Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở Lớp 2

doc 26 trang sangkienhay 12/11/2023 12226
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở Lớp 2
 MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu: ..................................................3
5. Thành phần tham gia nghiên cứu: .....................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................3
6. Kế hoạch nghiên cứu.........................................................................................3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................................3
1. Cơ sở lý luận......................................................................................................3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu...........................................................................4
3. Mô tả, phân tích các biện pháp..........................................................................5
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................14
1. Kết luận ...........................................................................................................14
2. Khuyến nghị ....................................................................................................15 2/16
toán chỉ trú trọng nhiều đến việc dạy học sinh cộng, trừ, nhân, chia và giải 
toán,mà ít quan tâm đến việc khắc sâu kiến thức dạy các yếu tố hình học cho học 
sinh. 
 Việc nâng cao hiệu quả các yếu tố hình học là một vấn đề hết sức nan giải 
và quan trọng đối với mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy. Vì chúng ta đều biết đặc 
điểm tư duy của học sinh tiểu học là cụ thể vẫn còn chiếm ưu thế, nên các em 
còn khó khăn trong việc lĩnh hội các hình thức học mang tính trìu tượng mới mẻ. 
Với đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình toán thì các yếu tố hình học lại 
nằm rải rác xen lẫn với các nội dung toán học khác cho nên đã tạo ra một số khó 
khăn cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Vấn đề này 
rất dễ hiểu, khi học một hệ thống kiến thức lô gíc chặt chẽ nhưng lại sắp xếp 
không liên tục,học sinh sẽ gặp khó khăn nhất định trong việc liên hệ giữa kiến 
thức cũ và kiến thức mới. Như vậy mỗi tiết dạy các yếu tố hình học, không đơn 
thuần là chỉ kiểm tra bài cũ và truyền thụ kiến thức mới mà đôi khi người giáo 
viên phải mất thời gian nhắc lại kiến đã dạy,có liên quan rồi mới có thể tiếp tục 
thực hiện những yêu cầu mới của bài dạy. 
 Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng 
cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở lớp 2”. Nhằm giúp giáo viên có những 
biện pháp giảng dạy phù hợp để nâng cao chất lượng giờ dạy và giúp học sinh 
chiếm lĩnh kiến thức một cách dễ dàng. 
2. Mục đích nghiên cứu
 Đánh giá về thực trạng của học sinh lớp 2 học về “các yếu tố hình học”và 
đồng nghiệp dạy về vấn đề này tôi thấy một số những vướng mắc, băn khoăn 
của giáo viên và học sinh dẫn đến tiết học không hứng thú, hiệu quả tiết học 
không cao. Vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu 
quả dạy các yếu tố hình học lớp 2”. Xây dựng các giải pháp để góp phần nâng 
cao chất lượng dạy học toán, đặc biệt là dạy các yếu tố hình học cho học sinh 
lớp 2. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu về mục tiêu cần đạt khi dạy học môn toán cho người học góp 
 phần hình thành và phát triển năng lực theo chương trình giáo dục phổ thông 
 mới 
 - Nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lý luận về phương pháp dạy các yếu tố 
 hình học cho học sinh lớp 2.
 - Điều tra khảo sát thực trạng từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng 
 cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học lớp 2. 
 - Thực nghiệm các giải pháp dạy yếu tố hình học lớp 2. 4/16
tính tích cực, chủ động của học sinh, học sinh tự mình chiếm lĩnh kiến thức, nội 
dung dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phương pháp dạy học đặc trưng của 
mạch kiến thức này là phương pháp dạy học trực quan để hình thành các khái 
niệm, biểu tượng hoặc nhận dạng các hình mới sao cho phù hợp với từng đối 
tượng học sinh mà vẫn chiếm lĩnh được tri thức đầy đủ và đạt kết quả cao. Các 
yếu tố hình học còn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán 
học với các môn học khác vì vậy vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn toán 
ở bậc tiểu học đang diễn ra một cách sôi động, được nghiên cứu ứng dụng rộng 
rãi cả về lí luận cũng như về mặt thực tiễn. 
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2. 1 Thực trạng
 Qua thực tế điều tra tình hình lớp tôi chủ nhiệm:
 Tổng số học sinh: 46 em. 
