Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100
1. Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 THỰC HIỆN TỐT CÁC PHÉP TÍNH CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 100 2. Đặt vấn đề: Cùng với các môn học khác ở tiểu học, môn Toán có một vị trí hết sức quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho các môn học khác. Nó góp phần to lớn vào việc phát triển tư duy, trí tụê của con người. Môn toán là ''chìa khoá'' mở của cho tất cả các ngành khoa học, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, đây là những tri thức, kỹ năng vừa đáp ứng cho phát triển trí tuệ, óc thông minh, sáng tạo, vừa đáp ứng cho việc ứng dụng thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, để các em trở thành những người có ích cho xã hội. Để thực hiện tốt dạy học môn toán này đòi hỏi người dạy phải thường xuyên trau dồi kiến thức, biết đổi mới phương pháp dạy học. Hiện nay trong các trường đã và đang vận dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, đó là cách dạy hướng vào người học hay còn gọi là “Lấy học sinh làm trung tâm” người giáo viên là người hướng dẫn, chỉ đạo trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới của học sinh. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học ngày càng có hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là chú trọng đến đối tượng học sinh cần rèn luyện, học sinh có năng khiếu, phát huy năng lực học tập của các em. Thực tế cho thấy hiện nay đa số học sinh học yếu vì mất căn bản nội dung chương trình học ở lớp dưới, cấp dưới...Vấn đề này đối với học sinh lớp 2 lại gặp rất nhiều bởi vì kiến thức của môn Tiếng Việt lớp 1 rất khó, đa số giáo viên dạy lớp 1 tập trung đầu tư vào Tiếng Việt để giúp các em đọc, viết cho chắc nên việc đầu tư vào môn toán có phần hạn chế. Đây cũng là điều đòi hỏi mỗi giáo viên phải thật sự trăn trở vì giáo viên là người có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục học sinh. Chương trình Toán lớp 2 là một bộ phận của Chương trình môn Toán ở Tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình Toán lớp 1. Chúng ta biết rằng lớp 1 học sinh được học các số đến 100, thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10 để thực hiện cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100. Ở lớp 1 học sinh chưa thuộc bảng cộng trừ trong phạm vi 10 thì làm sao tính cộng trừ trong phạm vi 100 (không nhớ) cho chắc được. Đến học kì 1 lớp 2 thì học sinh bắt đầu thực hiện cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 và bắt buộc học sinh phải thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20. Khi thực hiện tính, học sinh hay lẫn lộn giữa có nhớ và không nhớ. Thực trạng này của học sinh hiện nay ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học môn Toán. Việc rèn luyện kỹ năng cộng, trừ có nhớ và không nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh và học sinh nắm chắc được cách tính này là vấn đề cần thiết khi học sinh học toán ở kì 1 lớp 2. Chính vì thấy được tầm quan trọng của nó, tôi đã đi sâu tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu ra những giải pháp nhằm giúp học sinh 1 5/ Nội dung nghiên cứu: a. Nguyên nhân: Trong thực tế, qua nhiều năm giảng dạy lớp 2, khi dạy học sinh thực hiện tính cộng, trừ trong phạm vi 100, tôi nhận thấy học sinh hay sai và hay nhầm lẫn giữa có nhớ và không nhớ, nguyên nhân dẫn đến sai đó là: - Do sau ba tháng nghỉ hè, học sinh không ôn tập nên bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 các em nhớ không chắc. - Kĩ năng tính toán chậm, năng lực tư duy bị hạn chế. - Do lười học, do phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình nên không quan tâm nhắc nhở con cái học bài. - Do học sinh không