Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt các dạng bài toán có lời văn Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt các dạng bài toán có lời văn Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt các dạng bài toán có lời văn Lớp 2

CHUYÊN ĐỀ DẠY TỐT CÁC DẠNG BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với các môn khoa học khác ở bậc tiểu học. Môn toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kỹ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kỹ năng môn toán ở tiểu học còn nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, đặc biệt nhiều năm đứng lớp ở khối 2 chúng tôi thấy: Toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình Toán ở trường tiểu học. Các em làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp học, đặc biệt ở lớp 2 yêu cầu các em viết lời giải cho phép tính Có thể nói, đây là một khó khăn đối với học sinh khi học toán có lời văn. Đọc một đề toán đang còn khó đối với các em vậy mà phải: Tìm hiểu đề toán, tóm tắt đề, đặt câu lời giải, phép tính, đáp số Vì vậy đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi luôn luôn trao đổi, thảo luận trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, tích lũy nghiệp vụ do nhà trường tổ chức. Làm thế nào để học sinh hiểu được đề toán, viết được tóm tắt, nêu được câu lời giải hay, phép tính đúng. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và nổ lực không biết mệt mỏi của người giáo viên đứng lớp. Qua kinh nghiệm của bản thân, tổ và trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, chúng tôi đã rút ra được: “Một số kinh nghiệm giải toán có lời văn” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói riêng. II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Các bài tón đơn về cộng, trừ, trong đó có bài toán về “nhiều hơn”, “ít hơn”, một số đơn vị và các bài toán về nhân, chia (trong phạm vi bảng nhân, chia từ 3 → 5) và bước đầu làm quen giải bài toán có nội dung hình học (tính độ dài, chu vi các hình), các bài toán liên quan đến các phép tính với các đơn vị đo đã học (cm, m, km, kg, lít). vào câu hỏi của bài, các em đọc câu lời giải,. phép tính, đáp số của bài toán rồi cho các em tự trình bày và ghi bài giải vào vở bài tập. Bước 2: Tìm cách giải bài toán a. Chọn phép tính giải thích hợp: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái đã tìm cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: Chọn “phép cộng” nếu bài toán yêu cầu “nhiều hơn” hoặc “gộp”, “tất cả”. chọn “tính trừ” nếu “bớt” hoặc “tìm phần còn lại” hay là “ít hơn” Ví dụ Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam ? Để giải bài toán này, học sinh cần phải tìm mối quan liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải toán thông qua các câu hỏi gợi ý sau: + Bài toán cho biết gì ? (vườn nhà Mai có 17 cây cam) + Bài toán còn cho biết gì nữa ? (vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây) + Bài toán hỏi gì ? (vườn nhà Hoa có bao nhiêu cây cam) + Muốn biết vườn nhà Hoa có bao nhieu cây cam em làm tính gì ? (tính trừ) + Lấy mấy trừ đi mấy ? (17 – 7) + 17 – 7 bằng bao nhiêu ? (17 – 7 = 10) b. Đặt câu lời giải thích hợp. Thực tế giảng dạy cho thấy việc đặt câu lời giải phù hợp là bước vô cùng quan trọng và khó khăn đối với học sinh lớp 2. Chính vì vậy việc hướng dẫn học sinh lựa chọn và đặt câu lời giải hay cũng là một khó khăn đối với người dạy. Tùy từng đối tượng học sinh mà tôi lựa chọn hướng dẫn các cách sau: - Cách 1: (Được áp dụng nhiều nhất và dể hiểu nhất): Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu “hỏi” và từ cuối “mấy” rồi thêm từ “là” để có câu lời giải “vườn nhà Hoa có số mấy cây cam là”: rồi chèn phép tính vào để có các cả bước giải (gồm câu hỏi, câu lời giải và phép tính): Vườn nhà Hoa có số cây cam là: 17 – 7 = 10 Bên cạnh việc hướng dẫn trình bày như trên, chúng tôi luôn luôn nhắc nhở, rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết chữ - viết số đúng mẫu – đẹp. Việc kết hợp với chữ viết và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong vấn đề giải toán có lời văn lớp của các em. Qua kết quả môn toán từ năm học trước và năm học này cụ thể như sau: - Năm học: 2010-2011 * Tổng số học sinh khối 2: 77 học sinh + Giỏi: 15 học sinh. Tỷ lệ: 19,48% + Khá: 17 học sinh. Tỷ lệ: 22,08% + TB: 45 học sinh. Tỷ lệ: 58,44% - Năm học: 2011-2012 tính đến CHKI: * Tổng số học sinh khối 2: 81 học sinh + Giỏi: 22. Tỷ lệ: 27,16% + Khá: 19. Tỷ lệ: 23,46% + TB: 36. Tỷ lệ: 44,44% + Yếu: 4. Tỷ lệ: 4,94% III. KẾT LUẬN Nhờ áp dụng, kết hợp các biện pháp trong giảng dạy mà chúng tôi thu được những kết quả ban đầu trong việc dạy học “Giải toán có lời văn” nói riêng và trong chất lượng môn toán nói chung bởi vì “Giải toán có lời văn” là dạng toán khó của chương trình SGK toán 2. Học sinh phải đặt lời giải trước phép tính và kết quả của bài toán. Nếu các em nắm chắt được cách giải toán lớp 2 chắt chắn sau này các em học lên các lớp trên sẽ có điều kiện tốt hơn ở dạng toán khó hơn. Có được kết quả như vậy một phần nhờ học tập tích cực, tự giác của học sinh, sự quan tâm nhắc nhở của phụ huynh học sinh, bên cạnh đó là các biện pháp giáo dục đúng lúc, kịp thời của giáo viên. Qua kết quả đã đạt được trên, chúng tôi thấy số học sinh yếu đã không còn, số học sinh khá, giỏi tăng. So với năm học trước thì kết quả trên thật là đáng mừng. Điều đó cho thấy những cố gắng đổi mới phương pháp dạy học của chúng tôi đã có kết quả khả quan. Những thầy cô giáo trường bạn trong lần thanh tra trường khi dự
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_tot_cac_dang_bai_toan_co_loi_van_l.doc