Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 2 học tốt dạng toán Tìm thành phần chưa biết

doc 22 trang sangkienhay 13/02/2024 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 2 học tốt dạng toán Tìm thành phần chưa biết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 2 học tốt dạng toán Tìm thành phần chưa biết

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 2 học tốt dạng toán Tìm thành phần chưa biết
 1. Tên đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP HAI
 HỌC TỐT DẠNG TOÁN TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT.
 2. Đặt vấn đề:
 a. Tầm quan trọng của vấn đề:
 Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, Toán học là một công cụ 
cần thiết cho các môn học khác. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn Toán rất 
lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgíc, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn 
trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp 
giải quyết vấn đề có suy luận, khoa học, chính xác; có nhiều tác dụng phát triển 
trí thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo, linh hoạt..., góp phần giáo dục ý chí 
nhẫn nại, ý chí vượt khó khăn...
 Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, dạng toán “Tìm thành phần 
chưa biết” được hình thành và phát triển thành một hệ thống kiến thức từ lớp 2 
đến lớp 5 và nền tảng cơ bản ban đầu là ở lớp 2. Nên việc hình thành kiến thức, 
kỹ năng để các em học tốt dạng toán Tìm thành phần chưa biết ở lớp 2 là rất 
quan trọng.
 b. Thực trạng của vấn đề:
 Ở độ tuổi lớp 2, sự tập trung chú ý của học sinh còn hạn chế và thiếu tính 
bền vững, mau nhớ nhưng cũng chóng quên, các em chưa có thói quen suy luận, 
phân tích, nhiều em ghi nhớ một cách máy móc vì thế các em thường gặp khó 
khăn khi học dạng toán Tìm thành phần chưa biết như: Chưa biết vận dụng mối 
liên quan giữa các nội dung đã học để hình thành kiến thức mới, chưa xác định 
đúng cái cần tìm, nhầm lẫn khi tính,Nhiều em còn tính chậm, chưa thành thạo, 
chưa thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia đó cũng là một trong những khó khăn lớn 
trong việc học dạng toán này.
 c. Lý do chọn đề tài:
 Yêu cầu giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học 
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác lĩnh hội tri thức của học 
sinh dưới sự tổ chức của người thầy. Để việc làm này có hiệu quả, giáo viên cần 
phải biết vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học phù 
hợp với tình hình thực tế của lớp, của học sinh. Giáo viên phải biết hình thành 
cho học sinh cách học theo khả năng cá nhân, biết hợp tác với bạn bè, thầy cô 
nhằm phát huy năng lực học tập ngày càng hiệu quả hơn, để các em nắm bắt tốt 
nội dung, chương trình môn Toán cũng như những kiến thức, kỹ năng cần thiết 
về dạng toán “Tìm thành phần chưa biết”. Chính vì vậy tôi chọn đề tài sáng kiến 
kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt dạng toán Tìm 
thành phần chưa biết.” 
 d. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
 - Đối tượng: Học sinh lớp 2, năm học 2015-2016; 2016-2017 trường Tiểu 
học Đỗ Văn Quả.
 1 + Nhiều em chưa thuộc cách tìm các thành phần chưa biết, nhiều em chỉ 
nắm “mẹo” trong cách thực hiện dạng toán này như tìm số hạng (cộng) thì tính 
trừ, tìm số bị trừ ( trừ) thì cộng hoặc tìm thừa số ( nhân) thì thực hiện chia, 
.nên dẫn đến nhầm lẫn khi làm bài, thậm chí có em khi tìm số hạng chưa biết 
thì lấy số hạng kia trừ cho tổng ( số nhỏ trừ số lớn), rồi khi tìm thừa số chưa biết 
thì lấy thừa số kia chia cho tích ( số nhỏ hơn chia cho số lớn).
 + Một số học sinh tính toán chưa thành thạo, chưa thuộc bảng nhân, bảng 
chia nên tính sai.
 b. Kết quả khảo sát môn Toán dạng bài “Tìm thành phần chưa biết” ở lớp 
2B vào cuối kì I, năm học: 2016 – 2017 như sau:
Sĩ số Điểm 9,10 Điểm 8,7 Điểm 6,5 Điểm dưới 5 Điểm >5
 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
 32 5 15.6 12 38.4 10 31.2 5 15.6 27 84.4
 5. Nội dung nghiên cứu: 
 Một số biện pháp giúp học sinh học tốt dạng toán “Tìm thành phần 
chưa biết”.
 5.1. Biện pháp 1: Củng cố kiến thức đã học vào bài “Tìm các thành phần 
chưa biết”.
 Ở học sinh lớp 2 thì sự tập trung, ghi nhớ thiếu tính bền vững nên các em 
thường hay nhầm lẫn khi xác định các thành phần phép tính.
 Về tên gọi các thành phần của phép tính cộng và phép nhân thì đơn giản 
nên các em ít bị lẫn lộn , ở phép tính trừ và phép chia các em hay bị nhầm lẫn 
giữa số bị trừ và số trừ hoặc số bị chia và số chia. Vì thế ngay ở các bài học về 
Số bị trừ -Số trừ - Hiệu hoặc bài Số bị chia - Số chia - Thương , giáo viên cần 
phải cho các em nắm chắc tên gọi các thành phần và kết quả của các phép tính 
này.
 a/ Cách 1: Củng cố cho các em nắm chắc về tên gọi các thành phần và kết 
quả của các phép tính .
 - Để nắm chắc tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ, tôi đưa ra 
một bài toán: “Lan có 5 cây kẹo, Lan cho bạn 3 cây kẹo . Hỏi Lan còn mấy cây 
kẹo ?” . Với bài tập này các em sẽ thành lập được phép tính : 5 - 3 = 2 (cây kẹo) 
. 
