Sáng kiến kinh nghiệm Dạy đọc và đổi đơn vị đo độ dài môn toán Lớp 2

doc 7 trang sangkienhay 27/10/2023 4000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy đọc và đổi đơn vị đo độ dài môn toán Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy đọc và đổi đơn vị đo độ dài môn toán Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy đọc và đổi đơn vị đo độ dài môn toán Lớp 2
 Sáng kiến kinh nghiệm
DẠY ĐỌC VÀ ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI 
 MÔN TOÁN LỚP 2 đó nhằm chuẩn bị ngay từ bậc Tiểu học những con người chủ động, sáng tạo đáp ứng được mục 
tiêu chung của cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
Dạy toán ở tiểu học vừa phải đảm bảo tính hệ thống chính xác của toán học vừa phải đảm bảo 
tính vừa sức của học sinh. Kết hợp yêu cầu đó là một việc làm khó, đòi hỏi tính khoa học và 
nhận thức, tốt về cả nội dung lẫn phương pháp. Trong chương trình dạy toán 2 việc dạy đổi đơn 
vị đo độ dài là một trong những nội dung được đề cập.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản dạy đổi đơn vị đo độ dài là học sinh phải nắm được mối quan 
hệ giữa các đơn vị đo từ đó mới đổi được các số đo độ dài.
ii. Cơ sở thực tiễn
Khi dạy lớp 2, tôi nhận thấy việc dạy đổi đơn vị đo độ dài trong chương trình toán ở bậc tiểu học 
nói chung và ở lớp 2 nói riêng là hết sức cần thiết. ở lứa tuổi học sinh tiểu học, việc nắm mối 
quan hệ giữa các đơn vị đo còn rất nhiều hạn chế dẫn đến việc học sinh không biết đổi hoặc đổi 
sai. Việc dạy cho học sinh biết cách đổi đơn vị đo độ dài trong chương trình Toán lớp 2 vô cùng 
quan trọng, đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt các yếu tố đại lượng và đo đại lượng của 
lớp trên.
Việc dạy các đơn vị đo độ dài và đổi đơn vị đo độ dài lớp 2 như thế nào để đạt được hiệu quả cao 
nhất phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của phương 
pháp dạy học đó là nội dung tôi muốn đề cập tới trong đề tài.
 Phần II. nội dung
I. Những nội dung đề cập
1. Học sinh không nắm được cách viết tắt của đơn vị đo. Đặc biệt là đối với học sinh yếu. Qua 
thực tế giảng dạy, tôi thấy một số học sinh không nắm được cách viết tắt của đơn vị đo. Nguyên 
nhân là do giáo viên chưa khắc sâu kiến thức, chỉ giới thiệu tên đơn vị đo, cách viết tắt đơn vị đo 
đó mà không cho học sinh thực hành nhìn vào cách viết tắt đọc tên đơn vị đo, viết tên đơn vị đo 
(cách viết tắt), các số đo độ dài mang tên đơn vị đo đó ra giấy nháp, ra bảng.
2. Học sinh không tìm được độ dài của số đo ở trên thước.
 Khi giới thiệu về các đơn vị đo, giáo viên thường chỉ nêu tên đơn vị, cách viết tắt, cách đọc đơn 
vị đó, chứ chưa chú ý cho học sinh nhận dạng đơn vị đo trên thước. Chính vì vậy, học sinh có thể 
thuộc lòng tên đơn vị đo, cách viết tắt đơn vị đo đó nhưng khi gọi học sinh chỉ độ dài ở trên 
thước của một số đo nào đó đã được học thì học sinh không tìm được.
3. Đối với học sinh lớp 2, việc nắm mối quan hệ giữa các đơn vị còn nhiều hạn chế. Trong 
chương trình sách giáo khoa, không có phần thời gian nào cho học sinh thực hành kiến thức đã 
học về đơn vị đo để các em hiểu một cách chắc chắn kiến thức. mà ở đây các em phải công nhận. 
Nếu giáo viên chỉ cho học sinh quan sát thước đo và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo mà 
không trực tiếp cầm thước đo cụ thể thì các em rất dễ quên và không hiểu bản chất của đơn vị đó.