tích cực, tự giác trong quá trình học tập. -Do các em học chậm môn Tiếng Việt dẫn đến môn Toán không có hiệu quả. Từ những nguyên nhân nêu trên, tôi nghiên cứu tìm ra biện pháp để giúp học sinh thực hiện đúng phép cộng, trừ trong phạm vi 100 như sau: b. Biện pháp thực hiện: Ngoài các biện pháp mà giáo viên đã dùng, để học sinh thực hiện đúng phép cộng trừ trong phạm vi 100, tôi lần lượt áp dụng một số biện pháp sau: Biện pháp 1: Từ nắm vững kiến thức cũ đến chắc kiến thức mới. Bước cần làm đầu tiên trong tuần đầu tiên đó là tôi bắt tay ngay vào việc ôn bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh bằng nhiều cách như phân công đôi bạn cùng tiến để bạn kiểm tra thường xuyên ở 15 phút đầu giờ. Bên cạnh đó tôi trực tiếp kiểm tra học sinh ở các tiết tăng cường buổi chiều. Ngoài ra tôi còn tận dụng thời gian các tiết bộ môn để ôn cho các em học yếu, chưa nắm vững các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. Với nhiều cách nêu trên đã giúp cho các em thuộc được bảng cộng trừ trong phạm vi 10. Sau khi các em thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10, tôi tiếp tục cho các em ôn phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100. Khi thực hiện đặt tính bao giờ tôi cũng yêu cầu các em nêu chữ số từng hàng (chục, đơn vị) để các em xác định và đặt tính cho đúng. Khi tính thì yêu cầu các em cần phải chú ý thực hiện tính từ hàng đơn vị trước có nghĩa là từ phải sang trái, nếu học sinh quên thì tôi yêu cầu các em chỉ vào tay phải của mình trước mỗi khi tính để các em nhớ. Trong hai tuần đầu tiên của năm học cần phải củng cố nhiều để học sinh nắm vững cách thực hiện tính cộng, trừ không nhớ trong 100 đã được học ở lớp 1. Bước sang tuần thứ ba thì học sinh bắt đầu học cộng, trừ có nhớ, trong từng tiết học khi cung cấp kiến thức mới, khi nêu cách tính cần để học sinh nhận xét, khi cộng chữ số của hàng đơn vị kết quả là số có mấy chữ số. Cần cho các em thấy rõ cộng không nhớ khi cộng chữ số của hàng đơn vị kết quả là số có một chữ số thôi. Khi luyện tập thực hành cũng thường xuyên nhắc nhở đối với những em hay sai để các em thực hiện cho đúng. 3 - Phải mua đầy đủ đồ dùng học tập như sách, vở, que tính, bảng con, phấn... để phục vụ tốt cho các hoạt động học tập ở trên lớp. - Phải nhắc nhở và kiểm tra học sinh khi có nội dung bài yêu cầu học thuộc . - Tôi còn yêu cầu phụ huynh nếu học sinh lười đọc bài thì phải cho chép nhiều lần cho nhớ. Ví dụ như ở trường học bảng cộng “9 cộng với một số” *Bảng cộng như sau: 9 + 2 = 11 9 + 3 = 12 9 + 4 = 13 9 + 5 = 14 9 + 6 = 15 9 + 7 = 16 9 + 8 = 17 9 + 9 = 18 Yêu cầu đọc cho thuộc bảng cộng mà không đọc thì phải chép bảng cộng đó nhiều lần cho nhớ. - Tránh tình trạng trong tiết học có em ngồi chơi vì thiếu đồ dùng học tập. Tôi phải bàn với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp mua một số đồ dùng như bảng con, bút chì, phấn, vở để trên lớp, khi các em quên mang, tôi sẽ cho các em mượn dùng để theo kịp với bài học. Biện pháp 3: Bám vào chuẩn kiến thức kĩ năng. Trong mỗi tiết học để học sinh đạt được yêu cầu của Chuẩn và có thể làm được các bài tập theo yêu cầu tối thiểu của Chuẩn đề ra, bên cạnh đó để có thể nâng cao thêm cho đối tượng học sinh khá giỏi, tôi luôn chú ý khai thác sách giáo khoa để phát huy hết tác dụng sách. Làm điều đó một phần để học sinh khá giỏi có thể làm được nhiều bài tập, và học sinh yếu không phải mất thời gian ghi lại đề bài mà dành nhiều thời gian cho luyện tập. Khi chữa bài, tôi thường xuyên gọi các em học yếu, những em làm bài chưa chắc để các em có cơ hội luyện tập nhiều lần mà khắc sâu kiến thức hơn. Biện pháp 4: Trò chơi học tập: Do độ tuổi của học sinh Tiểu học, cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển