Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

doc 28 trang sangkienhay 19/10/2023 3890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi toán học Lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
 Sáng kiến kinh nghiệm
 Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
 A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài :
 Trong Chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn toán cùng với các môn 
học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo 
nên những con người phát triển toàn diện.
 Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là 
chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.
 Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viên 
không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo 
khoa trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc 
làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học 
tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. 
Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những 
con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra 
hàng ngày.
 Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học 
môn toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của 
học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng 
cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một 
hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ 
ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh 
hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách 
vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi 
chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì 
chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao.
 Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm 
“Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học 
sinh”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
 - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở Tiều học theo phương 
hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt Sáng kiến kinh nghiệm
 Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới 
xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình 
cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
 Môn toán ở trường Tiều học là một môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian 
trong chương trình học của trẻ.
 Môn toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ 
thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người.
 Môn toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp 
suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người phát 
triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại 
mới.
II. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học.
 - ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ 
thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên 
trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là khi hoạt động quá mạnh 
và ở môi trường thiếu dưỡng khí.
 - Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi 
chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong 
học tập và phải thường xuyên được luyện tập.
 - Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện 
tượng nào đố nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
 - Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em 
chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, 
đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi 
xen kẽ ... để củng cố khắc sâu kiến thức.
III. Nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy học :
 Học sinh Tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởng 
tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học nhưng rất dễ 
bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tài. Chính vì thế nội dung chương 
trình, phương pháp giảng dạy, hình thức chuyển tải, truyền đạt làm thế nào cho phù 
hợp với tâm sinh lý lứa tuổi là điều không thể xem nhẹ. Đặc biệt đối với học sinh Sáng kiến kinh nghiệm
 Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Như 
vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi.
 Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan 
trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi 
cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham 
gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như 
niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn 
thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của 
mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại 
thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của 
các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả 
năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.
 Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học 
sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố 
kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.
 Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ 
sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp 
dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. 
 Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục.
 Chương II : Một số trò chơi toán học lớp 2
I. Tổ chức trò chơi trong môn toán :
 Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và 
thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau : 
a. Thiết kế trò chơi toán học trong môn toán : 
 * Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp 2 nói 
riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học 
cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong 
dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu 
đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau :
 + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
 + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học Sáng kiến kinh nghiệm
 Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
 Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong 
quá trình dạy toán cho học sinh lớp 2.
 Trò chơi 1: Xây nhà
 Luyện tập
 (Có thể sử dụng trong nhiều tiết học như tiết 3, Tiết 14 ....)
 31 + 43 6 + 12
 75
 75 + 24 36
 5 + 25
 Vàng 50 + 25
 74 99 72 18
 24 + 12
 Đỏ Đỏ Đỏ
 - Mục đích : XanhLuyện tập và củng cố kỹ năng làm tính cộng nhẩm Vàngkhông nhớ 
trong phạm vi 100
 - Chuẩn bị : 2 hình vẽ ngôi nhà trên bìa và các mảnh giấy hình tam giác, chữ 
nhật (như hình vẽ), có 5 mảnh ghi các tổng tương ứng với các tống ghi trên ngôi 
nhà và 2 mảnh ghi sai.
 - Cách chơi : Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 em
 Khi nghe hô “1, 2, 3 bắt đầu” các em phải nhẩm nhanh kết quả các phép tính 
trên ngôi nhà, rồi tìm mảnh giấy có kết quả tương ứng gắn vào đúng vị trí. Khi dán 
xong sẽ được hình ngôi nhà có mái đỏ, tường vàng, cửa xanh.
 - Cách tính điểm như sau :
 + Gắn đúng 1 hình được 10 điểm, hình nào gắn sai không được điểm, gắn 
đúng cả 5 hình được 50 điểm.
 + Đội nào gắn nhiều hình đúng, nhanh, xong trước là đội thắng cuộc 
 + Cả hai đội cùng gắn được số hình đúng bằng nhau thì đội nào nhanh hơn, 
xong trước là đội thắng cuộc. Sáng kiến kinh nghiệm
 Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
 + Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các 
bảng cộng trừ, nhân, chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ : 1 em hô to 
“5 + 6” và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả “bằng 11”. 
Hay “2 x 3 ” truyền vào bạn tiếp theo nói “bằng 6”.
 + Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào 
hứng trong giờ học cho các em.
Trò chơi 3 : Que tính thông minh
 (Tiết 24 : Bài toán về nhiều hơn)
 - Mục đích : Rèn trí thông minh, nhanh nhẹn, kỹ năng tính khi có bài toán 
về nhiều hơn.
 - Chuẩn bị : 
 + 40 que tính màu : 20 que màu đỏ , 20 que màu vàng
 + 2 ống nhựa màu đỏ, 2 ống nhựa màu vàng. Trên 2 ông đỏ dán mảnh giấy 
 trên có ghi “nhiều hơn”.
 - Cách chơi : Gồm 2 người : 1 nam, 1 nữ đại diện cho 2 đội. Mỗi em cầm 20 
que tính, tay trái 10 que màu vàng, tay phải 10 que màu đỏ, 2 ống nhựa 1 đỏ - 1 
vàng đặt trên mặt bàn trước vị trí của mỗi em. Cả 2 em cùng được chơi 3 lần. Thời 
gian mỗi lần là 1 phút.
 . Lần 1 : Em hãy cắm số que tính vào 2 ống sao cho ống đỏ có nhiều hơn ống 
vàng là 2 que.
 . Lần 2 : Em phải tiếp tục chuyển bao nhiêu que tính ở ống màu vàng sang 
ống màu đỏ để ống đỏ có nhiều hơn 4 que tính.
 . Lần 3 : Để ống đỏ có nhiều hơn ống vàng 6 que tính thì em chuyển chúng 
như thế nào ?
 Sau mỗi lẫn chơi giáo viên đánh giá kết quả lưu ý cách giải thích của học 
sinh ở lần chơi thứ 3 .
 - Cách tính điểm :
 + Mỗi lần chơi học sinh làm đúng : 4 điểm
 + Lời giải thích ngắn gọn, dễ hiểu : 1 điểm Sáng kiến kinh nghiệm
 Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
 * Lưu ý : Sau mỗi em chơi giáo viên có thể đổi các thẻ có đề toán khác.
 Trò chơi 5 : Ai nhiều điểm nhất
 (Tiết 39: Luyện tập)
 - Mục đích : 
 + Luyện tập củng cố kỹ năng cộng 2 số có nhớ trong phạm vi 100
 + Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm
 - Chuẩn bị : 
 + 2 chậu cây cảnh có đánh số 1, 2
 + Một số bông hoa cắt bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các 
phép tính như : 
 25 + 67 18 + 9 45 + 45 6 + 38 12 + 35
 53 + 28 34 + 19 37 + 37 5 + 9 4 + 8
 + Phấn màu 
 + Đồng hồ theo dõi thời gian 
 + Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký.
 - Cách chơi : Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” lần lượt từng 
đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh 
phép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này 
làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 
phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt 
từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám 
khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả.
 - Cách tính điểm : 
 + Mỗi phép tính đúng được 10 điểm
 + Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều điểm hơn là đội đó thắng 
cuộc.
 * Lưu ý : Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến 
khích tổ Giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các 
em chơi tốt hơn.
 Trò chơi 6 : Vui cùng đường gấp khúc

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_toan_hoc_lop_2.doc