SKKN Dạy học về giải toán có lời văn ở Lớp 2 theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực học sinh

doc 16 trang sangkienhay 19/10/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học về giải toán có lời văn ở Lớp 2 theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học về giải toán có lời văn ở Lớp 2 theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực học sinh

SKKN Dạy học về giải toán có lời văn ở Lớp 2 theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực học sinh
 PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1 Lí do chọn đề tài
 Mục tiêu giáo dục Tiểu học là GD học sinh phát triển toàn diện, có những kiến 
thức và kỹ năng cơ bản để làm tiền đề cho việc phát triển bền vững và học lên các cấp 
học cao hơn. Giáo dục phải hướng tới phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù 
liên quan đến từng lĩnh vực giáo dục/môn học/hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà mọi 
học sinh đều cần có trong cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt tiềm năng 
của mỗi học sinh. Cấp tiểu học hướng tới hình thành và phát triển các năng lực chung 
như: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề. Ngoài những 
năng lực chung, các năng lực đặc thù môn học được nêu ở các chương trình môn học và 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo như: năng lực Toán, năng lực Âm nhạc, năng lực Mĩ 
thuật, 
 Toán học là môn học chiếm vị trí quan trọng trong các môn học ở nhà trường phổ 
thông. Toán học được xem là cần thiết không chỉ vì cung cấp nền tảng cho việc học các 
môn học khác hoặc là công cụ để giải quyết các vấn đề trong đời sống thực tế, mà còn 
bởi lẻ nó đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển trí tuệ của mỗi cá nhân học sinh. Chúng 
ta cần nhớ rằng, giáo dục Toán học không chỉ là giáo dục về các công cụ toán học, mà 
còn là giáo dục về “tư duy toán học”, tức là khả năng suy luận logic, độc lập, sâu sắc, có 
hệ thống. “Tư duy toán học” đó là cái cần thiết cho mọi người, ở mọi ngành nghề khác 
nhau, kể cả những người mà trong công việc không phải đụng chạm đến “toán”.
 Môn Toán là môn học được dạy ở tất cả các khối lớp cấp Tiểu học, do đó vai trò, 
vị trí môn Toán có nhiệm vụ không nhỏ trong phát triển nhận thức và tư duy học sinh. 
Giúp học sinh nhận thức sự vật qua việc học toán, từ đó hiểu biết hơn, biết cách vận 
dụng kiến thức toán vào thực tiễn cuộc sống phù hợp với khả năng học sinh ở mỗi khối 
lớp học.
 Thực tế qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 2, tôi nhận thấy học sinh 
khi giải các bài toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em 
thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tính chính 
xác và nhanh chóng nhưng không làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải 
 1 1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài
 Trong đề tài này, tôi tiến hành nghiên cứu, áp dụng trong phạm vi tại trường Tiểu 
học nơi tôi công tác và các đơn vị bạn thông qua sinh hoạt chuyên môn liên trường. Các 
giải pháp dạy học, những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy. Đề tài có 
thể áp dụng cho tất cả giáo viên đang dạy lớp 2 ở các trường tiểu học.
 PHẦN 2. PHẦN NỘI DUNG
2. 1 Thực trạng của việc học toán phần giải toán có lời văn của học sinh hiện nay:
 Tính tới thời điểm hiện tại, học sinh đã quen và thực hiện tương đối tốt mô hình 
học tập mới này. Qua thời gian thực hiện , bản thân tôi nhận thấy những mặt thuận lợi 
và khó khăn sau : 
 1. Thuận lợi:
 - Giáo viên luôn được sự quan tâm của Ngành cấp trên, đặc biệt là của ban Giám 
hiệu nhà trường, thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên áp dụng phương 
pháp mới vào giảng dạy. Ban Giám hiệu luôn cố gắng tạo điều kiện để giáo viên an tâm 
công tác và thực hiện nhiệm vụ được giao. 
 - Cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo cho học sinh thực hiện hoạt động học 
tập theo hướng tiếp cận học sinh .
 - Học sinh chăm ngoan, có ý thức cố gắng vươn lên trong học tập. Đa số phụ 
huynh qua tâm đến việc học hành của học sinh.
 - Giáo viên được tập huấn nhiều về các phương pháp dạy học, các buổi sinh 
hoạt chuyên môn cũng bổ trợ nhiều cho việc sử dụng các phương pháp dạy học hiệnđại.
 2. Khó khăn:
 - Kĩ năng đọc văn bản của học sinh lớp 2 còn hạn chế nhưng ngay từ đầu năm 
học, các em đã học giải toán có lời văn. Một số em mới chỉ đọc được đề toán chứ chưa 
hiểu được đề, chưa trả lời các câu hỏi thầy nêu: Bài toán cho biết gì ?.
Có thể nói, đây quả thực là một khó khăn đối với học sinh khi học giải toán có lời văn. 
Đọc một đề toán đang còn là khó đối với các em vậy mà còn tiếp tục phải: Tìm hiểu đề 
toán, tóm tắt đề, đặt câu lời giải, phép tính, đáp số
 3 + Về đội ngũ giáo viên: Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình giảng dạy song 
còn gặp nhiều khó khăn do trình độ giáo viên còn chưa đồng đều.
 - Về phía gia đình học sinh:
 + Là một xã địa bàn rộng, có 2 khu vực, khu vực lớp tôi thuộc khu vực lẽ thường 
bị lũ lụt, ngập nước, dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, nghề chài đời sống kinh tế 
còn nhiều khó khăn. chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập cũng như 
chất lượng học tập của các em.
 + Nhiều gia đình đi làm ăn xa gửi con cho ông bà chăm sóc do ông bà đã già yếu 
nên không quán xuyến được việc học hành của các cháu. 
 + Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn có quan điểm '' 
khoán trắng '' cho nhà trường. 
 + Do tâm lý chung của học sinh tiểu học còn ham chơi nên việc học hành của các 
em nếu không có sự giám sát chặt chẽ của gia đình thì khó có hiệu quả cao.
 -Vê phía học sinh:
 + Việc đọc đề, tìm hiểu đề đang còn nhiều khó khăn đối với học sinh lớp 2. Vì kĩ 
năng đọc thành thạo của các em chưa cao, nên các em đọc được đề toán và hiểu đề còn 
thụ động, chậm chạp
 + Thực tế trong một tiết dạy 35- 40 phút, thời gian dạy kiến thức mới mất nhiều –
phần bài tập hầu hết là ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu đề, nêu câu trả lời không 
được nhiều mà học sinh chỉ thành thạo việc đọc đề toán.
 + Việc dạy học nhóm ở lớp 1 chưa được sử dụng nhiều, học sinh chưa biết cách 
hợp tác để giải quyết vấn đề nên các năng lực của học sinh còn hạn chế.
 2.2 Các giải pháp để giúp học sinh hoàn thành tốt dạng toán có lời văn.
 2.2.1 Chuẩn bị cho việc giải toán.:
 Để giúp cho học sinh có kĩ năng thành thạo trong việc giải toán thì chúng ta 
không chỉ hướng dẫn học sinh trong giờ toán mà một yếu tố không kém phần quan 
trọng đó là luyện kĩ năng nói trong giờ Tiếng việt.
 * Chúng ta đã biết, học sinh lớp 2 còn thụ động, rụt rè trong giao tiếp. Chính vì 
vậy, để các em mạnh dạn tự tin khi phát biểu, trả lời người giáo viên cần phải: luôn luôn 
 5 Ví dụ 2: - Học sinh được làm quen với việc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời sau 
đó nêu cách giải rồi tự giải. Ở dạng bài này, giáo viên cũng cần cho học sinh luyện nêu 
miệng đề toán nhiều lần để các em ghi nhớ một bài toán.
 Bài tập 2 (trang 25 - SGK toán 2)
 An có: 11 bưu ảnh.
 Bình nhiều hơn An: 3 bưu ảnh.
 Bình có: bưu ảnh.
 - Cho học sinh đọc thầm, đọc miệng tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời theo yêu 
cầu theo cặp đôi sau đó chia sẻ trước lớp: An có 11 bưu ảnh.Bình có số bưu ảnh nhiều 
hơn số bưu ảnh của An là 3 cái. Hỏi Bình có tất cả có bao nhiêu cái bưu ảnh?
 Sau đó cho các em luyện cách trả lời miệng:
 Số bưu ảnh của Bình có là: 11 + 3 = 14 (bưu ảnh)
 Rồi tự trình bày bài giải: 
 Bài giải
 Số bưu ảnh của Bình có là:
 11 + 3 = 14 (bưu ảnh)
 Đáp số: 14 bưu ảnh.
 2.2.2 Định hướng các bước giải bài toán có lời văn:
 a) Đọc kỹ bài toán:
 *Tìm hiểu nội dung bài toán
 Phần này rất quan trọng, vì vậy khi dạy giáo viên cần tạo điều kiện học sinh đọc kĩ 
càng, đọc nhiều lần (đọc thầm trong nhóm) để hiểu rõ đề toán cho biết gì? Bài toán hỏi 
gì? Bài toán thuộc dạng nào?
 Ví dụ 3: Một băng giấy màu tím dài 34 dm, băng giấy màu xanh ngắn hơn băng 
giấy màu tím 16 dm. Hỏi băng giấy màu xanh dài bao nhiêu đề xi mét?
 Học sinh đọc đề, nắm kĩ yêu cầu đề (tự hỏi đáp nhau trong nhóm).
 + Bài toán cho biết gì? (Băng giấy màu tím dài: 34 dm, băng giấy màu xanh ngắn 
hơn băng giấy màu tím 16 dm).