 Nam: 24 em
 Nữ: 22 em
 Với mục tiêu đã định hướng ban đầu dạy các em yếu tố hình học cho học 
sinh. Ngày đầu năm nhận lớp bước sang tuần thứ hai của năm học 2020-2021. 
Tôi tiến hành kiểm tra chất lượng toán của lớp mình chủ nhiệm. Một lớp có chất 
lượng đại trà tương đối tốt so với các lớp 10 buổi trên một tuần, nhưng đặc 
điểm tâm sinh lý của học sinh lứa tuổi này dễ nhớ mà cũng mau quên nên sau 3 
tháng nghỉ hè, bước vào năm học mới, chất lượng được thể hiện cụ thể qua các 
bài kiểm tra toán đầu năm như sau:
 Kết quả điều tra đầu năm học 2020- 2021 
 HS chưa 
 HS nắm chắc HS nhận HS chưa biết 
 nhận biết 
 kiến thức về biết được về rõ khái niệm 
 chính xác về 
 sĩ các yếu tố các yếu tố về các yếu tố 
 Lớp các yếu tố 
 số hình học hình học hình học
 hình học
 SL % SL % SL % SL %
 2A 46 8 17,4 22 47,8 10 21,7 6 13,1
 Như vậy qua khảo sát ban đầu cho thấy học sinh chưa biết rõ khái niệm về 
các yếu tố hình học là 6 em chiếm 13.1%. Số học sinh chưa nhận biết chính xác 
về các yếu tố hình học chiếm 21.7% tương đương 10 em. Còn số học sinh nắm 6/16
3. Mô tả, phân tích các giải pháp
 Ở tiểu học, các yếu tố hình học là một bộ phận gắn bó mật thiết với các 
kiến thức số học, đại lượng và đo đại lượng, giải toán, tạo thành môn toán thống 
nhất. Việc dạy các yếu tố hình học hỗ trợ đắc lực cho các phần học khác. Nhằm 
cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết về hình học của các đồ vật trong 
không gian khi tiếp xúc với các “tình huống toán học” trong cuộc sống hàng 
ngày. 
 Xuất phát từ những yêu cầu, nội dung chương trình cũng như thực tế dạy 
và học các yếu tố hình học ở lớp 2. Qua dự giờ và trao đổi với một số giáo viên 
dạy khối 2 vẫn đề dạy các yếu tố hình học chưa được nâng cao. Vì vậy để góp 
phần nâng cao hiệu quả khi dạy các yếu tố hình học tôi mạnh dạn đề xuất một số 
giải pháp vào dạy lớp 2A. 
 ➢ Giải pháp 1: Xây dựng hình thành nề nếp, thói quen cho học sinh:
 - Học sinh cần có thói quen: Chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp, 
đến lớp trước 15 phút ôn lại kiến thức cũ. Đi học đều để nắm bắt kiến thức có hệ 
thống. 
 - Sử dụng thành thạo bộ đồ dùng học tập thao tác nhanh, hợp lí,thực hiện 
giờ nào việc ấy. 
 - Trong lớp chú ý nghe giảng bài, mạnh dạn hỏi bài khi chưa hiểu để giáo 
viên giải thích ngay. 
 - Thực hiện việc học trên lớp cũng như ở nhà một cách tự giác. 
 - Tích cực tham gia xây dựng bài trên lớp. 
 - Theo dõi và nhận xét ý kiến của bạn. 
 - Giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. 
 Để làm được này giáo viên thường xuyên nhắc nhở kiểm tra bài tập của 
học sinh. Các tổ trưởng kiểm tra đồ dùng học tập của các bạn vào thời gian đầu 
giờ. Giáo viên phải xây dựng cho học sinh nhóm đôi bạn cùng tiến, để bạn giỏi 
giúp đỡ bạn yếu. 
 ➢ Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động cho (bản thân) giáo viên:
 - Khi dạy các yếu tố hình học ở lớp 2. Giáo viên cần đầu tư nhiều thời 
gian nghiên cứu bài sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Sau mỗi tiết 
dạy phải ghi nhật kí để tìm ra những ưu-nhược điểm của nội dung chương trình. 
Từ đó tìm ra phương pháp dạy cho phù hợp. 