nên tính hiếu động cao, khả năng tập trung cho hoạt động chú ý hạn chế, dễ mệt, nhất là hoạt động quá lâu. Do vậy, giáo viên cần tổ chức trò chơi học tập để làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh. Giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực, rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Củng cố kiến thức và khắc sâu kiến thức đã học một cách nhẹ nhàng thoải mái tránh sự căn thẳng tạo cho các em ham học, ham tìm hiểu qua những câu đố vui, những trò chơi hấp dẫn Việc sử dụng các bài tập đố vui và trò chơi học tập dạy học toán lớp 2 nhằm thu hút các em tham gia vào hoạt động học một cách 5 7+8 8+2 5+8 x 2+9 6+8 4+9 x 7+9 7+5 5+9 x Học sinh B: 8+7 8+3 9+ 7 x x x 7+6 3+9 5+8 5+9 7+5 4+9 Học sinh C 9+6 8+2 4+9 x 6+8 2+9 5+8 x 5+9 7+5 7+9 x Trò chơi này giúp các em củng cố các bảng cộng, trừ đã học. (Nếu sang kì 2 thì củng cố các bảng nhân, chia) 2. Trò chơi “Thỏ ăn cà rốt”: Ví dụ: Khi dạy bài Bảng trừ, Trang 69, với bài tập 1, sử dụng trò chơi này, GV làm như sau: Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm phát cho một chú Thỏ và các củ cà rốt (Mỗi HS 1 củ). Luật chơi: Khi giáo viên hô: “Chú Thỏ chỉ ăn những củ cà rốt mang phép tính có kết quả bằng 5” Thì HS phải nhanh chóng tìm ra các phép tính có kết quả bằng 5. (Chẳng hạn: 11 - 6 = 5 ; 12 - 7 = 5 ; 13 - 8 = 5 ; ) và đính lên bảng. Trong thời gian 3 phút, nhóm nào xong trước thì nhóm đó thắng cuộc và được thưởng tràn pháo tay. 7 Qua nhiều lần khen thưởng, tôi thấy các em có nhiều cố gắng hơn, tiến bộ cũng nhiều hơn. Các em rất vui khi nhận được hoa điểm tốt hoặc lời khen hay tiếng vỗ tay của các bạn. Mặc dầu phần thưởng chỉ là vài quyển vở hoặc cây bút nhưng đó cũng là điều khích lệ để các em phấn đấu. Biện pháp 6: Chấm chữa bài của giáo viên. Tăng cường chấm bài cũng là biện pháp để kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu, khả năng luyện tập của các em, qua chấm bài, giáo viên có thể phát hiện được các em chưa vững chỗ nào, sửa sai ngay để các em biết và có hướng khắc phục. Đồng thời qua việc chấm bài sẽ dần xóa đi tính lười biếng học của một số em, nếu giáo viên không chấm bài, các em sẽ bỏ qua việc hoàn thành bài tập mà giáo viên giao. Biện pháp 7: Luyện đọc đối với học sinh cần rèn luyện. Đối với các em học sinh cần rèn luyện, ngoài việc chú trọng rèn luyện môn Toán, tôi còn phải chú trọng đến việc rèn luyện đọc cho các em, bởi vì các em đọc chậm nên mất nhiều thời gian cho đọc bài dẫn đến thời gian làm bài ít chính vì vậy mà các em không hoàn thành được bài tập khi giáo viên giao. 6/ Kết quả thực hiện: Với các biện pháp đã áp dụng trên đây, qua theo dõi, tôi thấy các em đã tiến bộ và thi đua lẫn nhau để học tốt. Nhiều em được khen rất vui và tỏ ra ham thích học môn Toán. Trong mỗi tiết học, thái độ học tập của các em rất tốt. Các em tích cực, chăm chú vào hoạt động học, hứng thú khi tham gia các trò chơi. Đồng hành với tinh thần học tập tốt còn góp phần hình thành nhân cách cho học sinh: như tinh thần đồng đội , ý chí phấn đấu , lòng say mê yêu toán học. Đặc biệt qua các trò chơi toán học còn hình thành kĩ năng sống cho mỗi học sinh: kĩ năng suy nghĩ (kĩ năng tư duy cao), kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác nhóm Qua thời gian thực hiện kết quả đạt được năm học 2016- 2017 như sau: tỉ lệ HS được hoàn thành ( tốt, hoàn thành ) và chưa hoàn thành, cụ thể : +Cuối năm học 2016- 2017: TSHS Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 27 20 7 0 + Năm học 2017- 2018: Học kì 1: Tháng Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 TSHS HTT HT CHT HTT HT CHT HTT HT CHT HTT HT CHT 25 4 12 9 6 15 4 10 14 1 13 12 0 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_t.doc