Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 2 giải Toán có lời văn

docx 19 trang sangkienhay 12/11/2023 2950
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 2 giải Toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 2 giải Toán có lời văn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 2 giải Toán có lời văn
 A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2
 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”.
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 1. Cơ sở lý luận
 Một trong những môn học quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy 
nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề đó là môn Toán. Nhất là đối với học sinh tiểu 
học, lứa tuổi đang bắt đầu những năm tháng đầu đời ngồi trên ghế nhà trường, môn 
Toán góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo của 
học sinh. Giải toán có lời văn là những bài toán có nội dung thông qua những câu 
văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống 
thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của giải toán có lời văn là làm thế nào để lược 
bỏ được những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay 
nói cách khác là làm thế nào để chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán 
học chứa đựng trong bài toán và tìm được những câu lời giải, phép tính đúng và 
đáp số cho bài toán đó.
 2. Cơ sở thực tiễn.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 2, tôi thấy toán có lời văn có 
vị trí quan trọng trong chương trình toán ở Tiểu học. Học sinh được làm quen với 
giải toán có lời văn từ ở chương trình lớp 1. Nhưng lên lớp 2, chương trình học 
phức tạp hơn, đòi hỏi yêu cầu cao hơn.
 Quả thực, học sinh đã gặp khó khăn rất nhiều. Qua thực tế, tôi thấy học sinh 
lớp 2 giải các bài toán có lời văn thường chậm và gặp nhiều khó khăn hơn so với 
các dạng bài tập khác. Các em thường lúng túng khi tóm tắt bài, khi đặt câu lời 
giải cho phép tính rồi tư duy để tìm ra phép tính đúng. Và cái khó nhất ở đây là 
viết câu lời giải đúng.
 Chính vì những điều nói trên mà việc tìm ra giải pháp giúp học sinh lớp 2 
làm tốt bài toán có lời văn là trăn trở của tôi. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này 
với mong muốn các em có thể thành thạo hơn với những bài toán có lời văn khó 
và phức tạo ở các chương trình tiếp theo sau này. B. PHẦN THỨ HAI
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 I.CƠ SỞ LÍ LUẬN.
 Trong chương trình toán lớp 2, giải toán có lời văn là một phần khó đối với 
học sinh. Một số giáo viên chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cho học sinh, 
chứ chưa tích cực trong việc giúp học sinh chủ động, làm thành thạo loại bài toán 
này. Đối với học sinh Tiểu học, ngôn ngữ của các em còn nghèo, các em chỉ mới 
dừng lại ở việc: Cô hỏi sao, trò trả lời vậy chứ chưa diễn đạt lưu loát, linh động 
câu trả lời theo nội dung, yêu cầu của bài toán. Do đó,việc rèn cho học sinh cách 
diễn đạt câu trả lời đúng, hay, đòi hỏi người giáo viên phải chyên tâm với nghề, 
uốn nắn, chau chuốt cho học sinh từng li, từng tí một. Chính vì vậy, tôi đưa ra các 
biện pháp tích cực mà tôi áp dụng để hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán có lời văn 
dưới đây.
 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
 - Năm học 2022 - 2023, tôi được phân công giảng dạy lớp 2B. Tôi thấy các 
em còn lúng túng, hay nhầm lẫn nhất là khi tóm tắt bài toán, viết lời giải. Tôi đã 
trực tiếp gặp gỡ, chia sẻ, khảo sát kĩ năng giải toán có lời văn của 32 em học sinh 
của lớp 2B Trường Tiểu học Châu Sơn - Ba Vì - Hà Nội, năm học 2022 - 2023
( Đề khảo sát ở phần minh chứng 1 )
- Với đề bài như vậy, tôi đã thu được kết quả như sau:
 Chưa nắm được 
 Sĩ số Giải toán thành thạo Kĩ năng giải chậm
 cách giải.
