Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán ở Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán ở Lớp 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD & ĐT CẨM THỦY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG MÔN TOÁN Ở LỚP 2A TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM VÂN- HUYỆN CẨM THỦY Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Hải Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cẩm Vân SKKN thuộc môn: Toán CẨM THỦY, NĂM 2017 1. MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn đề tài. Môn toán ở Tiểu học là một môn quan trọng có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học ban đầu, những nhận thức xung quanh nhằm phát triến năng lực nhận thức, tư duy và hình thành nhân cách cho con người .Môn toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Ở lớp 2 môn Toán cũng có nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về toán học, hình thành và rèn những kĩ năng thực hành theo chương trình. Giúp học sinh tự khám phá tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức mới, tự tin, hứng thú trong học tập. Để học sinh học tốt được môn Toán lớp 2 thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt, kiến thức theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới hàng ngày. Mà đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với môn học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì thế người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú cho các em nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Khi giáo viên đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì học sinh sẽ hứng thú hơn với môn học, các em sẽ có kết quả học tập tốt hơn, nâng cao chất lượng dạy học môn toán. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán ở lớp 2A Trường Tiểu học Cẩm Vân- huyện Cẩm Thủy" để giúp các em học sinh học tập môn Toán hiệu quả hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Thông qua sáng kiến kinh nghiệm nhằm: - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở Tiều học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 1 sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Chính vì vậy mà việc tổ chức trò chơi học tập là công việc cần thiết giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách nhẹ nhàng. Do đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học đặc biệt là ở các lớp đầu cấp các em thích được "chơi mà học". Trò chơi học tập còn làm cho không khí lớp học vui vẻ, thân thiện, dẫn đến hiệu quả tiết học sẽ cao hơn. 2.2.Thực trạng dạy học môn toán ở lớp 2. 2.2 1.Tìm hiểu nội dung chương trình Toán 2. Chương trình Toán lớp 2 nội dung chủ yếu : * Số học +Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 +Các số đến 1000. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000. +Phép nhân và phép chia * Đại lượng và số đo đại lượng * Các yếu tố hình học * Giải bài toán 2.2.2. Khảo sát việc dạy-học của giáo viên và học sinh. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng,học sinh lớp 2 khi học môn toán. Môn học chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của các em là một môn độc lập,cần phải có suy nghĩ và tư duy lôgic .Nhiều em sợ học toán, thiếu tự tin, nghe giảng dể hiểu nhưng mau quên. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm trong và sáng tạo giảng dạy,phải thay đổi cách thức, hình thức phù hợp gây hứng thú cho các em trong học tập, giúp các em tự tin trong học môn toán . *Thuận lợi. Do đặc trưng của môn Toán ở Tiểu học có vị trí rất quan trọng . Chính vì vậy mà mỗi giáo viên đều có ý thức luôn trau dồi, học hỏi, cải tiến phương pháp dạy học để giúp học sinh học tập môn toán đạt hiệu quả. Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng giảng dạy, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức hội giảng, dự giờ rút kinh nghiệm...Chính vì vậy mà chất lượng các tiết dạy nói chung môn Toán nói riêng không ngừng được nâng cao. 3 Đề bài: Câu 1: Tính : 63 99 33 29 - + - + 9 1 25 6 Câu 2: Em 7 tuổi, anh hơn em 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi? Kết quả khảo sát như sau: Số HSKS HTT HT CHT SL TL SL TL SL TL 25 4 16 15 56 7 28 Qua bảng số liệu cho thấy, số học sinh xếp loại hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ thấp 16%. Đây là những em nắm vững yêu cầu của đề bài, thuộc bảng cộng trừ có nhớ, biết vận dụng vào giải toán có lời văn. Ngoài ra các em biết trình bày rõ ràng sạch sẽ. Còn những bài xếp loại