SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 2 giải toán có lời văn theo chương trình VNEN

doc 11 trang sangkienhay 19/10/2023 3960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 2 giải toán có lời văn theo chương trình VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 2 giải toán có lời văn theo chương trình VNEN

SKKN Một vài biện pháp giúp học sinh Lớp 2 giải toán có lời văn theo chương trình VNEN
 PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN LỆ THỦY
 TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 KIẾN GIANG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2
 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN
 Giáo viên: Nguyên Thị 
 Tháng 10 năm 2016
 kiến kinh nghiệm này, qua một thời gian tôi thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt và 
hơn nữa những em yếu dạng toán này từng bước hình thành được lời giải và 
làm đúng phép tính. Chính vì thế năm học 2016- 2017 này tôi chọn đề tài:
 “ Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn ”, nhằm góp phần 
nâng cao chất lượng học học tập của các em nói riêng và chất lượng học tập 
trong trường nói chung theo mô hình VNEN.
 II/ Điểm mới đề tài
 - Người giáo viên muốn dạy tốt phải nắm vững chương trình, nắm vững đặc 
trưng của phân môn toán, chuấn bị tốt các phương tiện, các đồ dùng cần thiết 
cho tiết học. Luôn chọn cho mình phương pháp dạy phù hợp nhất cho từng bài 
toán. Và bên cạnh đó người giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy học mới 
theo mô hình VNEN.
- Các em học sinh muốn học tốt thì trước hết phải tập trung học tập, phải suy 
nghĩ kĩ và đọc đề toán nhiều lần. Tuy nhiên trong thực tế ý thức học tập ở học 
sinh lớp 2 còn thấp, không chịu đọc đề vì các em còn nhỏ, đặc điểm tâm sinh lý 
chưa ổn định, còn ham chơi. Việc dạy học theo mô hình VNEN học sinh phải 
ngồi học theo nhóm nên các em các em dễ quay cóp khi làm bài nên từ đó suy 
tính ỷ lại không chịu tập trung suy nghĩ.
-Những bài toán có lời văn ở lớp 2 là những bài toán thực tế, nội dung bài toán 
thông qua những câu nói về những quan hệ tương đương và phụ thuộc, có liên 
quan đến cuộc sống hằng ngày. Cái khó ở đây là làm thế nào để lược bỏ những 
yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán.Hay nói một cách 
khác làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa 
đựng trong bài văn và tìm ra được những câu lời giải, phép tính thích hợp để từ 
đó tìm được đáp số của bài toán.
Qua một năm giảng dạy lớp 2 theo mô hình VNEN, tôi nhận thấy học sinh khi 
giải toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em rất 
lúng túng khi viết câu lời giải tuy rằng các em biết ghi phép tính đúng. Nhiều 
em nêu câu lời giải không phù hợp với yêu cầu đề toán đặt ra. Tất cả các nhóm 
 khi làm đến dạng toán có lời văn đều đưa thẻ cứu trợ để giáo viên đến hướng 
dẫn.
- Để giải được các bài toán có lời văn,trước hết các em phải có các kĩ năng đọc, 
viết số, kĩ năng đặt tính, kĩ năng vận dụng các tính chất của phép tính, kĩ năng 
tự kiểm tra.
- Tập cho học sinh từng bước biết xem xét các đối tượng toán dưới nhiều hình 
thức khác nhau và tập diễn đạt theo lời văn của mình.
- Hình thành cho học sinh làm quen với các thao tác tư duy, phân tích, tổng 
hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, ...
- Hình thành và phát triển ở các em các năng lực quan sát, ghi nhớ, tưởng 
tượng, tư duy qua bài toán.
 chương trình dạy học theo kiểu mới này. Thời gian dành nghiên cứu, tìm tòi 
những phương pháp dạy học mới này còn hạn chế. Bên cạnh đó việc ý thức về 
tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn của các em chưa đầy đủ. Từ đó dẫn 
đến tình trạng học sinh lên lớp 3 vẫn còn nhiều em chưa ghi được lời giải và phép 
tính đúng cho một bài toán.
II /Các giải pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn 
1/ Chuẩn bị cho việc giải toán:
 - Để giúp học sinh có kĩ năng trong việc giải toán có lời văn thì chúng ta không 
những hướng dẫn các em trong giờ học toán khi các em cứu trợ mà còn luyện 
cho các em kĩ năng nói trong các tiết học ở môn Tiếng Việt.