 32em 7em = 21,8 % 11em = 34,4 % 14 em = 43,8 %
 - Qua thực tế bài làm của học sinh, tôi thấy phần lớn các em khi giải toán có 
lời văn thường mắc các lỗi như sau:
 + Trình bày phần tóm tắt chưa đúng với nội dung, yêu cầu của bài.
 + Câu trả lời chưa đúng với nội dung, yêu cầu của bài.
 - Với thực trạng trên, để giúp các em học sinh học tập tốt hơn, tôi mạnh dạn 
đưa ra một số biện pháp giải quyết vấn đề dưới đây.
 III. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 1. BIỆN PHÁP 1: TÌM HIỂU NỘI DUNG, KIẾN THỨC BÀI TOÁN CÓ 
LỜI VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 2.
 Chương trình “Giải toán có lời văn” được sắp xếp hợp lí, xen kẽ các mạch 
kiến thức khác, làm nổi rõ mạch kiến thức số học. Có 6 bông hoa màu đỏ, số bông hoa màu vàng nhiều hon số bông hoa màu đỏ là 3 bông. Hỏi có bao nhiêu bông hoa 
màu vàng?
 ( SGK toán tập 1 - lớp 2 - trang 50)
 ( SGK toán tập 1 - lớp 2 - trang 51)
1.2) Bài toán về phép nhân, chia sẽ có bài toán đơn giản làm rõ nghĩa của phép 
nhân và phép chia.
 * Ví dụ: Bài 37: Phép nhân.
 Bài toán: Mỗi hàng có 5 quả bóng. Hỏi 3 hàng có tất cả bao nhiêu quả 
bóng? ( SGK toán tập 2 - lớp 2 - trang 8)
 * Ví dụ: Bài 41: Phép chia.
 Bài toán: Chia 20 kg gạo vào các túi, mỗi túi 5 kg. Hỏi được bao nhiêu túi 
gạo như vậy ?
 ( SGK toán tập 2 - lớp 2 - trang 17)
1.3) Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
* Ví dụ: Bài toán: Ngày thứ nhất, Mai làm được 29 tấm bưu thiếp. Ngày thứ 
hai, Mai làm được 31 tấm bưu thiếp. Hỏi cả hai ngày Mai làm được bao nhiêu 
tấm bưu thiếp?
 (SGK toán tập 1 - lớp 2 - trang 77).
* Ví dụ: Bài toán: Trên cây khế có 90 quả. Chim thần đã ăn mất 24 quả. Hỏi 
trên cây còn lại bao nhiêu quả khế ?
 (SGK toán tập 1 - lớp 2 - trang 90).
1.3) Bài toán liên quan đến các đơn vị đo khối lượng, dung tích.
* Ví dụ: Bài toán: Mai cân nặng 23 kg. Mi nhẹ hơn Mai 5 kg. Hỏi Mi cân nặng 
bao nhiêu ki -lô-gam ?
 (SGK toán tập 1 - lớp 2 - trang 86)
* Ví dụ: Bài toán: Bình xăng của một ô tô có 42 l xăng. Ô tô đã đi được một 
quãng đường hết 15 l xăng. Hỏi bình xăng của ô tô còn lại bao nhiêu lít xăng ? “ Bác Hòa làm ống hút bằng tre thay ống nhựa. Mỗi đoạn tre làm được 5 ống hút. 
Hỏi với 5 đoạn tre như vậy, bác Hòa làm được bao nhiêu ống hút ?”
 Thay vì tóm tắt là:
 1 đoạn tre : 5 ống hút
 5 đoạn tre : ... ống hút?
 Thì học sinh lại tóm tắt là:
 5 đoạn tre : 5 ống hút
 1 đoạn tre : ... ống hút?
 Hoặc:
 5 ống hút : 1 ống hút
 ... ống hút? : 5 đoạn tre
 * Đặc biệt, học sinh đặt lời giải cho bài toán còn nhầm lẫn, làm phép tính 
còn nhầm lẫn hoặc câu trả lời chưa nêu rõ được ý nghĩa của phép tính, chưa đề cập 
được đến điều mà đề bài hỏi.
