Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở Lớp 2 trường TH Thị trấn Tiên Yên QN
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở Lớp 2 trường TH Thị trấn Tiên Yên QN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở Lớp 2 trường TH Thị trấn Tiên Yên QN
LỜI NÓI ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Lời dạy đó cho chúng ta thấy việc giáo dục thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Học sinh là thế hệ tương lai của xã hội góp phần xây dựng và một phần quyết định không nhỏ đối với vận mệnh của đất nước.Để thực hiên được nghĩa vụ vinh quang đó, trong nhà trường các em phải được học tập và trưởng thành để trở thành người vừa có đức vừa có tài để có thể góp sức mình đưa Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đưa đất nước ta sớm thoát khỏi nguy cơ tụt hậu và có thể tiến kịp trình độ chung của thế giới. Trong chương trình học tiểu học cùng với môn Tiếng Việt và các môn học khác môn toán cũng chiếm một vị trí quan trọng. Toán học với tư cách là một môn khoa học có hệ thống kiến thức cơ bản và rất cần thiết cho đời sống con người.Đó cũng là công cụ cơ sở, để học các môn học khác và để nhận thức thế giới xung quanh, vận dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Khả năng giáo dục của môn toán rất lớn.Nó giúp con người phát triên tư duy lô gíc, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới.Rèn luyện cho con người suy nghĩ độc lập trên cơ sở khoa học thực tiễn từ đó giải quyết vấn đề trong cuộc sống một cách chính xác. Học toán giúp cho con người thông minh rèn luyện một số đức tính tốt như: tính kiên trì bền bỉ, tự giác, độc lập, để trở thành con người có ít cho xã hội. 1 khoa.Nhằm giúp học sinh khắc sâu các yếu tố hình học một cách tường minh và nâng cao hiệu quả khi dạy các yếu tố hình học. I.1.2- CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trên thực tế cho thấy học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 2.Việc tiếp thu kiến thức về các yếu tố hình học còn nhiều hạn chế.Nhiều giáo viên dạy môn toán chỉ trú trọng nhiều đến việc dạy học sinh cộng, trừ, nhân, chia và giải toán,mà ít quan tâm đến việc khắc sâu kiến thức dạy các yếu tố hình học cho học sinh. Việc nâng cao hiệu quả các yếu tố hình học là một vấn đề hết sức nan giải và quan trọng đối với mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy.Vì chúng ta đều biết đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học là cụ thể vẫn còn chiếm ưu thế, nên các em còn khó khăn trong việc lĩnh hội các hình thức học mang tính trìu tượng mới mẻ. Với đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình toán thì các yếu tố hình học lại nằm rải rác xen lẫn với các nội dung toán học khác cho nên đã tạo ra một số khó khăn cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.Vấn đề này rất dễ hiểu, khi học một hệ thống kiến thức lô gíc chặt chẽ nhưng lại sắp xếp không liên tục,học sinh sẽ gặp khó khăn nhất định trong việc liên hệ giũa kiến thức cũ và kiến thức mới.Như vậy mỗi tiết dạy các yếu tố hình học,không đơn thuần là chỉ kiểm tra bài cũ và truyền thụ kiến thức mới mà đôi khi người giáo viên phải mất thời gian nhắc lại kiến đã dạy,có liên quan rồi mới có thể tiếp tục thực hiện những yêu cầu mới của bài dạy. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở lớp 2”.Nhằm giúp giáo viên có những biện pháp giảng dạy phù hợp để nâng cao chất lượng giờ dạy và giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách dễ dàng. I.2-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu đề tài một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học lớp 2. Xây dựng các giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán, đặc biệt là dạy các yếu tố hình học lớp 2. 