SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động học Toán cho học sinh Lớp 2 qua trò chơi học tập

doc 17 trang sangkienhay 19/10/2023 7203
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động học Toán cho học sinh Lớp 2 qua trò chơi học tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động học Toán cho học sinh Lớp 2 qua trò chơi học tập

SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động học Toán cho học sinh Lớp 2 qua trò chơi học tập
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA VÌ 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THÁI HÒA
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Phát huy tính tích cực, chủ động học Toán
 cho học sinh lớp 2 qua trò chơi học tập
 Tên Tác giả: Chu Thị Cúc
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thái hòa
 Chức vụ: Giáo viên văn hóa
 NĂM HỌC 2021-2022 2/16
 2) Đối tượng – phạm vi nghiên cứu:
 - Học sinh lớp 2C, Trường Tiểu học Thái Hòa nơi tôi đang công tác.
 - Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập của môn Toán lớp 
2 để tìm hiểu nội dung, các dạng bài tập về môn Toán lớp 2 ở trường tiểu học 
hiện nay.
 - Tìm hiểu thực trạng dạy và học môn Toán lớp 2 trong trường tiểu học, 
những khó khăn vướng mắc của giáo viên và học sinh.
 - Nghiên cứu và tham khảo các sách nâng cao, các tài liệu có liên quan 
như: Toán Tuổi thơ; Thiết kế trò chơi toán học cho học sinh tiểu học,...
 - Tham khảo ý kiến đồng nghiệp và những người có tâm huyết với sự 
nghiệp trồng người.
 B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
 I. HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ:
 Dạy toán học là dạy cho học sinh sáng tạo, là rèn luyện các kĩ năng, trau 
dồi phẩm chất đạo đức, tính siêng năng, cần cù chịu khó. Đó là phẩm chất vốn 
có của con người. Thông qua dạy toán để những đức tính đó được thường xuyên 
phát huy và ngày càng hoàn thiện. Chương trình toán tiểu học là một công trình 
khoa học mang tính truyền thống và hiện đại. 
 Việc dạy toán tiểu học phải được đổi mới một cách mạnh mẽ về phương 
pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học về cách đánh giá học sinh. 
Nghiên cứu chương tình toán 2 chúng ta thấy rằng đó là nội dung hoàn chỉnh sắp 
xếp từ dễ đến khó, từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Phù hợp với đặc 
điểm tâm sinh lí và đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 2. Nghiên cứu để thấy 
rõ nội dung, bản chất của vấn đề từ đó mới có phương pháp giảng dạy hiệu quả. 
Sáng kiến kinh nghiệm là một tập hợp về nhận thức, cách nhận định, đánh giá 
phân tích tình hình để tìm ra con đường mang lại kết quả theo mong muốn. Nếu 
chỉ giảng dạy theo thiết kế và sách giáo khoa thì chưa đủ mà đòi hỏi người giáo 
viên cần sáng tạo.
 Giáo dục toán học là một bộ phận của giáo dục tiểu học. Do đó môn toán 
có nhiệm vụ vào mục tiêu của bậc học đó là: trang bị cho học sinh tiểu học kiến 
thức và kĩ năng cơ bản, cần thiết cho việc học tập tiếp hoặc đi vào cuộc sống. 
Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào hoạt động thiết thực trong đời sống 
từng bước hình thành, rèn luyện thói quen phương pháp và tác phong làm việc 
khoa học phù hợp với tâm lí của từng lứa tuổi, tạo tiền đề cho học sinh học tốt 
các môn học còn lại. 
 Học sinh tiểu học luôn hiếu động, tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Do 
vậy việc tổ chức cho học sinh học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các 4/16
Khi học toán các em không tập trung chú ý được lâu, dễ chán nản dẫn đến mất 
tập trung và làm việc riêng trong giờ toán.
 Khảo sát đầu học kì I vào tháng 9 bằng hình thức kiểm tra trực tuyến.
 Số học Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 sinh SL TL ( % ) SL TL ( % ) SL TL ( % )
 43 14 32,6 26 60,4 3 7,0
 Học sinh hứng thú với môn toán: 14/ 43 ( 32,6 %). Còn lại học sinh thích 
học các môn khác hơn.