 - Ví dụ: Bài 3 trang 27 (SGK toán - tập 2 - lớp 2).
 “ Trong trò chơi Ô ăn quan, mỗi ô có 5 viên sỏi. Hỏi 10 ô như vậy có tất cả 
bao nhiêu viên sỏi ?
 Thay vì viết câu lời giải là:
 10 ô như vậy có tất cả số viên sỏi là:
 Thì học sinh lại viết là:
 10 ô như vậy có tất cả số nhóm là:
 Hoặc: Có tất cả số ô là:
 Có tất cả bao nhiêu viên sỏi là:
 * Khi đã lúng túng, nhầm lẫn ở phần tóm tắt thì việc viết phép tính giải sai 
bài toán là điều dễ dàng xảy ra. Điều này xảy ra nhiều hơn ở bài toán về nhiều hơn 
và bài toán về ít hơn.
 * Ví dụ: Bài 3 trang 84 (SGK toán tập 1- lớp 2). Đáp số: 41 quả dưa hấu.
 Hoặc có những học sinh tóm tắt đúng nhưng phép tính vẫn sai, hoặc đơn vị 
trong ngoặc đơn sai.
 ( Một số bài làm của học sinh ở phần minh chứng 2)
 2. BIÊN PHÁP 2: QUY TRÌNH DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN 
CHO HỌC SINH LỚP 2.
 Để giúp các em khắc phục những khó khăn và giải thành thạo bài toán có lời 
văn, theo tôi, giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm bài qua 4 bước như sau:
 a) Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán.
 - Cần cho học sinh đọc kĩ đề bài toán, giúp học sinh hiểu rõ một số từ khóa 
quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ ngôn từ thông 
thường như: “ít hơn”, “nhiều hơn”, “tất cả”...
 - Trong bài toán có từ nào mà học sinh chưa hiểu rõ thì giáo viên cần hướng 
dẫn cho học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của từ đó ở trong bài toán đang 
làm.
 - Giáo viên cần cho học sinh phân tích đề bài thông qua việc học sinh trả lời 
các câu hỏi như:
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 - Đối với những học sinh kĩ năng đọc hiểu còn chậm, tôi dùng phương pháp 
giảng giải kèm theo các đồ vật, tranh minh họa để các em tìm hiểu, nhận xét. Qua 
đó, học sinh hiểu được nội dung, yêu cầu của bài.
 b) Bước 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán.
 Có 2 hình thức tóm tắt đề bài toán có lời văn lớp 2.
 *Tóm tắt đề bài bằng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn nhằm viết tắt các ý chính, 
chủ yếu của đề toán.
 - Với hình thức tóm tắt này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh chủ yếu với 
bài toán có lời văn về phép nhân và phép chia.
 + Ví dụ: Bài 4 trang 31 (SGK toán - tập 2- lớp 2).
Khi chuẩn bị cho buổi sinh nhật, mỗi lọ hoa Mai cắm 5 bông hoa. Hỏi 2 lọ hoa 
như vậy Mai cắm tất cả bao nhiêu bông hoa?
 - Giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu:
 Thành phần nào của bài toán ta đã biết rồi (số lọ hoa) thì ta để bên trái của 
dấu hai chấm. Thành phần nào trong bài toán ta cần đi tìm (số bông hoa) thì ta viết 
bên phải của dấu hai chấm.
 Cụ thể ở bài 4 trang 31 (SGK toán - tập 2- lớp 2). 1
 ^^ Trong ngày hội cồng chiêng, đội Một có 11 người tham gia, đội Hai có 
 số người tham gia ít hơn đội Một là 4 người. Hỏi đội Hai có bao nhiêu 
 người tham gia ngày hội?
