Báo cáo kết quả SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các bài toán có yếu tố hình học môn Toán Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo kết quả SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các bài toán có yếu tố hình học môn Toán Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo kết quả SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các bài toán có yếu tố hình học môn Toán Lớp 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN *** 1. Lời giới thiệu: Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM. Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong trường Tiểu học được quan tâm và đẩy mạnh không ngừng để ngay từ cấp Tiểu học, mỗi học sinh đều cần và có thể đạt được trình độ học vấn toàn diện, đồng thời phát tiển được khả năng của mình về một môn nào đó nhằm chuẩn bị ngay từ bậc Tiểu học những con người chủ động, sáng tạo, đáp ứng được mục tiêu chung của cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Yếu tố hình học bậc Tiểu học là một loại toán hay và khó nhằm phát triển tư duy và sáng tạo cho học sinh. Đây là mạch kiến thức gắn với đời sống thực tế, giúp các em có biểu tượng hình học cơ bản, từ đó phát huy tối đa tích cực, chủ động và sáng tạo. Trong những năm gần đây tôi được phân công giảng dạy lớp 2, tôi nhận thấy việc dạy các yếu tố hình học trong chương trình toán ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là hết sức cần thiết. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tư duy của các em còn hạn chế về mặt suy luận, phân tích. Việc dạy “các yêu tốc hình học” ở Tiểu học sẽ góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng cao và kĩ năng thực hành hình học đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt môn hình học sau này ở cấp phổ thông cơ sở. Qua nhiều năm giảng dạy lớp 2, đặc biệt là lớp 2B năm học 2021 – 2022 tôi làm chủ nhiệm còn nhiều em gặp khó khăn khi giải các bài toán có yêu tố hình học. Do vậy với kinh nghiệm của bản thân, qua nghiên cứu tài liệu và trao đổi thảo luận với đồng nghiệp tôi đưa ra “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các bài toán có yếu tố hình học môn Toán lớp 2”. - Nhà trường thường xuyên được sự chỉ đạo, giám sát của Phòng giáo dục và Đào tạo, của các cấp lãnh đạo địa phương và sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh học sinh. * Giáo viên: - Tất cả các cán bộ, giáo viên, nhiên viên trong trường đều tâm huyết tận tụy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh. - Đa phần giáo viên cũng đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau vào quá trình giảng dạy để giúp học sinh tiếp thu tri thức và thực hành luyện tập. b) Khó khăn: - Giáo viên cũng đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để giúp học sinh tiếp thu tri thức và luyện tập. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc dạy học các yếu tố hình học. Giáo viên chưa thực sự tìm tòi, sáng tạo trong vận dụng các phương pháp dạy học, chưa có “lối mòn tư duy” để so sánh và cải tiến phương pháp dạy học nên nhiều lúc sử dụng phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động trên lớp còn kém linh hoạt. Đôi khi, giáo viên còn truyền đạt kiến thức một chiều tới học sinh dẫn tới tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc, chưa phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học và mục tiêu giáo dục hiện nay. - Do trình độ học sinh không đồng đều lại quá đông nên giáo viên e ngại mức độ kiến thức là quá tải đối với học sinh. - Thời lượng dạy học yếu tố hình học trong chương trình toán 2 ít nên thời gian rèn luyện các bài toán có yêu tố hình học còn ít. 7.1.3. Thực trạng vấn đề học các yếu tố hình học của học sinh lớp 2 Qua