Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh Lớp 2
Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán và các môn học khác đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính logic và tính chính xác cao. Toán học chính là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Chính vì vậy, muốn học sinh Tiểu học học tốt môn Toán thì người giáo viên không chỉ truyền đạt, giảng giải nội dung học tập theo các tài liệu đã có sẵn mà còn phải biết khơi gợi lòng đam mê của học sinh với môn học. Bởi nếu chỉ dạy cho học sinh những kiến thức đã có sẵn trong các tài liệu thì tiết học sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Đó là một trong những nguyên nhân cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Bản thân đã nhiều năm giảng dạy ở lớp 2 nhưng tôi luôn trăn trở: làm thế nào để học sinh của mình năng động, sáng tạo, hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, giảm áp lực, học mà chơi-chơi mà học Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở bậc Tiểu học theo đúng hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Để giúp các em học tốt môn Toán-một môn học khô khan, nếu chỉ dạy trên bảng đen phấn trắng thì học sinh sẽ chóng chán, tiếp thu bài hạn chế. Vậy người giáo viên không chỉ thiết kế nội dung bài học hợp lí, mà còn phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Giáo viên cần biết kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ nhằm khơi gợi trí tò mò, óc sáng tạo của học sinh. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài * Mục tiêu Giúp giáo viên nắm được một số biện pháp xây dựng các trò chơi học tập trong môn toán ở lớp 2. Thông qua các trò chơi học sinh sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng. * Nhiệm vụ Đưa ra các phương pháp tổ chức trò chơi Toán học, giúp học sinh hứng thú học toán và tính toán nhanh, chính xác để từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 3. Đối tượng nghiên cứu Tổ chức trò chơi toán học. 4. Giới hạn của đề tài Một số biện pháp tổ chức trò chơi toán học cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Krông Ana, năm học 2015-2016. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1 Tào Thị Sinh-TH Krông Ana Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- điều Bác Hồ dạy, có ý thức học tập chăm chỉ, sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ. Một số em biết tham gia vào trò chơi Toán học một cách mạnh dạn, tự tin. Nhà trường tổ chức tốt cho các lớp họp cha mẹ học sinh ngay từ đầu năm học để thống nhất một số nội dung trong quá trình học tập và chấn chỉnh nế nếp học tập của các em. Vì thế, rất thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh. * Hạn chế: Khi tham gia vào các hoạt động học tập của môn Toán, vẫn còn một số em rụt rè, lúng túng, chưa dám bộc lộ hết khả năng của mình. Một số em khả năng tính toán chậm nên trong khi tham gia vào trò chơi toán học còn gặp nhiều khó khăn về tính toán, cách diễn đạt lời nói. Vẫn còn một số học sinh chưa thực sự ham thích học toán dưới sự quản lí của giáo viên. Một số ít cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, vì thế dẫn đến học sinh tiếp thu chậm còn nhiều, thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động của môn toán. Đặc biệt một số giáo viên do chất giọng vùng miền nên giọng nói trong quá trình giảng bài chưa truyền cảm, vì thế chua thu hút học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Một số ít giáo viên chưa thật sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chưa chú trọng hướng dẫn học sinh học tốt môn toán theo hướng đổi mới mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình để chủ động tham gia vào các hoạt động học tập ở lớp. Đây cũng là điều tôi băn khoăn, trăn trở để tìm giải pháp nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em. Qua quá trình tìm hiểu một số giáo viên dạy lớp 2, tìm hiểu học sinh, tôi nhận thấy: các đồng chí đã quan tâm đến việc đưa trò chơi vào giờ học toán. Tuy nhiên, việc lựa chọn và làm các vật dụng trong trò chơi còn gặp nhiều khó khăn về chi phí, thời gian và tính ứng dụng nhiều trong tiết học khác. Vì vậy mà giờ học toán còn trầm, học sinh còn thụ động trong học tập, một số học sinh tiếp thu chậm còn ngại học toán. * Nguyên nhân tác động: Luôn được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự chăm chỉ, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh để từng bước nâng dần chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2. Xuất phát từ tình yêu thương đối với học trò của mình, bản thân đã giúp học sinh tích cực tham gia vào các trò chơi Toán học hơn và các em ham thích tới trường, tới lớp để tìm tòi cái mới trong tri thức, trong cuộc sống. Đối với một số em ban đầu chưa tích cực tham gia vào các trò chơi toán học thì nay đã tích cực tham gia hơn, chăm chỉ học tập hơn và đặc biệt chất lượng về môn Toán của lớp tăng lên rõ rệt. Bên cạnh những ưu điểm vừa nêu trên thì vẫn còn một số ít cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm phải đi là ăn xa nhà, gửi con ở nhà với ông bà hoặc người thân trong gia đình. Vì thế dẫn đến học sinh tiếp thu chậm, thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động học tập. