Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy dạng toán Đại lượng, đo đại lượng ở Lớp 2

doc 11 trang sangkienhay 19/10/2023 2630
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy dạng toán Đại lượng, đo đại lượng ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy dạng toán Đại lượng, đo đại lượng ở Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy dạng toán Đại lượng, đo đại lượng ở Lớp 2
 Phương pháp dạy dạng toán “Đại lượng, đo đại lượng” ở lớp 2
 MỤC LỤC
 1. Danh mục chữ cái viết tắt Trang 2
 2. Phần thứ nhất : Đặt vấn đề Trang 3
 3. Phần thứ hai : Nội dung Trang 4
 3.1 Cơ sở lý luận của vấn đề Trang 4
 3.2 Thực trạng của vấn đề Trang 4
 3.3 Các biện pháp đã tiến hành để giảI quyết vấn đề Trang 5
 3.4 Hiệu quả của SKKN Trang 9
 4. Kết luận chung Trang 11
Họ và tên : Hà Thị Thu 1 Phương pháp dạy dạng toán “Đại lượng, đo đại lượng” ở lớp 2
 Phần thứ hai :Nội dung
 I. Cơ sở lí luận của vấn đề
 - Học sinh được giới thiệu thêm về: 
 + Các đơn vị đo độ dài: kilômét, Milimét
 + Cách đọc các loại lịch (lịch quyển, lịch bóc) và cách xem đồng hồ.
 Điều này tạo cho học sinh tăng cường tính thực hành, củng cố các 
kiến thức số học, tích luỹ thêm vốn kiến thức thực tế, đời sống và thấy được 
những ứng dụng của môn Toán (ví dụ: Biết được quãng đường Hà Nội - Hải 
Phòng là 103 km, bề dầy của chiếc thước kẻ dẹp dài 2mm).
 Học sinh tăng cường rèn luyện khả năng thực hành đo và ước lượng 
phương pháp các đại lượng phương pháp đặc trưng ở tuyến kiến thức này là 
phương pháp thực hành - luyện tập kết hợp với phương pháp trực quan.
 Thông qua thực hành để hình thành biểu tượng, thực hành chuyển đổi 
đơn vị đo, thực hành tính toán trên các số đo; thực hành đo và tập ước 
lượng. Xuất phát từ những thực tế về yêu cầu nội dung khi dạy dạng Toán 
Đại lượng, đo đại lượng ở lớp 2, tôi có một số kinh nghiệm khi dạy dạng 
toán này, mong muốn với kinh nghiệm, phương pháp dạy học này đã khẳng 
định được đây không phải là phương pháp tối ưu nhất nhưng cũng là một 
trong những phương pháp đổi mới dạy học Toán 2 ở các trường Tiểu học 
khi áp dụng chương trình mới theo kiểu phân hoá các đối tượng học sinh: 
khá, giỏi, trung bình, yếu.
 II. Thực trạng của vấn đề
 1. Thuận lợi:
 - Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lựơng dạy và học
 - Học sinh đa số ham học
 - Phụ huynh có sự quan tâm
 2. Khó khăn
Họ và tên : Hà Thị Thu 3 Phương pháp dạy dạng toán “Đại lượng, đo đại lượng” ở lớp 2
giúp học sinh cảm nhận về thời gian thông qua tranh ảnh, các trò chơi học 
tập hoặc dạo chơi ngoài giờ lên lớp.
 2. Nhận biết các đơn vị đo đại lượng
 a. Nhận biết về các đơn vị đo độ dài
 Sau khi học Xăngtimét là đơn vị đo độ dài tương đối dễ nhận biết ở 
lớp 1. Đến lớp 2 ngay đầu học kỳ I học sinh được học về Đềximét rồi mới 
học đến Mét khó hơn (mặc dù mét là đơn vị đo độ dài cơ bản) gặp khó khăn 
nhất là khi học sinh học về các đơn vị đo Kilômét, Milimét. Cũng như 
chương trình cải cách giáo dục, việc học các kiến thức về đo đại lượng gắn 
bó chặt chẽ với các kiến thức số học. Hệ thống đơn vị đo độ dài được mở 
rộng dần dựa trên cơ sở mở rộng các vòng số.
 Ví dụ: Mét gắn bó với các số trong phạm vi 100, Kilômét gắn bó với 
các số trong phạm vi 1000.
 Hình thành cho học sinh biểu tượng cụ thể về đo độ dài của 1m, 1dm, 
1mm. Chẳng hạn cho học sinh sải tay để đo độ dài của một chiếc thước mét 
từ đó hình dung thế nào là độ dài một mét.
 Bước đầu giúp học sinh thấy được khi đo một độ dài bằng các đơn vị 
đo khác nhau sẽ được các số đo khác nhau.
 b. Biết cách đọc, viết các số đo đại lượng theo đơn vị đo cần giúp học 
sinh biết đọc và viết đúng các chữ viết tắt của các đơn vị đo theo quy ước 
quốc tế. Sửa chữa các sai sót của học sinh nếu có. Ví dụ: Học sinh đọc 
Kilômét thành milômét giáo viên cần biết phân biệt một cách chính xác các 
khái niệm như đại lượng, số đo của một đại lượng, để giúp học sinh ngăn 
ngừa những sai lầm kiểu như đồng nhất đoạn thẳng với độ dài đoạn thẳng. 