3 1.4.2.1- Phương pháp quan sát. - Quan sát khoa học là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng. Đó là hoạt động có mục đích được tiến hành có hệ thống. - Quan sát trực tiếp thu bài của học sinh qua các giờ học về các yếu tố hình học. Quan sát thông qua các tiết dự giờ, các giờ giảng trên lớp, quan sát trực tiếp tình hình học tập của học sinh trong tiết học để năm bắt được khả năng tiếp thu bài, nắm bắt kiến thức của các em qua bài giảng. 1.4.2.2- Phương pháp điều tra. Điều tra giáo dục là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm. Điều tra giáo dục nhằm giúp thu thập rộnh rãi các số liệu, hiện tượng để từ đó phát hiện các vân đề cần giải quyết, xác định tính phổ biến, nguyên nhân... chuẩn bị chocác bước nghiên cứu tiếp theo. - Điều tra trình độ, khả năng nắm bắt kiến thức của học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, thông qua phụ huynh và trực tiếp học sinh. - Thông qua trao đổi bàn bạc với giáo viên, phụ huynh và học sinh nhằm nắm bắt, thu thập được những tài liệu thông tin và tình hình thực tế có liên quan đến nội dung đề tài cần nghiên cứu. 1.4.2.3- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dụcdo nhà nghiên cứu tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã được điều tra. - Bằng một số tiết dạy cụ thể, áp dụng vào một lớp cụ thể để nắm bắt được sự thay đổi về số lượng và chất lượng trong nhận thức của học sinh. - Thông qua các tiết dạy thực nghiệm để chứng minh cho các biện pháp đề xuất là đúng đắn và đạt được kết quả. I.5- ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 5 tài nghiên cứu về dạy môn toán Tiểu học và được áp dụng rộng rãi trong thực tế. Nhưng vẫn đề dạy các yếu tố hình học ở lớp 2 vẫn còn ít giáo viên quan tâm và có những sáng kiến hay mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Vì vậy tôi quyết tâm nghiên cứu đề tài này. II.1.2-NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN: Trong công tác giảng dạy. người giáo viên muốn đạt được kết quả cao trước hết phải nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 2 nói riêng. Đặc điểm nhân cách của các em hồn nhiên,trong sáng.khả năng phát triển của trẻ cũng mang màu sắc cảm tính. Cùng với quá trình học tập, tâm lí của trẻ sẽ được phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Việc đến trường là bước ngoặt quan trọng của trẻ. Vì đến trường các em phải tuân thủ theo các quy định chung của nhà trường, của lớp học. Các em phải ngồi hàng giờ xem thầy cô làm gì, giảng gì, viết gì ?Phải lĩnh hội những điều mà không phải lúc nào cũng thích thú, nếu giáo viên không nắm được điều đó sẽ gây cho các em sự chán nản mệt mỏi. Vì ở lứa tuổi này các em rất hiếu động rất hưng phấn, khó tập chung chú ý lâu, không thích hoạt động kéo dài, khả năng tư duy, phê phán còn kém.chính vì thế người giáo viên tiểu học cần sử dụng ngôn ngữ toán học ngắn gọn,chính xác,gắn với thực tế cuộc sống xung quanh để học sinh dễ hiểu, dễ học. Học sinh lớp 2 chóng nhớ nhưng cũng rất chóng quên,nhưng điều gì đã nhớ lại được lưu lại trong kí ức rất lâu. Do đó, khi cung cấp kiến thức bài dạy các yếu tố hình học giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung, cần nhắc việc lựa chọn ngôn ngữ, phương pháp để dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh kiến thức bằng con đường ngắn nhất.Hơn nữa với học sinh lớp hai khả năng diễn đạt của các em còn kém, vốn từ chưa có.Nhờ quá trình tiếp xúc rộng rãi với mọi người đó là thầy cô bạn bè,người thân và qua tri thức các môn học. Đặc biệt là môn toán sẽ giúp vốn kiến thức về toán học của các em ngày một phong phú hơn. Kết luận chương I: Bên cạnh sự khéo léo khêu gợi bằng phương pháp nêu vấn đề của giáo viên trong dạy học.Người giáo viên cũng cần tạo ra sự giao lưu thảo luận giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên mà trong tranh