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Phân tích, đánh giá, vận dụng các giải pháp trong đề tài nhằm mục đích khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3 Tào Thị Sinh-TH Krông Ana Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh * Cấu trúc của trò chơi học tập Tên trò chơi: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi: Quy định rõ hành động chơi, cách chơi được thiết kế trong trò chơi. Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả được đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi để học sinh hiểu. Nêu luật tham gia trò chơi, cách chơi, quy tắc chơi, quy định đối với người tham gia chơi, quy định đối với đội thắng cuộc trong trò chơi. Số người tham gia chơi, chia đội chơi. b.3) Cách tổ chức trò chơi: Thời gian tiến hành thường từ 5 phút đến 7 phút phù hợp với nội dung từng bài học. Giới thiệu trò chơi, nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi. Chơi thử để nhấn mạnh luật chơi, tổ chức chơi. Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. Khen thưởng phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Những học sinh phạm luật chơi sẽ phải hát một bài, nhảy lò cò hoặc cả lớp hát cho những học sinh đó múa, tránh tạo không khí căng thẳng, không thoải mái cho học sinh sau khi chơi. b.4) Minh họa một số trò chơi trong môn Toán lớp 2: Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mang tính đồng đội mà tôi đã ứng dụng trong quá trình dạy toán cho học sinh lớp 2. b.4.1) Trò chơi Truyền điện Trò chơi áp dụng cho các tiết học về xây dựng bảng cộng có nhớ, bảng trừ có nhớ, bảng nhân, bảng chia, Nhằm củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100, kĩ năng thực hiện các phép tính nhân chia trong bảng và kĩ năng phản xạ nhanh ở các em. Cách chơi: Các em ngồi tại chỗ, giáo viên gọi bắt đầu từ em thứ nhất xung phong đọc to một số trong phạm vi 100: Chẳng hạn phép tính 35 - 14. Em thứ nhất đứng dậy đọc số “35” và chỉ nhanh vào em thứ hai bất kỳ để truyền điện. Lúc này em thứ hai phải đứng lên nói tiếp “trừ 14”, rồi lại chỉ nhanh vào em thứ ba bất kỳ đứng lên nói bằng 21. Nếu em thứ ba nói đúng thì được quyền đọc to một số như em thứ nhất rồi chỉ vào một ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5 Tào Thị Sinh-TH Krông Ana Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em, gắn mỗi bên một bông hoa và 5 chú ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi: Cô có 2 bông hoa, trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào cho đúng. Vậy các em sẽ tìm giúp kết quả đúng cho các chú Ong này nhé. Hai đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu” thì lần lượt từng bạn chọn chú ong có phép tính thích hợp với kết quả ở mỗi cánh hoa rồi ghép bên ngoài cánh hoa. Bạn thứ nhất ghép xong phép tính đầu tiên, về đúng cuối hàng để bạn thứ hai lên gắn tiếp, cứ như vậy cho đến khi học sinh gắn xong những chú Ong đậu bên ngoài cánh hoa. Trong vòng 1 phút, đội nào gắn đúng và nhanh là đội chiến thắng. Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong. Giáo viên nhận xét và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu kiến thức bài học cho học sinh như: + Tại sao chú ong “14 - 10” không tìm được đường về nhà? + Phép tính “14 - 10” có thuộc dạng bài học ngày hôm nay không? Tại sao? + Muốn chú Ong này tìm được đường về nhà thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào? b.4.3) Trò chơi Que tính thông minh (Tiết 24 : Bài toán về nhiều hơn) Trò chơi này rèn cho học sinh trí thông minh, nhanh nhẹn, kĩ năng tính toán khi có bài toán về nhiều hơn. Chuẩn bị 20 que tính màu đỏ, 20 que tính màu vàng, 2 ống nhựa màu đỏ, 2 ống nhựa màu vàng. Trên 2 ống đỏ dán mảnh giấy có ghi chữ “nhiều hơn”. Cách chơi: Giáo viên chọn 2 người : 1 nam, 1 nữ đại diện cho 2 đội. Mỗi em cầm tay trái 10 que màu vàng, tay phải 10 que màu đỏ, 2 ống nhựa "1 đỏ, 1 vàng" đặt trên mặt bàn trước vị trí của mỗi em. Cả 2 em cùng được chơi 3 lần. Thời gian mỗi lần là 1 phút. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7 Tào Thị Sinh-TH Krông Ana
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_tro_choi_to.doc