 Ví dụ: Giáo viên không nên nói đoạn thẳng AB dài hơn 1dm mà phải 
nói là độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn 1dm.
 3. Nắm được quan hệ giữa các đơn vị đo. Tập chuyển đổi các đơn 
vị đo.
 - Nắm được một số quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học
Họ và tên : Hà Thị Thu 5 Phương pháp dạy dạng toán “Đại lượng, đo đại lượng” ở lớp 2
 * Khi dạy bài với đơn vị đo là khối lượng 
 - Đối với học sinh yếu chỉ cần làm được những phép tính cộng, 
trừ có đơn vị là kg, 
 Ví dụ: 23kg + 42kg = 65kg 
 10kg - 5kg = 5kg
 - Đối với học sinh trung bình: Làm thêm được những bài toán có 
lời văn mà có đơn vị đo là kg. 
 Ví dụ: Bao gạo to cân nặng 25kg, bao gạo bé nhẹ hơn bao gạo to 
10kg. Hỏi bao gạo bé nặng bao nhiêu kg? 
 - Đối với học sinh khá giỏi: Làm những bài toán về dạng cân đòi 
hỏi phải tư duy cao hơn.
 Ví dụ: Có 1 cân đĩa với 2 quả cân 1kg và 2kg. Làm thế nào sau 2 
lần cân, lấy ra được 9kg gạo? 
 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phải tiến hành cân 2 lần
 + Lần 1: Cân như thế nào để lấy được 3kg gạo? 
 + Lần 2: Cân như thế nào để lấy được 6kg gạo?
 * Khi dạy bài đơn vị đo là lít
 - Đối với học sinh yếu: Phải biết làm các phép tính cộng, trừ với 
đơn vị đo là lít 
 Ví dụ: 15lít + 5 lít = 20lít
 18lít - 5 lít = 13lít
 - Đối với học sinh trung bình: Biết giải các bài toán với đơn vị đo 
là lít
 Ví dụ: Thùng thứ nhất chứa 12lít dầu, thùng thứ 2 chứa 20lít dầu. 
Hỏi cả hai thùng chứa bao nhiêu lít dầu?
 - Đối với học sinh khá giỏi: Phải biết đong nước, rượu, dầu từ can 
này đổ sang can kia ở mức độ cao hơn 
 Ví dụ: Có 1 can 7lít và 1 can 2lít. Làm thế nào để đong được 3 lít 
nước
Họ và tên : Hà Thị Thu 7 Phương pháp dạy dạng toán “Đại lượng, đo đại lượng” ở lớp 2
 Đối với bài yêu cầu tìm thời gian xuất phát (tức là thời gian bắt đầu đi)
 Ví dụ: Bố làm việc ở nhà máy 8giờ, Bố về nhà lúc 3giờ chiều. Hỏi Bố 
đi là lúc mấy giờ?
 Giáo viên phải gợi ý để học sinh biết được muốn tìm thời điểm xuất 
phát lúc mấy giờ phải lấy thời điểm bố về nhà trừ đi thời gian bố làm việc ở 
nhà máy.
 IV. Kết quả cụ thể giá trị lợi ích của sáng kiến.
 Như vậy phương pháp dạy học trên đã tìm ra con đường các hình thức 
tổ chức, các phương pháp làm việc thích hợp cùng các phương tiện dạy học 
phù hợp để truyền thụ kiến thức cho từng loại đối tượng học sinh yếu, trung 
bình, khá giỏi. Với phương pháp này đã phát huy được các hoạt động tư duy 
tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. 
 Kết quả giờ dạy dạng toán này làm học sinh tập trung hứng thú và 
học tập tích cực hơn. Trong giờ học 100% học sinh đều tự giác hoàn thành 
các yêu cầu của giờ học, mặc dù kết quả học tập phụ thuộc và năng lực của 
từng đối tượng học sinh. Không khí lớp học sôi nổi học sinh không những 
chủ động tích cực trong học tập mà còn được rèn luyện khả năng giao tiếp 
trình bày ý kiến của mình trước các bạn. Lớp học có phần ồn ào hơn nhưng 
khuyến khích được học sinh thể hiện sự tìm tòi sáng tạo của mình, giờ học 
luôn ở trạng thái động.
 - Trong thời gian học cá nhân (từ 8 đến 10 phút) học sinh khá giỏi đã 
có thể hoàn thành hầu hết các yêu cầu cần thiết. Học sinh trung bình hoàn 
thành được 3/4 khối lượng công việc và học sinh yếu kém cũng hoàn thành 
được 1/2 công việc.
 - Trong thời gian học theo nhóm, học sinh chủ động mạnh dạn trình 
bày ý kiến của mình. Hầu hết học sinh được thể hiện quan điểm của mình 
trước các vấn đề học tập từ rụt rè đến mạnh dạn và năng động, các em đã 
làm chủ được bản thân. Ngoài ra quá trình thảo luận nhóm học tập còn bổ 
sung nhiều kiến thức cho các em.
Họ và tên : Hà Thị Thu 9 Phương pháp dạy dạng toán “Đại lượng, đo đại lượng” ở lớp 2
Họ và tên : Hà Thị Thu 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_dang_toan_dai_luong_do.doc