 Để học sinh có khái niệm về các hình, giáo viên phải chủ động giới thiệu, 
cung cấp kiến thức. 8/16
 Nhận biết các điểm cùng nằm trên một đường thẳng thì thẳng hàng với 
nhau. 
 A B C
 • • • 
 Tuy nhiên đây cũng chỉ là bước đầu cho học sinh làm quen với việc nhận 
biết về biểu tượng đường thẳng và nhận biết 3 điểm thẳng hàng chứ chưa yêu 
cầu học sinh phải sử dụng thành thạo như lớp trên. Giáo viên giới thiệu về điểm, 
điểm , đoạn thẳng, đoạn thẳng để học sinh nhận biết các cạnh của hình chữ nhật, 
hình tứ giác qua các hình vẽ cụ thể. Quan tâm đến việc ứng dụng các kiến thức 
hình học vào thực tiễn bằng cách tập cho học sinh liên hệ hình ảnh của các đồ 
vật trong thực tế với các biểu tượng hình học đã được học. Chẳng hạn học sinh 
nhận ra hình chữ nhật, hình tứ giác trong hình sau:
 Qua đó giúp cho trí tưởng tượng của các em ngày càng phong phú hơn. 
 Ví dụ: Trong sách giáo khoa toán 2 bài hình chữ nhật- hình tứ giác cung 
cấp cho học sinh những biểu tượng cụ thể: trực quan hình vẽ SGK về hình chữ 
nhật, hình tứ giác dưới nhiều hình dạng khác nhau: vẽ các hình. 
 Ngoài ra các em có thể nhận dạng được những hình ảnh của các vật có 
dạng hình chữ nhật, hình tứ giác trong thực tế : 
 Hộp diêm
 Ô cửa sổ
 Mặt bàn, ti vi
 Học sinh lựa chọn các hình tam giác để ghép vào thành hình giống hình 
mẫu. Trên đây chỉ là một cách minh họa cho các bước dạy bài cụ thể về các yếu 10/16
 Đây là đường gấp khúc ABCD (chỉ vào hình vẽ). Học sinh lần lượt nhắc 
lại: “Đường gấp khúc ABCD”.
 Giáo viên hỏi: Đường gấp khúc này gồm mấy đoạn? Học sinh nêu: Gồm 3 
đoạn thẳng AB, BC, CD (B là điểm chung của hai đoạn thẳng AB và BC, C là 
điểm chung của hai đoạn thẳng BC và CD).
 Học sinh được thực hành ở tiếp bài tập 3 (trang 104).
 Ghi tên các đường gấp khúc có trong hình vẽ sau, biết:
 + Đường gấp khúc đó gồm 3 đoạn thẳng.
 + Đường gấp khúc đó gồm 2 đoạn thẳng.
 B C
 A D
 Yêu cầu cầu sinh ghi tên rồi đọc tên đường gấp khúc
 Giáo viên cho học sinh dùng bút chì màu và phân biệt các đường gấp khúc 
có đoạn thẳng chung:
 a. Đường thẳng khúc gồm 3 đường thẳng là: AB, BC, CD.
 b. Đường gấp khúc gồm 2 đường thẳng là: ABC và BCD.
 Dạy các yếu tố hình học, bằng cách bắt đầu bằng tổ chức các hoạt dộng có 
tính chất thực nghiệm, không chỉ phù hợp với quy luật nhận thức của học sinh 
khi học các hoạt động phổ biến như: quan sát, đo đạc, vẽ hình, trò chơi hình học 
chúng ta còn có thể tổ chức các hoạt động có tính chất thực hành ở trong và 
ngoài lớp học hay ngay trong giờ học. Chẳng hạn như có thể tổ chức cho học 
sinh thực hành đo kích thước các đồ vật trong lớp học, nhận dạng hình chữ nhật 
trong các đồ vật ở trong lớp học... 
 Ví dụ: Dạy bài hình chữ nhật, hình vuông. Giáo viên cho học sinh quan 
sát trong lớp cũng như ở nhà, xem những đồ vật gì, mô hình nào có dạng hình 
chữ nhật, hình vuông. Hay dạy bài: Tính diện tích hình chữ nhật,giáo viên cho 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day.doc