 Chính từ những thực tế trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi luôn băn 
khoăn là làm thế nào để giúp học sinh có hứng thú khi môn toán phát huy tính 
tích cực, chủ động, tự giác của học sinh trong học tập. Đây là một vấn đề đáng 
quan tâm và cần phải thực hiện nhanh, đúng cách để những thế hệ do chúng ta 
đào tạo là những người luôn tự tin để có thể làm chủ tương lai, đất nước. Đặc 
biệt là giáo dục ở các vùng miền nông thôn khi các em giao tiếp còn hạn chế.
 Qua đổi mới các phương pháp dạy học sẽ giúp các em học sinh nông thôn, 
mạnh dạn, tự tin hơn trước đám đông, biết cách tự đánh giá việc học của mình 
cũng như biết đánh giá kết quả học tập của các bạn khác. Các em sẽ mạnh dạn 
nói lên ý kiến của mình. Từ đó các em có tính chủ động hơn trong học tập và 
biết phấn đấu thi đua nhau để việc học có kết quả cao hơn.
 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 1. Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi toán học lớp 2 
 Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức 
và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau : 
 a. Thiết kế trò chơi: 
 * Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 2 
nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi 
tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò 
chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch 
chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau :
 + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
 + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
 + Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 2 phù hợp với khả 
năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
 + Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
 + Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.
 + Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.
 * Cấu trúc của Trò chơi học tập : 6/16
lời sai thì sẽ mất quyền chỉ định và giáo viên bắt đầu lại từ đầu. Kết thúc giáo 
viên khen những bạn nói đúng và nhanh. Cả lớp nổ một tràng pháo tay khen các bạn.
 * Lưu ý : 
 + Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các 
bảng cộng trừ, nhân, chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ : 1 em hô 
to “5 x 6” và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả 
“bằng 30 ”. Hay “2 x 8 ” truyền vào bạn tiếp theo nói “bằng 16”.
 + Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, 
hào hứng trong giờ học cho các em. Trò chơi thu hút sự chú ý của các em (đặc 
biệt là các em hay mất tập trung , làm việc riêng trong giờ). Tất cả các em đều 
phải sẵn sàng tham gia. Trò chơi truyền điện tôi áp dụng hầu hết các tiết Luyện 
tập hoặc các tiết ôn lại các bảng nhân, chia 2; 5 với hầu hết các bài ”Tính nhẩm” 
và đạt hiệu quả tốt.
 2.2. Trò chơi : Trốn tìm cùng Bạch Tuyết và bảy Chú Lùn.
 Trò chơi có thể áp dụng để củng cố bài học
 Mục đích:
 - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức sau mỗi bài học
 - Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát và nhẩm tính nhanh.
 Chuẩn bị: Máy chiếu thiết kế trò chơi, hệ thống câu hỏi liên quan tới mỗi 
bài học.
 Cách chơi :
 Cả lớp cùng quan sát lên màn hình. Trên màn có những nhân vật và hình 
ảnh đáng yêu trong truyện cổ tích. Nhiệm vụ của các con là để giúp nàng Bạch 
Tuyết tìm được Chú Lùn sau mỗi gốc cây,thì các con phải trả lời lần lượt các 
câu hỏi, mỗi bạn chỉ được trả lời một câu hỏi bạn nào trả lời sai thì phải nhường 
lại quyền trả lời cho bạn khác. Mỗi lần trả lời đúng thì sẽ là một tràng vỗ tay sẽ 
xuất hiện nhằm khích lệ, khen thưởng các con. Với việc lần lượt trả lời được tất 
các câu hỏi có nghĩa là các con đã cùng nhau hợp sức giúp được công chúa tìm 
được ra các Chú Lùn sau mỗi gốc cây.
 Ví dụ: đối với bài Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc: 8/16
 Chuẩn bị: - Máy chiếu thiết kế trò chơi, hệ thống câu hỏi liên quan tới 
mỗi bài
 Cách chơi: Trên màn chiếu xuất hiện hình ảnh các cây, trên cây có các 
quả được đánh theo số. Mỗi cái quả sẽ ứng với một câu hỏi liên quan đến nội 
dung bài học. Học sinh sẽ được phép chọn một cái quả và trả lời câu hỏi. Nếu 
bạn nào trả lời sai sẽ phải nhường quyền trả lời cho bạn khác. Mỗi lần trả lời 
đúng sẽ được nhận một phần quà.