việc quan sát, theo dõi và ghi chép lại trong quá trình giảng dạy và trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy việc học các yếu tố hình học gặp rất nhiều khó khăn cụ thể như sau: - Nhiều học sinh không nắm rõ được biểu tượng điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng dẫn đến học sinh gặp khó khăn trong các bài toán đếm điểm, đoạn thẳng, xác định ba điểm thẳng hàng. - Khả năng tư suy, suy luận, tưởng tượng hình của học sinh còn hạn chế: trong quá trình giảng dạy tôi thấy rất nhiều em gặp khó khăn trong việc Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 2B 34 5 28 1 2C 31 7 23 1 (Bảng 1: Kết quả môn Toán cuối học kì I năm học 2020 – 2021 của học sinh lớp 2B và 2C) Để kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức có yếu tố hình học của hai lớp, tôi đã đưa ra một đề kiểm tra có các bài có yếu tố hình học với nội dung sau: nhận diện được điểm, đoạn thẳng; đếm số lượng hình; giải toán có lời văn có nội dung hình học liên quan đến thực tế. Sau khi khảo sát hai lớp, tôi thu được kết quả như sau: Chưa làm Không nhận Số học sinh Không đếm đúng bài diện được Lớp được kiểm được hình toán có lời hình tra văn SL % SL % SL % 2B 34 8 23,5 12 35,3 10 29,4 (Đối chứng) 2C 31 7 22,6 10 32,3 9 29,1 (Thực nghiệm) (Bảng 2: Bảng tổng hợp kết quả thăm dò khả năng tiếp thu kiến thức có yếu tố hình học ở lớp 2B và 2C trước khi áp dụng sáng kiến mới tại thời điểm đầu tháng 10 năm 2020) Qua khảo sát tôi thấy năng lực làm các bài toán có yếu tố hình học của học sinh hai lớp là tương đương nhau. Khả năng nhận diện hình, đếm hình của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Nhiều học sinh vẫn chưa nắm chắc được các biểu tượng hình học dẫn đến đếm hình còn nhầm lẫn. 7.1.4. Nguyên nhân dẫn đến kết quả, thực trạng - Từ việc theo dõi và ghi chép về thực trạng giải các bài toán có yếu tố hình học của học sinh cho thấy học sinh học chưa tốt xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất: Vì mảng kiến thức yếu tố hình học chiếm thời lượng ít trong chương trình Toán 2 nên giáo viên còn chưa trú trọng cho học sinh thực hành luyện tập nhiều ở mảng kiến thức này; giáo viên chư thấy được tầm quan trọng của việc dạy học yếu tố hình có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy, suy luận của học sinh đặc biệt là học sinh trong giai đoạn đầu tiểu học. - Tôi thường xuyên nêu các tấm gương học tốt trong trường, trong lớp để các em noi theo. Các em sẽ thấy việc học Toán không hề khó vì xung quanh các em có rất nhiều tâm gương học tốt. Chỉ cần các em cố gắng, các em cũng có thể học tốt giống như họ. * Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng biện pháp, học sinh đã hứng thú, tích cực tham gia hoạt động học đối với môn Toán hơn, các em thấy rằng môn Toán không hề khô khan, nhàm chán và các em yêu thích môn Toán hơn. 7.1.5.2. Biện pháp 2: Lựa chọn hình thức dạy học phù hợp, linh hoạt trong từng bài học Tư duy của học sinh chỉ có thể hình thành và phát triển trong các hoạt động. Nhờ việc quan sát và thao tác trên các mô hình hình học và kinh nghiệm được tích lũy mà học sinh có thể nhận thấy được đặc điểm của các hình cũng như các biểu tượng hình học. Dạy học yếu tố hình học bắt đầu từ hoạt động thực nghiệm không chỉ phù hợp với nhận thức của trẻ khi học hình học mà còn là cách rèn luyện tư duy tích cực. Chính trong quá trình quan sát và thao tác trên các đối tượng, các thao tác tư duy và trí tưởng tượng không gian đã diễn ra. Các thao tác tư duy và trí tưởng tượng không gian đó giúp học sinh suy có những suy luận logic, hợp lý, đồng thời giúp học sinh dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào mô hình cụ thể, tiến tới hình thành biểu tượng hình