Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 2 nhằm tạo hứng thú cho học sinh

docx 33 trang sangkienhay 19/10/2023 3465
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 2 nhằm tạo hứng thú cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 2 nhằm tạo hứng thú cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 2 nhằm tạo hứng thú cho học sinh
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
Phần I. Đặt vấn đề:2
1. Tên đề tài, sáng kiến kinh nghiệm2
2. Lý do chọn đề tài: 2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:3
4. Mục đích thực hiện:3
5. Tính mới về khoa học của vấn đề:4
Phần II. Nội dung: 5
1. Thực trạng của vấn đề:5
1. Kết quả khảo sát: 5
2. Thuận lợi, khó khăn:6
2.1. Thuận lợi6
2.2. Khó khăn6
II. Các biện pháp, giải pháp thực hiện:7
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: 7
2. Các giải pháp, biện pháp giải quyết vấn đề:7
2.1. Lên kế hoạch xây dựng và thiết kế trò chơi8
2.2. Bài giảng thực nghiệm: 21
III. Kết quả đạt được: 26
Phần III. Kết luận, kiến nghị: 27
1. Biện pháp giải quyết: 27
2. Bài học kinh nghiệm: 28
3. Ý nghĩa của sáng kiến trong công tác thực tiễn: 29
4. Kiến nghị - Đề xuất: 29
V. Tài liệu tham khảo: 31 sẽ được giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một các tự nhiên, hấp dẫn hơn. Vì vậy, 
việc sử dụng trò chơi học tập trong các tiết dạy là rất cần thiết và có ích.
 Vì vậy, ngoài động cơ học để chiếm lĩnh tri thức mới, người giáo viên cần 
tìm cho các em một niềm vui - động cơ mới phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của 
các em, đó chính là tổ chức các trò chơi học Toán hấp dẫn. Về nhu cầu được chơi 
cho vui, chơi để tìm hiểu kiến thức trong trò chơi, học sinh sẽ hứng thú, sẽ mong 
đợi mỗi khi có giờ học Toán.
 Với ý nghĩa trên cùng với kinh nghiệm soạn giảng, thiết kế các bài dạy có 
áp dụng các trò chơi trong giờ học Toán và với hiệu quả thu được trong những 
năm giảng dạy gần đây, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Tổ chức một số trò chơi toán 
học lớp 2 nhằm tạo hứng thú cho học sinh”.
 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 - Phạm vi: Học sinh lớp 2C, Trường Tiểu học Nghĩa Hương năm học 2021 
- 2022.
 - Đối tượng: Một số trò chơi học toán học lớp 2 nhằm tạo hứng thú cho học 
sinh ở Trường Tiểu học Nghĩa Hương.
 4. Mục đích thực hiện
 Trong quan niệm dạy học mới, nhất là thực hiện chương trình GDPT 2018 
và truyền tải chương trình lớp 2 năm học 2021-2022 theo chuẩn GDPT 2018. Việc 
(tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ 
động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng 
năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp 
tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho 
người học.
 Các em không hiểu hết các tự quan trọng trong bài toán để phân tích, suy 
luận, tìm ra cách giải. Bởi vì toán thì các em phải hiểu lời văn thì mới làm phép 
tính đúng. Khi làm phép tính thì phải hiểu lời giải này trả lời cho câu hỏi nào, lý 
do chính đó đã làm cho các em tính sai. Một số em vốn hiểu biết của các em còn 
hạn chế nên tiếp thu để giải toán được bài toán có lời văn còn chưa nhanh. Một vài 
em chưa tập trung tiếp thu bài, khả năng ghi nhớ còn hạn chế. Trình độ dân trí ở 
địa phương còn thấp, điều kiện kinh tế gia đình học sinh còn khó khăn. Nhiều gia 
đình học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em.
 Thực tế hiện nay, tôi thấy học sinh chưa hứng thú và tích cực chủ động khi 
học môn toán. Nhiều học sinh còn cảm thấy căng thẳng, sợ sệt và tiếp thu bài một 
cách thụ động. Đây là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến việc Phần II
 NỘI DUNG
 I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 Qua thực tế giảng dạy môn toán ở lớp 2, chất lượng học sinh đại trà còn 
chưa cao. Trong giờ học toán học sinh chưa hoàn thành môn học còn rất căng 
thẳng, sợ sệt vì đôi lúc các em tiếp nhận kiến thức một cách miễn cưỡng, khá xa 
với kiến thức ở lớp 1. Các em rất chóng quên kiến thức cũ khi phải tiếp nhận một 
lượng kiến thức mới. Nhất là trong thời gian đầu năm, các bạn học tập qua hình 
thức trực tuyến. Vì vậy, những tiết học giáo viên củng cố, hệ thống kiến thức đã 
học các em sẽ mệt mỏi, rụt rè với những kiến thức chưa nắm chắc. Còn học sinh 
hoàn thành và hoàn thành tốt có lúc lại nhàm chán với kiến thức cơ bản được giáo 
viên nhắc lại nhiều lần.
 Năm học mới bắt đầu bằng hình thức trực tuyến, lại tiếp cận với chương 
trình giáo dục phổ thông 2018 , sách giáo khoa mới đối với lớp 2 khiến không ít 
giáo viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận và truyền thụ kiến thức tới học sinh. 
Trong năm học năm nay, tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy khối 
lớp 2. Qua quá trình giảng dạy trực tuyến, trực tiếp và dự giờ thăm lớp của các 
đồng nghiệp, tôi thấy học sinh còn chưa hứng thú và tích cực chủ động khi học 
toán, có học sinh còn căng thẳng và sợ sệt, chưa chủ động tiếp thu bài. Khi học 
trực tuyến có bạn còn tắt camera và không chú ý vào bài học. Do đó, việc phát huy 
tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo hứng thú của học sinh chưa đạt được như yêu 
cầu giáo dục đề ra.
 Tôi nhận thấy có những bài tập rất đơn giản, nhưng các em thực hiện sai 
và chưa đúng yêu cầu. Ở môn toán lớp 2, các em được làm quen với cộng, trừ có 
nhớ. Nhưng khi làm bài vẫn có trường hợp học sinh quên không nhớ.
 Ví dụ: (SGK toán 2 - tập 1 - trang 84)
 Bài 2: Đặt tính rồi tính:
 64 - 8 70 - 7 83 - 4 41 - 5
 Sở dĩ các em thực hiện chưa tốt và chưa đúng yêu cầu là do các em ít được 
thực hành để khắc sâu kiến thức. Giờ dạy giáo viên còn làm việc nhiều, học sinh 
học tập thụ động, các hoạt động dạy và học còn nặng nề, gò bó, học sinh chưa 
hứng thú học tập, dẫn đến hiệu quả thấp.
 1. Kết quả khảo sát
Qua thực tế học sinh lớp 2C do tôi giảng dạy đã tiến hành làm bài khảo sát vào 10 sinh, làm quen với học sinh qua hình thức trực tuyến.
 - Chương trình lớp 2 năm học 2021-2022 theo chương trình GDPT 2018. 
Nội dung và bài giảng hoàn toàn mới,giáo viên vừa xây dựng kế hoạch bài học 
phù hợp với điều kiện, vừa học tập, vừa phòng chống dịch COVID-19. Cũng là 
một vấn đề mà giáo viên phải chủ động nghiên cứu, tìm tòi và khám phá.
 b) về phía học sinh
 - Một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc mải làm kinh tế nên bố mẹ 
ít quan tâm đến con cái.
 - Các em học sinh lớp 2 vừa ở lớp 1 lên nên kĩ năng diễn đạt còn lúng túng 
và nhút nhát. Nhất là một số học sinh kĩ năng đọc, viết chưa tốt nên ngại giao tiếp.
 - Một số học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn.
 - Đường truyền mạng kém và thiết bị không đảm bảo cũng ảnh hưởng đến 
quá trình học của các em.
 II. CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Tất cả vì học sinh thân yêu, vì mục tiêu giáo dục nhằm nâng cao chất lượng 
giảng dạy, giúp học sinh hứng thú, chủ động tiếp thu kiến thức qua các tiết học 
trực tuyến, tạo nên các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên những lớp trên.
 Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành 
bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy 
- trò, giữa trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân, hình thành tri 
thức và phát triển nên những kĩ năng mới cho học sinh. Khi tham gia học, học sinh 
được thảo luận, được đưa ra những ý kiến của mình, được tham gia các trò chơi 
theo nội dung của từng bài học. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh 
nghiệm sống của người thầy để truyền tải, hình thành và khơi dậy ở học sinh sự 
hứng thú, chủ động tiếp thu kiến thức. Đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào 
thực tiễn cuộc sống. Thông qua các trò chơi, học sinh sẽ không cảm thấy nhàm 
chán khi tham gia học môn Toán, mà sẽ thấy hứng thú hơn, hiệu quả cũng như 
chất lượng dạy học sẽ được nâng cao.
 2. Các giải pháp, biện pháp giải quyết vấn đề
 Từ những thực trạng, nguyên nhân nêu trên. Qua nghiên cứu tài liệu và đúc 
kết thực tế giảng dạy trên lớp thì “Trò chơi học tập” có một vị trí quan trọng trong 
quá trình tổ chức dạy học. “Trò chơi học tập” giáo dục cho các em tính thật thà, 
biết đánh giá chính xác kết quả học tập của mình và của bạn, qua trò chơi thể hiện + Lựa chọn trò chơi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa sức với học 
sinh.