 Ví dụ: Trò chơi này có thể áp dụng vào bài: Hình chữ nhật - Hình tứ giác
 Câu hỏi 1: cho hình vẽ :
 Hình vẽ trên là :
 A. Hình chữ nhật
 B. Hình tứ giác
 Câu hỏi 2: Trong các hình dưới đây hình nào là hình tứ giác?
 Hình A Hình B
 A. Hình A
 B. Hình B
 Câu hỏi 3. Cho hình vẽ:
 Hình vẽ trên có mấy hình tứ giác? Mấy hình chữ nhật?
 A. 2 hình tứ giác, 1 hình chữ nhật
 B. 1 hình tứ giác, 2 hình chữ nhật 10/16
 Cách chơi : 
 + Chọn 2 đội, mỗi đội 5 em
 + Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú 
Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
 Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn 
những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. 
 - GV nêu cách chơi.
 * Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, Giáo viên đánh giá và hỏi thêm một 
số câu hỏi sau để khắc sâu bài học.
 + Tại sao chú ong 70 : 7 không tìm được mật ? ( Vì các con chưa 
học bảng chia 7)
 + Phép tính “70 : 7” có thuộc bảng chia 5 không ? ( Không thuộc bảng 
chia 5. Phép tính này thuộc bảng chia 7, lên lớp 3 các con sẽ học)
 + Muốn chú Ong này tìm được đường về thì phải thay đổi số trên cánh 
hoa như thế nào ?( 50 : 5 )
 *Trò chơi này rèn luyện cho các em tính nhanh nhẹn, biết phối hợp với 
đồng đội để tìm được kết quả đúng trong thời gian nhanh nhất.
 - Chú ong là con vật rất gần gũi với các em, thường xuất hiện trong những 
bài hát hay bức tranh của các em nên các em rất hứng thú. Sự hứng thú đó giúp 
các em khắc sâu kiên thức của bài.
 2.5. Trò chơi: Tìm lá cho hoa
 (Trò chơi có thể áp dụng vào bài 63: Luyện tập chung- trang 98)
 * Mục đích : + Củng cố về cộng, trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính.
 + Rèn tính tập thể cao.
 * Chuẩn bị : + 2 bông hoa màu bằng bìa cứng, mặt sau gắn nam châm.
 60 55
 + 8 chiếc lá xanh, có gắn nam châm mặt sau 12/16
 + Lần thứ nhất : gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội) , phát cho 
mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo 
viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim 
đến đúng giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc quay sai bị loại khỏi cuộc chơi.
 + Lần thứ 2 : Các đội lại thay người chơi khác 
 + Cứ chơi như vậy 8 – 10 lần . Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó 
là đội thắng cuộc. 
 * Trò chơi có thể áp dụng vào các tiết học liên quan đến xem đồng hồ, 
giúp các con nhớ cách xem đồng hồ. Trò chơi còn có thể giáo dục cho các em 
hiểu rằng thời gian rất quý giá. Mỗi học sinh cần tranh thủ từng giây, từng phút 
để học tập. 
 2.7. Trò chơi: Giải cứu rừng xanh
 (Trò chơi có thể áp dụng vào bài 42 : Số bị chia- Số chia-Thương ) 
 * Mục đích: Củng cố kĩ năng tìm số bị chia, số chia, thương
 * Chuẩn bị: +Máy chiếu thiết kế trò chơi, hệ thống câu hỏi liên quan tới 
mỗi bài
 + Hướng dẫn: Các con vật đáng yêu vì mải chơi nên bị lạc đường về nhà, 
ở gần đó có một tên thợ săn độc ác đang tiến gần đến để làm hại các con vật. Em 
hãy chỉ đường cho mỗi chú con vật về đúng nhà của mình kẻo trời sắp tối. Biết 
rằng muốn về được nhà phải giải đúng bài toán ghi trên lưng mỗi con vật. 
 * Trò chơi giúp các em khắc sâu kiến thức về cách tìm số bị chia – số chia – 
thương. Ngoài ra có thể áp dụng vào các tiết học khác nữa như tìm thành phần chưa 
biết trong phép cộng và phép trừ.
 * Trò chơi còn hình thành cho các em thói quen biết giúp đỡ người khác khi 
cần thiết. Và để giúp được người khác thì phải có kiến thức, muốn có kiến thức thì 
bản thân phải học tập tích cực.
 2.8. Trò chơi trực tuyến Quizizz

File đính kèm:

  • docskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_hoc_toan_cho_hoc_sinh_l.doc