4. Khi đổi các đơn vị đo và giải toán có các đơn vị đo độ dài học sinh hay đổi sai hoặc còn lúng 
túng trong quá trình đổi các đơn vị đo độ dài hoặc khi trình bày bài toán có lời văn học sinh viết 
cả tên đơn vị vào phép tính hoặc câu trả lời học sinh lại viết tắt tên đơn vị đo. Ví dụ: Bài 3 trang 
150: Cây dừa cao 8 m, cây thông cao hơn cây dừa 5 m. Hỏi cây thông cao bao nhiêu mét?
Một số học sinh trình bày bài giải như sau:
 Số m cây thông cao là:
 8 + 5 = 13 (m)
 Đáp số: 13 m
Hoặc:
 Số mét cây thông cao là:
 8 m + 5 m = 13 (m) 3dm5cm = ..cm (3)
 Mở rộng cho học sinh khá giỏi:
 2 m = .cm (4)
 1 m2cm = ..cm (5)
 Trước khi làm bài, giáo viên hướng dẫn học sinh viết các đơn vị đo độ dài đã học ra giấy nháp 
và tiến hành như sau:
 Cách thực hiện
Nháp:
* (1) 1 dm = cm 
 Viết số 1 vào cột dm. Đơn vị cần đổi là cm, ta 
viết số 0 vào cột cm. Nhìn vào nháp ta thấy: 1 dm = m dm cm
10 cm (1) đ 1 0
 * (2) 1 m = .dm (2) đ 1 0
 Như trên, điền số 1 vào cột m, điền số 0 vào cột dm. (3) đ 3 5
Nhìn vào nháp ta thấy: 1m = 10 dm. (4) đ 2 0 0 
 * (3) 3dm5cm = ..cm (5) đ 1 0 
Ta viết số 3 vào hàng dm, số 5 vào hàng cm. Như 2 
vậy: 3dm5cm = 35 cm
 Với học sinh khá, giỏi mở rộng cho các em đổi theo cách viết nháp trên.
 Ví dụ: (4) 2 m = .cm
 Viết số 2 ở cột m, số 0 ở cột cm, cột dm ở giữa m và cm chưa có số nào thì ta điền số 0. Nhìn 
vào nháp: 2 m = 200 cm
 * (5) Sau này với các bài mà yêu cầu phức tạp hơn, nếu các em có gặp trong thực tế hãy làm 
nháp theo cách trên.
 1m2cm = ..cm
 Viết số 1 vào cột m, số 2 vào cột cm, cột dm chưa có, điền số 0, ta có
 1m2cm = 102 cm
 Cách này áp dụng cho học sinh có lực học trung bình, yếu, còn đối với học sinh học khá, 
giỏi, học sinh dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo để làm bài tập đổi đơn vị đo độ dài.
 Ví dụ: 2 m = cm
 Hướng dẫn học sinh: 1m = 100cm. Vậy 2 m = 200 cm
 Hay: 1 m 2 cm = .cm.
 Hướng dẫn học sinh: 1 m = 100 cm. Lấy 100 cm + 2 cm = 102 cm
 - Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải toán có lời văn khi có các số đo độ dài.
 Thường khi giải bài toán có lời văn với các số đo độ dài, học sinh thường viết cả tên đơn vị đo 
cùng với số đo hoặc viết tắt tên đơn vị đo ở câu lời giải.
 Ví dụ: Bài 3 trang 150: Cây dừa cao 8 m, cây thông cao hơn cây dừa 5 m. Hỏi cây thông cao 
bao nhiêu mét?
 Một số học sinh trình bày bài giải như sau:
 Số m cây thông cao là:
 8 + 5 = 13 (m)
 Đáp số: 13 m
 Hoặc:
 Số mét cây thông cao là:
 8 m + 5 m = 13 (m) - Hướng dẫn học sinh đổi bằng cách viết các đơn vị đo đã học theo thứ tự từ lớn đến bé ra giấy 
nháp, sau đó đưa số vào bảng như phần nội dung đã trình bày ở trên để giúp học sinh làm bài 
một cách dễ dàng.
 - Đối với bài toán có lời văn mà có số đo độ dài giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách trình 
bày bài giải cho đúng từ câu trả lời đến các phép tính.
ii. Đề xuất kiến nghị
 Cấp trên tạo điều kiện để giáo viên được đi tham quan, học tập các giáo viên dạy tốt, có kinh 
nghiệm ở trường bạn để học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Nguyên lý, ngày 8 tháng 11 năm 2010
 Người viết kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_doc_va_doi_don_vi_do_do_dai_mon_to.doc