó đưa ra các giải pháp khắc 
phục .
 II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
 Học sinh tiểu học là trẻ có độ tuổi từ 6 đến 11, là thực thể hồn nhiên, ngây 
thơ trong sáng. Ở mỗi em tiềm tàng khả năng phát triển trí tuệ, lao động rèn luyện 
và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp. Trẻ 
em ở lứa tuổi tiểu học đang hình thành và phát triển cả về mặt tâm lý, sinh lý xá 
hội, các em đang tầng bước gia nhập vào các mối quan hệ, các em chưa đủ ý thức, 
chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn 
cần sự bảo trợ giúp đỡ của người lớn.
 Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể ít đi sâu vào chi tiết và nặng 
về tính không chủ định, do đó các em phân biệt các đối tượng còn chưa chính xác, 
dễ mắc sai lầm và có khi còn hay lẫn lộn. Trí nhớ của học sinh tiểu học là loại trí 
nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thể hơn trí nhớ từ ngữ- logich. 
 Giai đoạn lớp 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế 
hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết ghi nhớ ý nghĩa, chưa 
biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng 
dàn bài để ghi nhớ.
 Sự chú ý của học sinh tiểu học chú ý có chủ định còn yếu, khả năng kiểm 
soát điều khiển còn hạn chế. Giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế 
hơn chú ý chủ định, lúc này các em chỉ quan tâm đến các giờ học có nhiều tranh 
ảnh, màu sắc sặc sở, hay những hoạt động vui nhộn, đồ chơi. Sự tập trung của 
trẻ còn yếu và thiếu bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong 
quá trình học tập.
 Người thực hiện: Trần Thị Dung Trang 3 "Rèn kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm" cho học lớp 2H điểm trường buôn Hmông trường 
 Tiểu học Mạc Thị Bưởi Ea Kiết, Cưmgar, Đăk Lăk
được những kiến thức và kĩ năng mà chương trình giáo dục tiểu học quy định. Ở 
bậc tiêu học kết quả học tập của học sinh không chỉ được đo bằng tỉ lệ học sinh 
lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học mà còn chất lượng học sinh hoàn thành 
tốt. Yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng học sinh hoàn thành tốt ở lớp 2 là do 
cách truyền dạy học sinh một cách rập khuôn máy móc, còn học sinh ở Tiểu học 
( do đặc điểm về sinh lý lứa tuổi) tiếp thu một cách thụ động. Các kiểu bài tính 
nhanh đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, chủ động ứng dụng 
trong vốn kiến thức mình đã được học để giải quyết yêu cầu của đề toán đưa ra. 
Tuy nhiên khi làm bài một số các em không làm được vì các em tiếp thu bài một 
cách thụ động máy móc nên khi làm bài chưa ứng dụng linh hoạt được các phương 
pháp để giải quyết các dạng toán yêu cầu tính nhẩm, tính nhanh, tính theo cách 
thuận tiện.
 Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi Eakiết-Cưm’gar- ĐăkLăk có đội ngủ giáo viên 
năng động, sáng tạo yêu nghề, trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt huyết trong 
công tác giáo dục, không ngừng tìm tòi những phương pháp dạy học mới. Ứng 
dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và giáo dục, để tạo hứng thú 
học tập cho học sinh.
 Đại đa số học sinh ở trường đều ngoan ngoãn, ý thức học tập, kĩ luật rất cao, đi 
học đầy đủ đúng giờ, được bố mẹ rất quan tâm đến vấn đề học tập, trang bị đầy 
đủ dụng cụ học tập khi đến lớp, và đặc biết các em rất hứng thú với bộ môn toán. 
Bên cạnh những thuận lợi thì bản thân tôi gặp không ít khó khăn trong việc thực 
hiện đề tài cụ thể là:
 Các bài tập tính nhanh và tính nhẩm được lồng ghép vào các tiết luyện tập 
của các bài học khác mà không có những bài học riêng. Chính vì sự lồng ghép ấy 
mà chuyên đề tính nhanh và tính nhẩm chưa thực sự được dạy một cách đầy đủ 
và có tính hệ thống.