Chúng ta đã biết các em còn nhỏ, còn rụt rè chưa tự tin trong giao tiếp. Chính vì 
vậy khi dạy chương trình VNEN các em được hoà đồng cùng bạn bè, học hỏi ở 
bạn bè và mạnh dạn đưa thẻ cứu trợ khi làm bài chưa được. Giáo viên gần gũi 
với học sinh, khuyến khích các em trong giao tiếp, tổ chức các trò chơi để các em 
luyện nói nhiều để giúp các em có vốn từ lưu thông. Bên cạnh đó người giáo viên 
phải chú ý nhiều đến kĩ năng đọc và phần tìm hiểu bài của phân môn Tiếng Việt 
để từ đó các em có kĩ năng phán đoán yêu cầu cơ bản mà bài tập đề ra.
2.Giúp học sinh nắm được trình tự của việc giải một bài toán có lời văn:
a) Tìm hiểu nội dung bài toán: Đọc đề, tìm hiểu đề bài.
 Đây là một bước rất quan trọng, giáo viên cần nhắc nhở cho học sinh đọc kĩ 
đề, đọc nhiều lần (đọc thầm trong nhóm) để hiểu rõ đề toán cho biết gì? Như đã 
cho biết điều kiện gì? Bài toán hỏi cái gì ? Bài toán thuộc dạng nào ? Khi đọc bài 
toán phải hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống Toán học 
được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường . 
Trong đề tài này tôi không thể trình bày được hết phần thực nghiệm và đánh giá 
kết quả thực nghiệm của tôi trong năm qua , chỉ xin mô tả một vài bài thực 
nghiệm ở chương trình toán 2 để chứng minh phần lý luận đã nêu .
Chẳng hạn “ Một giàn có 46 quả gấc” bài 4/65 SHD. Hay “ Bạn Tú cân nặng 32 
kg...” 5/86 SHD vv.... Mỗi học sinh trong nhóm cần đọc nhẩm nhiều lần đề toán 
đã cho.
Cần dùng bút chì gạch chân hoặc ghi vào vở nháp những điều kiện đã biết và cái 
phải tìm.
Ví dụ : Bài toán : Mảnh vải màu xanh dài 34 dm, mảnh vải màu tím ngắn hơn 
mảnh vải màu xanh 15 dm. Hỏi mảnh vải màu tím dài bao nhiêu dm ?
 + Học sinh đọc đề, tìm hiểu và có thể gạch chân như trên. Sau đó học sinh 
có thể nêu được ( có thể cho các em tự hỏi đáp nhau )
 * Bài toán cho biết gì ? ( Mảnh vải xanh : 34 dm, mảnh vải tím ngắn hơn 
mảnh vải xanh : 15 dm ).
 * Bài toán hỏi gì ? ( Mảnh vải tím dài bao nhiêu dm ? ).
 + Cho học sinh phân tích ngược : 
 hứng thú cho học sinh, thúc đẩy các cố gắng tìm tòi, sáng tạo và rèn luyện óc suy 
nghĩ linh hoạt, độc lập . 
Học sinh có thể nêu lời giải như sau :
 Số dm mảnh vải tím dài là ( Mảnh vải tím dài là / Chiều dài mảnh 
vải tím là / Độ dài mảnh vải tím là ...)
 34 – 15 = 19 ( dm ).
 Đáp số : 19 dm.
d) Kiểm tra cách giải bài toán :
- Việc kiểm tra này nhằm phân tích cách giải đúng hay sai, sai chỗ nào để sửa 
chữa. Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra lại trình tự các bước giải thử lại 
phép tính đã thực hiện trong bài giải ... Từ đó giúp các em có thói quen kiểm tra 
đánh giá, sửa bài. 
 - Với kết quả bài toán trên có thể hướng dẫn học sinh kiểm tra xem mảnh 
vải tím có phải là 19 dm không ?
 - Hay khi cộng 19 dm của mảnh vải tím với 15 dm chiều dài tấm vải xanh 
dài hơn có bằng chiều dài tấm vải xanh là 34 dm không ? Ta xét tính hợp lý của 
đáp số.
* Tóm lại : 
 Đối với mỗi bài toán, học sinh cần đọc thật kĩ đề bài, tìm hiểu đặc điểm 
của bài toán : các dữ kiện đã có và vấn đề cần tìm. Sau đó tóm tắt đề toán bằng sơ 
đồ minh họa hoặc bằng lời. Rồi tự suy nghĩ hoặc thảo luận nhóm , tổ để tìm ra 
hướng giải quyết bài toán, lựa chọn cách giải hay nhất ,phù hợp nhất .
 - Khi giải xong cần kiểm tra thử lại kết quả có đúng và phù hợp không ?
 - Khuyến khích học sinh tự đánh giá bài làm của mình , của bạn để khắc sâu 
 kiến thức .