 2.1.3. Xây dựng và thiết kế trò chơi
 Để các trò chơi góp phần mang hiệu quả cao trong giờ học, khi xây dựng 
trò chơi tôi thường tiến hành những bước sau:
 * Phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học.
 * Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
 * Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
 * Trò chơi phải phù hợp với học sinh lớp 2.
 * Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.
 Thông thường cấu trúc của một trò chơi học tập toán lớp 2 tôi đã thiết kế 
như sau:
 * Tên trò chơi:
 Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, 
kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ qui định hoạt động chơi được thiết kế trong 
trò chơi.
 Nêu cách chơi: Chỉ rõ nguyên tắc của hoạt động chơi qui định đối với người 
chơi, qui định thắng thua của trò chơi. Để người chơi nắm và thực hiện tốt.
 Số người tham gia: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.
 * Cách tổ chức trò chơi:
 + Thời gian tiến hành từ 5 - 7 phút
 * Bước 1: Giới thiệu trò chơi.
 + Nêu tên trò chơi.
 Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy định 
chơi.
 * Bước 2: Chơi thử: Thông qua chơi thử để nhấn mạnh cách chơi.
 * Bước 3: Chơi thật
 * Bước 4: Nhận xét kết quả chơi.
 * Bước 5: Thưởng - phạt: Phân minh.
 2.1.4. Tổ chức trò chơi
 Trò chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học. Khi chơi, các 
em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng. Đây chính là đặc tính rất cao của trò chơi. Mục đích: Đây là trò chơi áp dụng để ôn lại kiến thức bài học trước, thông 
qua trò chơi giáo viên có thể kiểm tra nội dung của bài học trước với nội dung 
phong phú hơn như kiến thức về yếu tố hình học, thời gian, đơn vị đo, thực hiện 
dãy tính,...
 - Cách chơi: Trên màn hình là một ô cửa bí mật với bốn ô cửa nhỏ. Mỗi ô 
cửa nhỏ tương ứng với một câu hỏi, dưới cả bốn ô cửa là một bức tranh chứa nội 
dung bài mới. Học sinh trả lời các câu hỏi để lần lượt mở cả bốn ô cửa.
 - Số người tham gia: Cả lớp
 - Phạm vi áp dụng: Sử dụng trong hoạt động khởi động hoặc củng cố.
 - Hiệu quả: Học sinh tích cực chơi(thực chất là tham gia làm các bài tập); 
hào hứng với kết quả mình đạt được; nắm chắc kiến thức; tự tin khi tính toán; tiết 
học nhẹ nhàng.
 - Kinh nghiệm của bản thân: Đây là trò chơi có thể lồng ghép phần giới 
thiệu bài mới khi ôn lại kiến thức của bài cũ rất linh hoạt.
 * Trò chơi 2: “Đường lên đỉnh Olympia”
 - Mục đích: Đây là trò chơi dùng để củng cố về nội dung bài học, thông 
qua trò chơi giúp học sinh ôn lại những nội dung kiến thức có trong bài học, giúp 
các em ghi nhớ nội dung bài học ngay trên lớp. Một phần để các em được làm quen - Hiệu quả: Củng cố về bảng đơn vị đo độ dài, hay về bài Tiền Việt Nam. 
Ưu điểm của trò chơi này là nhiều học sinh được tham gia, học sinh tiếp thu bài mà 
không bị gò ép áp đặt, các em dễ hiểu và nhớ hơn.
 *Trò chơi 4: “Doremon và chiếc bánh rán”
 Mục đích: Đây là trò chơi có nội dung để ôn lại kiến thức bài học trước. 
Thông qua trò chơi giáo viên có thể kiểm tra nhanh nội dung bài học trước của học 
sinh.
 - Cách chơi: GV đưa ra nội dung câu chuyện về những con chuột đang tìm 
cách ăn vụng bánh rán của chú mèo máy Doraemon. Các em hãy ngăn cản chúng 
bằng việc trả lời các câu hỏi nhé !
 - Số người tham gia: Cả lớp
 - Phạm vi áp dụng: Sử dụng trong hoạt động luyện tập của các bài học, có 
thể trong tiết luyện tập hay củng cố kiến thức bài học.
 - Hiệu quả: Rèn kỹ năng về ngày - tháng, xem lịch hay xe đồng hồ. Qua 
trò chơi học sinh rất hứng thú và thực hiện rất tốt câu hỏi của bài toán.
 *Trò chơi 5: “Học cùng Nobita”
 - Mục đích: Đây là trò chơi áp dụng để ôn lại kiến thức bài học trước cũng 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_toan_hoc_lop_2.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 2 nhằm tạo hứng thú cho học sinh.pdf