 Về học sinh do đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 2, quá trình học các em 
còn mãi chơi chưa tập trùng cho vấn đề học một cách xuyên suốt, trí nhớ thiếu 
 Người thực hiện: Trần Thị Dung Trang 5 "Rèn kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm" cho học lớp 2H điểm trường buôn Hmông trường 
 Tiểu học Mạc Thị Bưởi Ea Kiết, Cưmgar, Đăk Lăk
 Bảng Chất lượng học tập lớp 2 H đầu năm học thông qua bài kiểm tra dạng 
toán tính nhẩm.
 Lớp Số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ%
 2 H 26 5 20 10 38,4 11 42,3
 Qua kết quả kiểm tra cho thấy khả năng tính nhẩm, tính nhanh các em học 
sinh lớp 2H và học sinh khối 2 điểm trường buôn Hmông Trường Tiểu Học Mạc 
Thị Bưởi đạt kết quả còn thấp. Học sinh hoàn thành tốt chưa cao, chưa hoàn thành 
còn nhiều. Học sinh tính nhanh, tính nhẩm còn chậm. Điều đó đã thúc đẩy tôi phải 
thực hiện ngay để tài “ Rèn kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm” cho học sinh lớp 
2H điểm trường buôn Hmông trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi Ea Kiết, Cưmgar, 
Đăk Lăk.
3. Giải pháp biện pháp 
a. Mục tiêu của giải pháp biện pháp 
 Rèn khả năng tính nhẩm nhanh nhẹn, có kết quả đúng cho học sinh. Khi 
làm các bài toán yêu cầu học sinh tính nhẩm trong đầu và nêu kết quả trong 
chương trình học ở lớp 2. Các bài toán cộng, trừ, nhân, chia trong bảng. Nhẩm 
nhanh kết quả giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học. Từ đó tập cho học sinh 
thói quen khai thác nội dung tiềm ẩn trong các bài tập, lựa chọn cách làm tốt nhất 
cho các dạng toán tính nhẩm. Để thực hiện cách tính cộng, trừ, nhân, chia nhẩm 
của các tiết đã học vào các tiết học liên tiếp, cũng như trong thực tiễn một cách chủ 
động và sáng tạo.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
 Dựa vào nội dung chương trình và những dạng toán cụ thể đã thống kê ở 
lớp 2, căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng học toán lớp 2, vốn kiến thức huy động, 
có thể phân nội dung tính nhanh, tính nhẩm theo mạch kiến thức chương trình 
môn toán lớp 2 như sau.
Bảng cộng
+ Phép cộng có tổng bằng 10
 Người thực hiện: Trần Thị Dung Trang 7 "Rèn kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm" cho học lớp 2H điểm trường buôn Hmông trường 
 Tiểu học Mạc Thị Bưởi Ea Kiết, Cưmgar, Đăk Lăk
b1. Giải pháp 1. Rèn học thuộc các bảng cộng, trừ, nhân, chia.
 Sau khi hướng dẫn học sinh lập xong các bản cộng, trừ, nhân, chia giáo 
viên tiến hành hướng dẫn đọc thuộc ngay trên lớp, bằng hình thức đọc cá nhân, 
nhóm, đồng thanh cả lớp, trong quá trình hướng dẫn đọc thuộc bảng giáo viên kết 
tìm ra các đặc điểm riêng biệt của tầng dạng toán áp dụng tính nhẩm để các em 
dễ nhận biết và đọc thuộc một cách tự nhiên, thuộc một cách có hệ thống. Giáo 
viên ghi vào bảng phụ dán vào góc lớp cho các em tiếp xúc thường xuyên, kiểm 
tra bài vào 15 phút sinh hoạt, phối hợp với phụ huynh, nhờ phụ huynh nhắc nhở 
các em về đọc thuộc.