 - Đối với bài toán khó học sinh cần phải đọc đi , đọc lại nhiều lần, cố gắng 
suy nghĩ tìm ra cách giải cho phù hợp 
3/ Rèn cho học sinh những thói quen cần thiết trong quá trình học tập môn 
Toán :
- Hình thành nề nếp học tập : Mọi học sinh phải độc lập suy nghĩ, làm việc tích 
cực. Có thói quen tự giác, chủ động khi làm bài, không quay cóp bài bạn, không 
đưa thẻ cứu trợ khi chưa suy nghĩ và chưa đọc đề toán. Học sinh biết huy động 
các kiến thức của mình tham gia tích cực vào việc giải quyết nội dung, yêu cầu 
bài toán.
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận chu đáo trong học tập như : Trước khi làm bài 
phải nháp. Hay không hiểu thì nên hỏi nhóm trưởng hoặc các bạn khác trong 
nhóm.
-Khi thấy đúng mới chép vào vở.
 - Cần hướng dẫn cụ thể khi kiểm tra từng nhóm , Giáo viên yêu cầu học sinh 
 trình bày cách giải hay câu trả lời bằng cách diễn đạt của mình , không nhất thiết 
 phải lắp nguyên văn theo sách .
- Củng cố kiến thức dưới các hình thức tổ chức trò chơi, tạo sự vui vẻ, hứng thú 
trong học tập và khắc sâu kiến thức đã học.
 * Bên cạnh đó người giáo viên cần phải : 
+ Người giáo viên rèn thường xuyên kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong môn 
Tiếng Việt. Luyện kĩ năng hỏi - đáp để các em có vốn từ lưu loát hơn.
+ Người giáo viên kiên trì uốn nắn học sinh trong mọi lúc trong giờ học.
+ Nghiên cứu kĩ giáo án, lập kế hoạch cụ thể cho từng tiết. Trong tiết dạy phải 
kiên trì giúp đỡ từng em, biết cách gợi mở và nâng cao tri thức mỗi em.
+ Người giáo viên lên lớp phải có tác phong nhẹ nhàng, giọng nói, lời giảng rõ 
ràng dễ hiểu cũng giúp cho học sinh tiếp thu nhanh và làm bài tốt hơn.
C/ KẾT LUẬN:
Quá trình giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn thành thạo là một quá trình rất 
khó khăn đối với giáo viên và là một đòi hỏi thiết thực trong nhà trường hiện nay 
Khi mà dạy học theo mô hình mới đòi hỏi các em tự lập, tự học, tự sáng tạo khi 
mà rất nhiều và rất nhiều em khi giải toán có lời văn chưa biết cách giải hoặc giải 
sai nhiều. Khi mà học sinh còn quá nhỏ tuổi bởi vậy các em chưa có ý thức cao 
trong học tập hơn nữa khả năng đọc viết còn chậm nói riêng khả năng tư duy nói 
chung của các em còn nhiều hạn chế do đó đòi hỏi người giáo viên khi dạy phải 
tận tuỵ với công việc mới tìm ra được những giải pháp kịp thời giúp các em khắc 
phục được những khó khăn ấy. Bản thân tôi cũng rất tâm đắc với việc tìm ra một 
vài biện pháp để giúp các em giải toán có lời văn. Chính điều ấy mà tôi đã giúp 
được học sinh của mình, đặc biệt là những em yếu bước đầu đã hoàn thành tốt 
các bài toán có lời văn.
1. Ý nghĩa:
Để việc làm trên đạt hiệu quả cao khi áp dụng thì điều cần thiết và không thể xem 
nhẹ là giáo viên cho các em trong nhóm thực hiện tốt phần hoạt động cơ bản từ 
đó mới phát triển được tư duy suy luận của các em để phần hoạt động các em mới 
nắm chắc bài và làm bài tốt hơn. Để rèn kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp ở 2 thì 
trong quá trình giảng dạy giải toán nên kết hợp và lựa chọn các phương pháp dạy 
tốt, cần đặt ra các tình huống để các em suy nghĩ, tìm tòi cách giải. Một điều 
không kém phần quan trọng nữa là người giáo viên khi đứng lớp phải có lòng tận 
tình, say mê với nghề nghiệp, làm hết lương tâm, trách nhiệm của người thầy. 
Qua một tiết dạy Toán trên lớp phải nắm bắt được những cái gì học sinh làm 
được và những điều gì học sinh còn vướng mắc , khó khăn để từ đó người giáo 
viên nghiên cứu và tìm ra được hướng giải quyết tốt hơn cho tiết học Toán sau.
2/ Bài học kinh nghiệm : 
Để giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn đạt kết quả tốt thì chúng ta cần:

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_giai_toan_co_loi.doc