Tôi hướng dẫn học sinh: Điều gì đã cho ta vẽ trước, cái gì phải đi tìm ta vẽ xuống 
dưới. Cái gì nhiều hơn, nặng hơn, cao hơn... ta vẽ dài hơn,cái gì nhỏ hơn,nhẹ 
hơn,ngắn hơn,...,ta vẽ ngắn hơn. Cách 1: - Ta bỏ bớt từ đầu câu là từ “Hỏi” và bắt đầu câu trả lời bằng chữ 
ngay sau chữ “hỏi” là chữ “vườn”. Đồng thời, thay chữ “mấy” bằng chữ “số” và 
thêm chữ “là” cùng với dấu hai chấm vào cuối câu trả lời.
 - Lúc này, ta được câu trả lời: “Vườn nhà Hoa có số cây cam là:”
 Cách 2: - Tôi hướng dẫn học sinh đặt chữ “Số” và đơn vị tính (cây cam) lên 
đứng đầu trong câu trả lời của cách 1.
 - Lúc này,ta được câu trả lời là:
 “Số cây cam vườn nhà Hoa có là:”
 Với các bài toán về hình học ta cũng hướng dẫn học sinh bám sát câu hỏi để 
đưa ra câu trả lời đúng, hay.
 - Với cách hướng dẫn học sinh viết câu trả lời phải bám sát, dựa vào câu hỏi 
như vậy, hầu hết học sinh của lớp tôi đã làm thành thạo khi viết câu trả lời, không 
có học sinh không làm được hoặc trả lời sai danh số.
 - Tóm lại, khi giảng dạy, ở mỗi một dạng bài cụ thể, tôi cho các em suy nghĩ 
để tìm ra các câu trả lời đúng nhất, hay nhất, phù hợp nhất với câu hỏi của bài toán 
đó.
 * Lựa chọn phép tính: Như tôi đã phân tích ở mục b, việc lựa chọn phép tính 
đúng hay sai phụ thuộc rất nhiều vào việc tìm hiểu đề bài, tóm tắt bài để xác định 
nội dung, yêu cầu của bài, xác định phép tính đúng. Nếu giáo viên hướng dẫn học 
sinh làm tốt phần a, b cùng với kĩ năng tính toán của học sinh thì học sinh sẽ làm 
rất tốt việc lựa chọn, thực hiện phép tính để tìm ra đáp số đúng cho bài toán có lời 
văn. Điều đáng lưu ý nữa ở phần này là ta hướng dẫn học sinh xác định danh số 
trong ngoặc đơn cho đúng. Bài toán hỏi về cái gì thì danh số là cái đó.
 * Ví dụ: Bài hỏi: “Nhà Hoa có bao nhiêu cây cam?” ở đây cái mà bài toán 
hỏi là “Số cây cam” thì danh số là “cây cam”.
 d) Bước 4: Hướng dẫn trình bày bài giải.
 Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, đẹp mắt cũng là yêu 
cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện yêu cầu này, trước tiên người dạy 
cần tuân thủ cách trình bày bài giải theo các bước như sau:
 - Đầu tiên là tên bài ta viết sát lề, có gạch chân.
 - Tiếp đó, xuống dòng, lùi đầu dòng 5 ô ta ghi: “Tóm tắt” có gạch chân.
 Nếu là tóm tắt bằng lời thì các dấu hai chấm phải thẳng nhau, nếu là tóm tắt 
bằng sơ đồ thì ngoài các dấu hai chấm, điểm bắt đầu của đoạn thẳng cũng phải 
thẳng nhau. Sau khi tóm tắt xong, xuống dòng ghi giữa trang vở từ “Bài giải” có 
gạch chân. Xuống dòng, câu trả lời ghi cách lề khoảng 2 đến 3 ô, chữ đầu viết hoa, 
ở cuối câu có dấu hai chấm (:). Phép tính viết lùi vào so với lời giải khoảng 2 đến 
3 chữ, cuối phép tính là danh số (đơn vị tính) được viết trong dấu ngoặc đơn. Phần 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_lop_2.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 2 giải Toán có lời văn.pdf