 7 Mẹ:tuổi
 Ở bài **) là dạng toán về nhiều hơn. GV hướng dẫn tương tự học sinh nhận biết 
bằng cách: Tuổi ai đã biết? Tuổi ai chưa biết? (Biết tuổi em là 8 tuổi. Tuổi anh chưa 
biết, nhưng tuổi anh hơn em 5 tuổi). Từ đây ta có thể giúp học sinh biết tốm tắt bài toán:
 Em: 8 tuổi
 Anh hơn em: 5 tuổi
 Anh:tuổi
 Ở ví dụ ***) cũng là dạng toán nhiều hơn/ít hơn. Hướng dẫn học sinh xác định rõ 
yêu cầu bài để từ đó hiểu được yêu càu và đặt lời giải đúng (Đã biết tuổi bố và tuổi mẹ, 
tìm số tuổi nhiều hơn của bố hoặc số tuổi ít hơn của mẹ.
 * Dạng toán giải liên quan về yếu tố hình học và đo lường:
 - Toán hình: Ở lớp 2 tập trung chủ yếu giới thiệu và cách tìm chu vi của hình tam 
giác và hình tứ giác. Yêu cầu học sinh biết tính tổng các cạnh đã biết hoặc tìm 1 cạnh 
chưa biết khi biết tổng các cạnh và số đo những cạnh đã cho.
 Ví dụ: 1) Tính độ dài 4 cạnh quyển vở của em.
 2) Tính độ dài cạnh còn lại của một hình tứ giác biết tổng độ dài 4 cạnh là 
25cm, tổng độ dài 3 cạnh là 19cm. 
 - Toán đo lường: Các bài toán liên quan các đơn vị đo thời gian (giờ, phút, ngày, 
tháng, năm), đơn vị lường lít, cân nặng. 
 Cần cho học sinh đọc kĩ đề toán giúp học sinh hiểu chắc chắn một số từ khoá 
quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ ngôn từ thông 
thường như: “ ít hơn”, “ nhiều hơn”, “tất cả”
 c,Chọn phép tính giải thích hợp
 Khi đã xác định được bài toán cái gì đã biết, cái gì phải tìm cần giúp học sinh chọn 
phép tính thích hợp. 
 Chẳng hạn, với dạng toán “nhiều hơn/ít hơn” thì việc xác định lựa chọn phép tính 
cho phù hợp, Ví dụ ở *, **) chắc chắn phải sử dụng dấu trừ. Tuy nhiên một số bài chỉ 
có đảo một số từ ngữ và dữ kiện thì không phải là phép trừ mà là phép cộng. Ví dụ: Em 
8 tuổi, em ít hơn anh 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi?
 9 - Đầu tiên là tên bài (Viết sát lề bên trái có gạch chân), tiếp đó ghi tóm tắt, sau gần 
tóm tắt là trình bày bài giải. Từ: “Bài giải” ghi ở giữa trang vở (có gạch chân), câu lời 
giải ghi cách lề khoảng 2 -> 3 ô vuông, chữ ở đầu câu viết hoa, ở cuối câu có dấu hai 
chấm (:), phép tính viết lùi vào so với lời giải khoảng 2 -> 3 chữ, cuối phép tính là đơn 
vị tính được viết trong dấu ngoặc đơn. Phần đáp số ghi sang phần vở bên phải ( có gạch 
chân) và dấu hai chấm rồi mới viết kết quả và đơn vị tính (không phải viết dấu ngoặc 
đơn nữa).
 Song song với việc hướng dẫn các bước thực hiện, tôi thường xuyên trình bày bài 
mẫu trên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về cách trình bày để từ đó học 
sinh quen nhiều với cách trình bày. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên nhận xét và sửa 
lỗi cho những học sinh trình bày chưa đẹp; tuyên dương trước lớp những học sinh làm 
đúng, trình bày sạch đẹp, cho các em đó lên bảng trình bày lại bài làm của mình để các 
bạn cùng học tập
 Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tôi cũng luôn luôn nhắc nhở, rèn 
luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ - viết số đúng mẫu - đẹp. Việc kết hợp giữa chữ viết 
đẹp và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong 
vấn đề giải toán có lời văn của các em.
 2.2.3. Rèn tính độc lập, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề cho học sinh: 
 Học sinh lớp 2 bắt đầu làm quen học theo nhóm theo mô hình trường học mới, do 
đó giáo viên cần quan tâm việc tự đọc bài toán (kể cả bài toán là một phép tính cụ thể 
hay bài toán có lời văn), từ đó tự mình hiểu theo cách của mình thông qua trải nghiệm 
cuộc sống đã có mà các em tự biết (qua mạng, đài, báo, ti vi,). Có thể nói đây là việc 
làm rất tốt nhằm tạo tính chủ động của người học khi tiếp cận một vấn đề toán học nào 
đó thì đầu tiên phải biết đề toán, bài toán ấy đang nói lên những sự kiện nào và ta có thể 
trao đổi tìm ra cách giải. Sau bước tự đọc bài toán là bước đệm quan trọng cho việc thảo 
luận. Các em tự hiểu để từ đó đưa cái tự hiểu của mình cùng bạn trong nhóm trao đổi để 
làm rõ nội dung và tìm ra lời giải bài toán chính xác nhất.
 Từ việc nắm được mục tiêu bài học; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập theo tài 
liệu hướng dẫn; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với nhóm; đánh giá kết quả học tập, 
 11

File đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_ve_giai_toan_co_loi_van_o_lop_2_theo_huong_tiep.doc