Với những hình thức cụ thể như vậy, chắc chắn học sinh các lớp sẽ thuộc ngay 
các bảng cộng, trừ, nhân, chia một cách thuần thục và có hệ thống. Đến khi áp 
dụng vào các bài tập tính nhẩm, học sinh sẽ làm được bài rất tốt. Đặc điểm cấu 
trúc của toán lớp 2 là có tính kế thừa kiến thức ở bài trước và phát triển ở mức độ 
cao hơn. Lại có tiết cũng cố kiến thức từ căn bán đến kiến thức đã được phát triển 
qua tiết luyện tập cụ thể như sau:
Khi học bài “ 9 cộng với một số 9 + 5”. (Trang 15 Sách giáo khoa toán 2). Có thể 
tiến hành như sau:
Bài 1: Tính nhẩm ( Trang 15 sách toán lớp 2) 
9 + 3 9 + 6 = 9+ 8 = 9+ 7 = 9+ 4 =
3 + 9 = 6 + 9 = 8+ 9 = 7+ 9 = 4+ 9 =
 Với yêu cầu học sinh tính nhẩm của đề bài, dạng bài tập này học sinh đã 
được đọc thuộc bảng cộng như tôi hướng dẫn, chắc chắn các sẽ hoàn thành bài 
tập một cách trọn vẹn. Đồng thời cũng cố kiến thức cũ, nhận biết trực giác về tính 
giáo hoán của phép cộng “ Khi đổi chổ các số hạng thì tổng không thay đổi”, nên 
học sinh nhẩm ngay được kết quả của phép tính thứ 2.
 Ở bài tập 2 tuy dạng toán là tính theo cột dọc nhưng kiến thức áp dụng thì 
hoàn toàn là kiến thức vừa học ở bảng 9 cộng với một số, điều này giúp học sinh 
khắc sâu kiên thức hơn. 
 9 9 9 7 5
 Người thực hiện: Trần Thị Dung Trang 9 "Rèn kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm" cho học lớp 2H điểm trường buôn Hmông trường 
 Tiểu học Mạc Thị Bưởi Ea Kiết, Cưmgar, Đăk Lăk
2+ 9 = 3+ 8 = 4+ 7 = 5+ 6 =
11- 9 = 11- 8 = 11- 7= 11- 6=
11- 2 = 11- 3 = 11- 4= 11- 5=
 Ở kiến thức này còn giúp học sinh ghi nhớ cách tìm một số hạng khi biết 
số hạng kia và tổng.
 Dựa vào cách tính nhẩm bài 11 trừ đi một số 11- 5 học sinh vận dụng tính 
nhẩm ở các bài tiếp theo.
Bảng nhân
 Bảng nhân 2. Giáo viên tiến hành giúp học sinh nhận ra 2 được lấy bao 
nhiêu lần thì nhân với bấy nhiêu lần, từ đó học sinh có thể dễ dàng lập được bảng 
nhân 2. Sau khi lập xong bảng nhân giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ bảng 
nhân 2 sau khi đọc thuộc bảng nhân học sinh thực hiện tìm nhanh kết quả ở bài 
tập 1 trang 95 SGK lớp 2
2x 2 = 2x 8 = 2x 7 =
2x 4 = 2x 10= 2x 5 =
2x 6 = 2x 1 = 2x 9 =
 2x 3 =
Tương tự với các bảng nhân, chia 2, 3, 4,5. 
Bài 2 trang 111 (SGK lớp 2) Tính nhẩm
 2x 6 = 2x 8 = 2x 2 = 2x 1 =
12: 2 = 16: 2 = 4 : 2 = 2 x 2 =
 Ở bài này đã ôn lại kiến thức phép nhân, phép chia và cho học sinh nhận 
thấy mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia từ đó ứng vào dạng toán muốn tìm 
thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.
b2.Giải pháp 2: Hoạt động trò chơi trong dạng toán tính nhẩm, tính nhanh.
 Để tạo hứng thú học tập đồng thời để củng cố khắc sâu và kích thích sự 
nhanh nhẹn của học sinh, Tôi đã vận dụng một số trò chơi để thực hiện những bài 
toán yêu cầu tính nhẩm. Với các bài toán yêu cầu nêu nhanh kết quả thì hình thức 
 Người thực hiện: Trần Thị Dung Trang 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_tinh_nhanh_tinh_nham_cho_h.docx