luận tâm lý 7 Chương trình toán lớp 2 đòi hỏi khả năng nhận thức chất lượng của học sinh cao.Song thực tế học sinh tiết thu các yếu tố hình học, nội dung chương trình toán lớp 2 còn nhiều hạn chế.Trong quá trình học các em chưa tập chung nghe giảng.Chưa có sự chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp, chưa xác định được tầm quan trọng của môn học.Do đó học sinh dễ dàng bị hổng kiến thức. Một số em chưa được gia đình quan tâm, thường xuyên thiếu đồ dùng học tập.Việc thực hành bài tập của các em ở nhà chưa đúng phương pháp hướng dẫn của giáo viên.Đặc biệt khi học về các yếu tố hình học các em chưa có khái niệm về hình, chưa tưởng tượng được các hình đó, chưa có kĩ năng vận dụng vào thực tế.Trong khi học còn hay lẫn lộn giữa các hình, chưa nhận biết rõ ràng chính xác về hình. Chẳng hạn : Khi học về hình chữ nhật các em còn hay lẫn lộn với hình vuông bởi các em mới chỉ biểu tượng về hình là có 4 cạnh, 4 đỉnh chứ các em chưa được học sâu về đặc điểm của mỗi hình. Hay khi học về các đường thẳng các em chỉ biết để được có đường thẳng AB thì phải kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía.Còn thế nào là một đường thẳng thì các em chưa biết. Nhịp độ giảng bài qua nhanh, phương pháp dạy chưa hợp lí, với đối tượng học sinh, nhiều giáo viên vẫn còn mang tính nặng tư tưởng chỉ cần truyên đạt đầy đủ nội dung bài học đến học sinh là được, chưa động viên học sinh kịp thời.Chính những điều đó đã tác động lớn đến việc học tập của học sinh làm cho các em không hứng thú trong học tập.Thiếu tự tin, thiếu cố gắng vươn lên dẫn đến kết quả học tập không ổn định,không phát huy được tính sáng tạo trong học tập của học sinh. II.3.CHƯƠNG III/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC LỚP 2 ở Tiểu học, các yếu tố hình học là một bộ phận gắn bó mật thiết với các kiến thức số học, đại lượng và đo đại lượng, giải toán, tạo thành môn toán thống nhất.Việc dạy các yếu tố hình học hỗ trợ đắc lực cho các phần học khác. Nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết về hình học của các đồ vật trong 9 hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, gia đình có bố hoặc mẹ mắc phải tệ nạn xã hội. Giáo viên cân quan tâm giúp đỡ động viên các em kịp thời. Đối với học sinh yếu cần sắp xếp các em ngồi với học sinh khá giỏi, để các em kèm cặp và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đặc điểm tâm lý học sinh lớp 2 nhanh nhớ và cũng chóng quên. Vì vậy Khi hình thành biểu tượng về đường thẳng giáo viên cần gợi cho học sinh nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 1 đó là điểm,đoạn thẳng. Để có được đường thẳng cần có các điểm và đoạn thẳng. Ví dụ: Cho 2 điểm A và B.Giáo viên đánh dấu 2 điểm và yêu cầu học sinh từ các điểm kẻ đoạn thẳng AB A B —————•———————————————•———— Sau khi vẽ xong đoạn thẳng AB giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách vẽ đường thẳng AB kéo dài đoạn thẳng AB về 2 phía sau. Khi vẽ được từng đường thẳng giáo viên hướng dẫn cho học sinh. Nhận biết các điển cùng nằm trên một đường thẳng thì thẳng hàng với nhau. A B C ————•———————•———————————————• Tuy nhiên đây cũng chỉ là bước đầu cho học sinh làm quen với việc nhận biết về biểu tượng đường thẳng và nhận biết 3 điểm thẳng hàng chữ chưa yêu cầu học sinh phải sử dụng thành thạo lớp trên.Giáo viên giới thiệu về điểm, điểm,đoạn thẳng, đoạn thẳng để học sinh nhận biết các cạnh của hình chữ nhật, hình tứ giác qua các hình vẽ cụ thể.Quan tâm đến việc ứng dụng các kiến thức hình học vào thực tiễn bằng cách tập cho học sinh liên hệ hình ảnh của các đồ vật trong thực tế với các biểu tượng hình học đã được học.Chẳng hạn học sinh nhận ra hình chữ nhật hình tứ giác trong các hình tứ giác trong hình sau: 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day.doc