học, làm chỗ dựa cho định nghĩa khái niệm trừu tượng. Để học sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến thức cần tổ chức các hoạt động hình học vừa sức để học sinh tự phát hiện ra kiến thức trong một số tình huống học tập trên lớp. Cần phải lựa chọn hình thức dạy học phù hợp với từng nội dung hình học khác nhau nhằm rèn luyện tư duy, khả năng suy đoán cho học sinh. Tùy vào từng nội dung hình học cụ thể mà lựa chọn các hình thức dạy học cho phù hợp. * Mục tiêu của biện pháp: Nhằm giúp học sinh nắm chắc được các biểu tượng hình học và giải quyết các bài toán hình học dễ dàng hơn. * Cách thức thực hiện: Có 2 nội dung dạy học yếu tố hình học chủ yếu ở Toán 2: nội dung lý thuyết và nội dung thực hành. + Nội dung lý thuyết CDE Từ hình ảnh thực tế cầu thang lên Thác Bạc ở Sa Pa học sinh được quan sát trước đó, học sinh sẽ nhận diện được hình B là đường đường gấp khúc. - Để học sinh ghi nhớ sâu hơn, tôi thường xuyên tổ chức cho học sinh ôn tập, nhận biết điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, ba điểm thẳng hàg,bằng hình thức thi đua qua các bài tập trắc nghiệm hoặc kể tên những thứ xung quanh em có dạng đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong,Hình thức tổ chức dạy học này giúp thúc đẩy phong trào thi đua học tập của các em vừa tạo không khí thoải mái trong tiết học. Ví dụ 1: Sau khi học sinh nhận biết được biểu tượng đoạn thẳng, tôi tổ chức cho học sinh thi kể tên những gì xung quanh em có dạng đoạn thẳng. Học sinh sẽ tích cực quan sát xung quanh lớp học để tìm và hăng hái phát biểu: Các đồ vật có dạng đoạn thẳng: cái thước, cái bảng lớp (chiều dài cái bảng lớp), cửa sổ (chiều dài khung cửa sổ), chiều dài của lớp học,.Qua việc thi đua học tập này học sinh sẽ càng nắm rõ và khắc sâu hơn biểu tượng đoạn thẳng. + Nội dung thực hành - Một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học là thực hành, luyện tập thường xuyên. Thông qua hoạt động thực hành, học sinh được suy nghĩ, tư duy nhiều hơn, các em vận dụng lý thuyết vào thực hành có hiệu quả. Giáo viên cần tận dụng các bài tập “mở”, khai thác các kiến thức có ngay trong sách giáo khoa để bồi dưỡng cho các đối tượng học sinh. Cần tạo cho các em thói quen đứng trước một tình huống, biết đặt và giải quyết vấn đề, Đầu tiên, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện từng thao tác gấp, cắt theo yêu cầu để nhận được 4 mảnh giấy hình tam giác bằng nhau từ mảnh giấy hình vuông. Tiếp theo, tôi chia lớp thành nhóm 4 để tổ chức chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” thi xếp thành các hình ở các phần a, b, c, d. Nhóm nào xếp đúng và nhanh hơn sẽ giành chiến thắng. (Nếu học sinh hoàn thành nhiệm vụ sớm, tôi tổ chức ghép hai học sinh thành một nhóm để đặt ra thử thách: “Từ 8 hình tam giác nhỏ của cả hai bạn, hãy xếp thành những hình từ a đến d.”) - Trong quá trình dạy học môn Toán nói chung và dạy học yếu tố hình học nói riêng, tôi sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học khác nhau ở cả nội dung lý thuyết và thực hành để giờ học không bị nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh trong học tập giúp phát huy năng lực của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. * Kết quả đạt được: Nhờ áp dụng biện pháp trên, học sinh nắm chắc các biểu tượng hình học và giải quyết các bài toán có yếu tố hình học tốt hơn, các em hứng thú học và ham thích học hình học hơn. 7.1.5.3. Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung hình học * Mục tiêu của biện pháp: Giúp các em học tốt các bài toán có yếu tố hình học theo một hệ thống bài tập trong chương trình hình học lớp 2.
File đính kèm:
bao_cao_ket_qua_skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc