Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Toán Lớp 2 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới

docx 21 trang sangkienhay 27/10/2023 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Toán Lớp 2 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Toán Lớp 2 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Toán Lớp 2 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới
 Dạy học Toán lớp 2 như thế nào để đáp
 ứng yêu cầu đổi mới
 A. phần mở đầu
 i. lý do chọn chuyên đề
 Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng.Yêu 
cầu chủ nhân tương lai của thế kỷ XXI phải là những con người có năng lực, trí tuệ cao. Để 
đào tạo những con người đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới, đó là nhiệm vụ của 
ngành giáo dục, trong đó bậc Tiểu học là bậc học đóng vai trò làm nền móng. Nghị quyết TW 
II khoá VIII đã nêu rõ mục tiêu giáo dục tiểu học đến năm 2020 là “Nâng cao chất lượng toàn 
diện bậc tiểu học”.Cùng với những môn học khác, môn Toán ở tiểu học giữ một vị trí hết sức 
quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Nó trang 
bị cho học sinh những kiến thức cần thiết nhằm phục vụ đời sống và phát triển của xã hội. Môn 
Toán ở lớp 1 và lớp 2 là cơ sở ban đầu có tính quyết định cho việc dạy học Toán sau này của 
học sinh.
 Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục, chương trình giáo dục tiểu học đã thực 
hiện đổi mới sách giáo khoa và nội dung chương trình dạy học ở các lớp, các môn học nói 
chung và môn Toán lớp 2 nói riêng. Năm học này là năm học thứ năm thực hiện chương trình 
này. Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Toán, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các 
phương pháp dạy học, sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một 
cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự 
giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học.
 Thực hiện tốt chủ đề năm học: Tiếp tục “ ổn định - phát triển — hội nhập ” trên cơ sở 
“Hiện đại -tăng tốc - bền vững” góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung sách giáo khoa 
và phương pháp dạy học. Ban giám hiệu trường tiểu học Đằng Hải đã chỉ đạo toàn bộ các khối 
đặc biệt là khối 2 nghiên cứu và thực hiện chuyên đề; “ Dạy học Toán lớp 2 như thế nào để 
đáp ứng yêu cầu đổi mới. ” Để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao chất 
lượng giảng dạy của môn học. hoàn thành tốt việc dạy và học.
 - Học sinh khối 2 đều được học 2 buổi /ngày. Vì vậy có nhiều thời gian cho việc luyện 
tập thực hành ở buổi 2.
 - Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng các môn 
học nói chung và môn toán nói riêng.
 2. Khó khăn
 - Giáo viên: Một số giáo viên việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, có đồng chí 
ngại dùng, còn lúng túng, vụng về khi sử dụng, nên hiệu quả tiết dạy chưa cao.
 - Học sinh:ở độ tuổi các em dễ tiếp thu nhưng lại chóng quên dẫn đến việc học tập 
chưa cao.
 Bên cạnh đó còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình, còn có 
quan điểm “Trăm sự nhờ nhà trường, nhờ cô”cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng 
học tập của học sinh.
 Chính vì vậy “ Dạy học Toán lớp 2 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới” là một 
vấn đề bức xúc, cần thiết đặt ra đối với mỗi thầy cô giáo và với người quản lý chỉ đạo. Để giáo 
viên tự tin trong giảng dạy, học sinh chủ động trong học tập, học sinh tự tìm kiếm kiến thức 
mới. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán nói chung và Toán lớp 2 nói riêng. Đáp 
ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, theo kịp sự phát triển nhanh chóng của xã hội.
 Những vấn đề trăn trở và tồn tại trên đây là động cơ thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu thực 
tế giảng dạy, tìm tòi tham khảo sách báo tạp chí để nghiên cứu chuyên đề:
 Dạy học Toán lớp 2 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới. ”
 b. phần nội dung
 i. nội dung chương trình môn toán:
 1. về cấu trúc chương trình Toán tiểu học.
 - Thu gọn việc dạy số tự nhiên chủ yếu ở lớp 1, 2, 3 :
 - Lớp 4 dạy sâu hơn về số tự nhiên, phân số và ôn tập .
 - Lớp 5 dùng thời gian chủ yếu học dãy số thập phân với 4 phép tính, tính phần trăm
 - Trên cơ sở dạy số điều chỉnh dạy đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố đại số, giải dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể, dựa vào đó nắm bắt được kiến thức kĩ 
năng của môn Toán.
 Đối với lớp 2 khi sử dụng phương pháp này, học sinh cần phải huy động các giác 
quan như tay cầm, mắt nhìn, tai nghe tức là học sinh phải “làm việc bằng tay” trên các đồ dùng 
học tập để nhận biết phát hiện kiến thức mới và điều quan trọng là trực quan phải là các vật 
thực, tranh ảnh, mô hình hay que tính, quả cam...
 Ví dụ:
 Khi dạy bài “11 trừ đi một số ” Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các bó que tính 
và que tính rời (hoặc quan sát tranh vẽ trong SGK) để học sinh tự nêu được chẳng hạn: Có một 
bó một chục que tính và một que tính, tức là 11 que tính lấy bớt đi 5 que tính thì còn lại mấy 
que tính? Tức là 11 - 5 = ? Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác trên que tính, 
để nêu và làm được chẳng hạn: Để bớt đi 5 que tính, lúc đầu ta bớt đi một que tính rời (11 - 1 
= 10) sau đó, phải tháo bó que tính ra để có 10 que tính rời, lấy bớt tiếp 4 que tính nữa còn lại 
6 que tính (10 - 4 = 6). Vậy 11 - 5 = 6. Học sinh sẽ tìm được kết quả của các phép tính trừ: 11 
- 2, 11 - 3, 11 - 4, 11 - 5, 11 - 6, 11 - 7, 11 - 8, 11 - 9. Sau khi học sinh đã tự tìm được kết qủa 
các phép tính trừ nêu trên, giáo viên tổ chức cho học sinh ghi nhớ các công thức trong bảng trừ 
của bài 11 trừ đi một số.
 2. Phương pháp gợi mở vấn đáp:
 Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những 
kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ và lần 
lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận cần thiết, giúp học tìm ra những kiến 
thức mới.
 Ví dụ:
 Khi dạy bài: Phép nhân
 Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi:
 + Mỗi tấm bìa có mâý chấm tròn? ( 2 chấm tròn)
 + Có mấy tấm bìa? ( 5 tấm bìa)
 + Hai chấm tròn được lấy mấy lần (2 chấm tròn được lấy 5 lần).
 Học sinh tính được tổng số chấm tròn sau đó nhận xét được 2 được cộng 5 lần và viết 
được phép nhân 2 x5 = 10. Học sinh luyện tập làm việc cá nhân với bài 1: Nối các điểm để có đường gấp khúc gồm 
2 đoạn thẳng,3 đoạn thẳng. Qua đó giúp học sinh củng cố kiến thức về vẽ đường gấp khúc có 
2 đoạn thẳng từ 3điểm, vẽ đường gấp khúc có 3đoạn thẳng từ 4điểm. Hoặc ở bài 4 HS được 
thực hành tính độ dài đoạn dây đồng được uốn thành hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau và 
bằng 4cm. Từ đó các em củng cố và khắc sâu cách tính độ dài đường gấp khúc với 2 cách:
 Cách 1: Làm bằng phép tính cộng 4+4+ 4= 12(cm),
 Cách 2: Làm bằng phép tính nhân 4x3= 12(cm) .
 Ngoài ra còn mở rộng thêm cho học sinh về đường gấp khúc khép kín.
 * Khi dạy thực hành luyện tập cần chú ý:
 + Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học trong sự đa dạng phong phú của các bài thực 
hành luyện tập.
 + Giúp học sinh thực hành luyện tập theo khả năng của mình.
 + Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh.
 + Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập
 + Tập cho học sinh thõi quen không thoả mãn bài làm của mình, với cách giải quyết 
vấn đề đó, giáo viên không nên “áp đặt”học sinh theo phương án có sẵn, hãy động viên các em 
tìm và lựa chọn phương án tốt nhất.
 Tóm lại:
 Trong dạy học Toán người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các 
phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi 
chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hình thành và rèn luyện kĩ năng 
Toán học, hướng dẫn học sinh giải Toán, kết hợp việc vận dụng phương pháp dạy học hợp 
tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơi Toán học, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học 
Toán 2.
 IV / những điểm cần chú ý khi dạy các mạch kiến thức ở toán 2
 1. về số học
 Với mục tiêu học tập môn toán ở tiểu học là giúp cho học sinh thành thạo bốn phép tính 
số học, là cơ sở phát triển tư duy và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Vì vậy mạch kiến thức + Bước 2: Củng các kiến thức này được thông qua các bài tập có gắn với các hình ảnh 
trực quan.
 + Bước 3: Các kiến thức và kĩ năng củng cố thông qua các bài tập với các số thuần tuý 
mà không kèm các hình ảnh trực quan. Lúc này học sinh đã có thể làm việc trực tiếp với các 
số, thuần tuý, mà không phải dựa vào các hình ảnh trực quan ban đầu.
 * Phương pháp được sử dụng dạy hình thành các số đến 1000 là phương pháp trực quan, 
phương pháp gợi mở vấn đáp, phương pháp thực hành luyện tập.
 Ví dụ:
 Dạy bài: “Các số tròn chục từ 110 đến 200”.
 Đồ dùng chuẩn bị là các mô hình số biểu diễn trăm , chục, đơn vị (cả giáo viên 
và học sinh. Cách tiến hành bằng trực quan, giáo viên gắn lên bảng các mô hình biểu diễn trăm, 
chục, đơn vị) Cho học sinh nêu hoặc điền vào bảng con các số tròn chục đã biết. Cho học sinh 
nhận xét đặc điểm các số tròn chục. Số tròn chục có chữ số tận cùng bên phải là chữ số 0 .Tiếp 
đó giáo viên gắn các mô hình biểu diễn 110, 120. Học sinh được quan sát và nêu được hình vẽ 
cho biết có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị. Tương tự cho học sinh làm trên mô hình để tìm 
ra số 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200.
 1.2. Dạy học các phép tính.
 a. Mục tiêu:
 Các phép tính là tuyến kiến thức trong mạch số học của chương trình môn toán tiểu học 
- mạch cốt lõi của môn Toán. Các bài dạy về phép tính chiếm phần lớn nội dung SGK Toán 2. 
Vì vậy nó được coi là trọng tâm của môn Toán 2. Bài dạy về các phép tính ở lớp 2 có thể phân 
chia theo các nhóm sau:
 + Các bài dạy về phép cộng phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
 + Các bài dạy về phép nhân với 2,3,4,5 và giới thiệu bảng nhân 2,3,4,5
 + Các bài dạy vê phép chia với 2,3,4,5 và giới thiệu bảng chia 2,3,4,5.
 + Các bài dạy về thành phần của mỗi phép tính và tìm thành phần của phép tính.
 + Tính giá trị của biểu thức số đơn giản.
 - Trong mỗi bài dạy về phép cộng ( phép trừ, nhân, chia) sau khi hình thành ý 
nghĩa của phép toán, kĩ thuật tính, cần nêu qui tắc thực hành tính. Sau đó rèn luyện kĩ năng tính chốt lại cách hay nhất
 * Khi dạy về số học cần chú ý về phương pháp dạy học như sau:
 + Dạy học dựa trên vốn kiến thức của HS
 + Không làm thay, nói thay HS, mà tổ chức các hoạt động học tập cho HS
 + Cho HS thao tác trên các que tính, thẻ sô.
 + Cho HS nói cách làm và kết quả.
 + Cho HS quan sát kiểm tra việc làm và kết quả khi thao tác với các vật thật, với mô 
hình và kết quả trong SGK.
 + Cho HS tìm nhiều phép tính trên một mô hình, diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau 
của cùng một nội dung.
 + HS phải tự tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV.
 + Hãy tạo không khí vui vẻ, để HS thi đua hợp tác với nhau trong quá trình tìm kiếm 
phát hiện và vận dụng kiến thức.
 2. Dạy học đại lượng và đo đại lượng ở lớp 2.
 a. Mục tiêu: Giúp HS.
 + Nhận biết đơn vị đo độ dài dm, cm, km, mm,. Biết cách đọc, viết, các số đo độ dài 
theo đơn vị đo mới học.
 + Nắm được quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, giữa dm và cm, m và dm, giữa cm, mm, 
km và m.
 + Tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài. Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ với các 
số đo theo các đơn vị đo độ dài đã học
 + Tập đo và ước lượng đọ dài trong phạm vi 20 cm, 5m
 + Nhận biết về lít, đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị lít. Tập đong, đo, ước 
lượng theo lít.
 + Hình thành biểu tượng về khối lượng.
 + Nhận biết đơn vị đo khối lượng kg, đọc viết, làm tính với các số đo theo đơn vị kg.
 + Nhận biết đơn vị đo thời gian, giờ, tháng, nắm được mối quan hệ, ngày - giờ, giờ - 
phút, ngày - tháng. đoạn khép kín thành hình tam giác, từ đó chu vi hình tam giác là tổng độ dài 3 cạnh cũng là độ 
dài đường gấp khúc đó.
 - Dùng đồ dùng trực quan hoặc liên hệ các đồ vật trong thực tế có hình dạng hình học, 
để học sinh nhận biết hình (dạng tổng thể).
 - Lấy những hình có tính chất “phần ví dụ” để củng cố nhận biết hình dạng các hình 
đang học (Chẳng hạn: muốn cho học sinh biết hình chữ nhật, có thể cho học sinh quan sát tập 
hợp gồm những hình: hình tròn, hình tam giác, hình tứ giác, trong đó có cả hình chữ nhật, rồi 
hỏi học sinh đâu là hình chữ nhật hoặc cho học sinh tô màu hình chữ nhật)
 - Khi dạy các bài có tiết luyện tập thực hành cần cho học sinh được tự do hoạt động(ví 
dụ: vẽ, xếp hình được tự tính toán tìm ra kết quả) giáo viên không nên làm thay hoặc hướng 
dẫn quá kỹ cho học sinh.
 4. Dạy học giải toán có lời văn:
 a. Mục tiêu:
 Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn về cộng, trừ trong đó có bài toán “nhiều 
hơn, ít hơn”, loại số đơn vị, các bài toán về nhân, chia (trong phạm vi bảng nhân, chia 2,3,4,5) 
và bước đầu làm quen giải bài toán có nội dung hình học (tính độ dài, tính chu vi các hình).
 Rèn phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt (phân tích đề bài, giải quyết vấn đề, 
trình bày vấn đề bằng nói hoặc viết).
 b. Đồ dùng dạy học: Đó là các vật thật, quả cam, hay tranh ảnh...
 c. Cách tiến hành dạy học giải toán có lời văn:
 - Khi dạy giải toán có lời văn, chủ yếu dạy học sinh biết cách giải bài toán (phương 
pháp giải toán). Giáo viên không nên làm thay hoặc áp đặt cách giải, mà chỉ cho học sinh làm 
mỗi phép tính để tìm ra kết quả. Cố gắng để học sinh tự tìm ra cách giải bài toán (tập trung vào 
ba bước: tóm tắt bài toán, để biết bài toán cho biết gì, hỏi gì, tìm cách giải quyết, thiết lập mối 
quan hệ giữa các giữ kiện của đề bài với phép tính tương ứng. Trình bày bài giải, viết câu trả 
lời phép tính tương ứng và đáp số).
 - Về phần tóm tắt bài toán, yêu cầu học sinh tự tri giác đề toán rồi nêu (viết ) tóm tắt. 
Có thể bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng (nên dùng sơ đồ đoạn thẳng để biểu thị trực quan, khái 
niệm “nhiều hơn, ít hơn”). Phần tóm tắt cần thiết khi học giải toán, tuy nhiên không nhất thiết 
phải viết vào phần trình bày bài giảng (mục đích tóm tắt bài toán cho biết gì và kết luận, bài 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_toan_lop_2_nhu_the_nao_de_dap.docx