hoàn thành thường là những em tuy đã nắm được yêu cầu của đề bài nhưng làm bài còn nhầm lẫn giữa phép cộng, phép trừ, viết câu lời giải chưa đúng, hoặc chưa biết viết đáp số. Nhiều bài làm trình bày còn chưa rõ ràng. Các bài làm này chiếm tỉ lệ khá cao 56%. Còn lại là các bài xếp loại chưa hoàn thành, đây là những em khả năng tiếp thu môn Toán còn chậm, không hứng thứ học tập, chưa thuộc bảng cộng, trừ hoặc có thuộc nhưng khi vận dụng tính thường quên không nhớ sang hàng bên. Nhiều bài các em đặt tính không thẳng cột nên dẫn đến tính sai, tỉ lệ học xếp loại chưa hoàn thành cũng khá cao.... Qua giảng dạy tôi nhận thấy kết quả làm bài chưa cao là do hai phía: người dạy và người học. Xuất phát từ tình hình thực tế trên tôi đã tập trung nghiên cứu nội dung từng bài Toán lớp 2, thông qua đó để tìm ra những trò chơi lí thú, hấp dẫn, giúp học sinh có niềm đam mê, hứng thú học tập môn học này. 2.3.Các biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Toán ở lớp 2. 2.3.1.Chuẩn bị và tổ chức trò chơi Toán học. Căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện hiện có giáo viên lựa chọn trò chơi để đưa vào dạy học như một hoạt động dạy học toán. Giáo viên phải xác định được rõ mục đích của trò chơi và xác định dạy vào hoạt động nào của bài. Các bước chuẩn bị và tiến hành trò chơi như sau: *Chuẩn bị: Giáo viên, học sinh chuẩn bị các dụng cụ cần thiết. *Công bố luật chơi (hoặc cách chơi): Giáo viên giải thích cách chơi, trong đó nêu rõ những ai chơi trực tiếp,ai cổ động,ai đánh giá (người đánh giá không nhất thiết là giáo viên) chơi như thế nào,đánh giá như thế nào,chơi thời 5 . Học sinh lớp 2A chơi trò chơi:" Rung chuông vàng". b.Trò chơi : Cùng nhau truy bài -Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố bảng nhân, chia 5. Ví dụ 2: Bài: Bảng chia 5 ( trang 121/ Toán 2) - Cách tiến hành : Hai học sinh ngồi cùng bàn cùng nhau ôn lại kiến thức đã học dưới hình thức trò chuyện, hỏi đáp... Ví dụ: Bốp : Bi ơi, tớ đọc lại bảng nhân 5 cho cậu nghe nhé. Bi : Thế kết quả trong bảng nhân 5 cậu nhớ thế nào? Bốp:Đơn giản mà,cứ cộng thêm 5 thôi : năm, mười, mười lăm, hai mươi... Bi : Thế còn bảng chia 5 thì sao? Nhớ thế nào? Bốp : Tớ chưa nhớ được. Bi : À, thế thì cũng đơn giản thôi, cậu phải nhớ bảng nhân 5. Cậu lấy các kết quả trong bảng nhân , lần lượt chia cho 5 sẽ được các kết quả là 1,2,3...cho đến 8,9,10 đấy. Bốp : Thế hả Bi? Tớ thử xem nhé. Bi : Ngày mai chúng mình ôn bài tiếp nhé. c. Tiểu phẩm vui : Học cùng thầy Lí, mẹ Đốp - Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố cách xem đồng hồ các giờ các buổi sáng, trưa, chiều, tối trong ngày. Ví dụ 3: Bài: Thực hành xem đồng hồ ( trang 78/ Toán 2) - Chuẩn bị : Kịch bản để học sinh sắm vai, đạo cụ hóa trang, bảng con, phấn, bút dạ 7 Bài 3: Số ? 6 + = 11 + 6 = 12 6 + = 13 Điều chỉnh: -Trò chơi: Tôi là ai? -Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố cách thực hiện phép cộng 6 cộng với một số - Chuẩn bị: Thẻ số, câu hỏi 6 cộng với tôi bằng 11. Tôi là ai? 5 Tôi cộng với 6 bằng 12. 6 Tôi là ai? 6 cộng với tôi bằng 13. Tôi là ai? 7 - Luật chơi : - Cử một học sinh làm quản trò. - Quản trò sẽ gắn thẻ câu hỏi, mời các bạn xung phong trả lời. Học sinh trả lời xong, quản trò sẽ lật thẻ đáp án chính là kết quả của phép cộng. - Hết thời gian, học sinh nào trả lời được nhiều câu hỏi sẽ được tuyên dương. Học sinh nào trả lời sai sẽ bị phạt theo yêu cầu của lớp. b.Ví dụ 2: Bài : 100 trừ đi một số (trang 71/ Toán 2) Bài 2: Tính nhẩm ( theo mẫu): 100 - 20 = Mẫu: 100 - 20 = ? 100 - 70 = Nhẩm : 10 chục - 2 chục = 8 chục 100 - 40 = Vậy : 100- 20 = 80 9 d. Ví dụ 4 : bài : Thực hành xem đồng hồ( Trang 126/Toán 2) Bài 3: Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ : 2 giờ; 1 giờ 30 phút ; 6 giờ; 5 giờ rưỡi Điều chỉnh: - Trò chơi : Ai nhanh hơn? - Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố cách xem đồng hồ, nhận biết các đơn vị thời gian : giờ, phút - Chuẩn bị : Mô hình đồng hồ - Luật chơi : Học sinh tham gia chơi cả lớp hoặc nhóm. Quản trò hô " 2 giờ".... Học sinh dưới quay kim trên mặt đồng hồ tương ứng với số giờ mà quản trò đưa ra. Học sinh nào quay nhanh, đúng thì thắng cuộc. Học sinh nào quay sai thì bị phạt theo yêu cầu của lớp. Các bạn học sinh lớp 2A tham gia chơi trò chơi:"Ai nhanh hơn?" e. Ví dụ 5 : Bài : So sánh các số tròn trăm( Trang 139/Toán2) Bài 3: Số ? 100 200 400 1000 800 600 Điều chỉnh: 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_hoc.doc