 5 - 3 = 2 
 Số bị trừ Số trừ Hiệu
 + Như vậy, 5 là số kẹo Lan đã có ban đầu. Số kẹo này đã bị Lan lấy đi cho 
bạn nên 5 gọi là “Số bị trừ”. 3 là số kẹo Lan cho bạn nên gọi là “số trừ”. 2 là 
số kẹo Lan còn sau khi cho bạn gọi là “Hiệu”.
 3 Hướng dẫn cho học sinh nêu nhận xét về mối quan hệ giữa các phép tính 
vừa thực hiện để rút ra nhận xét: Lấy tổng trừ đi số hạng này ta được số hạng 
kia.
 b. Tìm số hạng chưa biết x
 Hướng dẫn học sinh nêu bài toán: Có tất cả 10 ô vuông, có một số ô vuông 
bị che lấp và 4 ô vuông không bị che lấp. Hỏi có mấy ô vuông bị che lấp?
 - Cho học sinh phân tích đề: Cái gì đã biết? Cái gì chưa biết?
 - Số ô vuông bị che lấp là số chưa biết, ta gọi số đó là x. Lấy số ô vuông 
chưa biết (x) cộng với số ô vuông đã biết (4), tất cả có 10 ô vuông. Ta viết: 
 x + 4 = 10
 - Cho học sinh chỉ ra các số hạng và tổng trong phép cộng: x + 4 = 10; và 
nêu: số hạng nào đã biết? Số hạng nào chưa biết? Muốn tìm số hạng chưa biết x 
ta làm thế nào?
 Giáo viên gợi ý các em dựa vào mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ 
để tìm x bằng cách lấy tổng trừ đi số hạng kia.
 c. Hướng dẫn cách trình bày phép tính:
 x + 4 = 10
 x = 10 – 4
 x = 6
 * Lưu ý cho học sinh cách trình bày bài tìm x đúng 3 dòng như trên và 
các dấu bằng “ =” phải thẳng cột với nhau.
 Thử lại: 6 + 4 = 10 ( kết quả đúng)
 d. Học thuộc ghi nhớ: Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
 Ví dụ 2. Tìm số bị trừ.
 a. Vận dụng các mối liên quan với nhau trong 2 phép tính cộng và trừ để 
hình thành cách tìm số bị trừ trong phép tính.
 - Cho học sinh nêu số bị trừ, số trừ, hiệu trong phép trừ : 10 - 4 = 6
 - Tìm số để viết tiếp vào chỗ chấm: 10 = 6 + 
 - Hướng dẫn học sinh nêu cách tìm số bị trừ trong phép trừ: . - 4 = 6 ( Số 
bị trừ bằng hiệu cộng với số trừ.
 b. Tìm số bị trừ x.
 GV nêu vấn đề: Có một số ô vuông, lấy đi 4 ô vuông, còn 6 ô vuông. 
 Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x, khi đó ta sẽ viết được: x – 4 = 6
 - Cho học sinh chỉ ra số bị trừ, số trừ và hiệu trong phép trừ x – 4 = 6. 
Muốn tìm số bị trừ x ta làm thế nào?
 5 2 =  : 
 2 x 3 = 6
 3 =  : 
 - Học sinh nhận xét về mối liên quan giữa phép nhân và phép chia để rút ra 
nhận xét: Trong phép nhân, thừa số này bằng tích chia cho thừa số kia.
 b. Tìm thừa số x trong phép nhân
 - Chỉ ra các thừa số và tích trong phép nhân x x 2 = 8.
 + Thừa số nào đã biết, thừa số nào chưa biết?
 - Để tìm x ta làm thế nào? (Dựa vào mối liên quan giữa phép nhân và phép 
chia để rút ra ghi nhớ).
 c. Hướng dẫn cách trình bày phép tính.
 x x 2 = 8 
 x = 8 : 2
 x = 4
 * Lưu ý cho học sinh thử lại: 4 x 2 = 8 ( kết quả đúng).
 * Tương tự, cho học sinh thực hành tìm x: 
 3 x x = 15
 x = 15 : 3
 x = 5
 d. Học thuộc ghi nhớ: Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số 
kia.
 Ví dụ 5. Tìm số bị chia
 Tương tự, từ phép chia 6 : 2 = 3, cho học sinh viết tiếp vào chỗ chấm : 
 6 = 3 x . . 
 Nhận xét: Trong phép chia, số bị chia bằng thương nhân với số chia.
 Hướng dẫn học sinh cách trình bày và học thuộc ghi nhớ.
 5.3. Biện pháp 3: Rèn kỹ năng giải toán dạng “Tìm thành phần chưa biết ”. 
 - Sau khi học sinh đã biết cách giải bài toán dạng “Tìm thành phần chưa 
biết” giáo viên cần nhấn mạnh để học sinh nắm chắc 
 + Bước 1: Xác định x là thành phần nào (tên gọi của x) trong phép tính .
 + Bước 2: Nhớ lại cách tìm thành phần đó .
 7 - Theo dõi, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến chỗ học sinh không làm 
được bài tập để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, phòng để các em lún sâu chỗ 
không biết dẫn đến hụt hẫng kiến thức không bù đắp được.
 - Tăng cường luyện tập, tạo thành kỹ năng trong giải toán “Tìm thành phần 
chưa biết” cho học sinh. Sau bài tập mẫu, nên ra một số bài tập tương tự cho học 
sinh tự giải, thay thế ẩn số x bằng các ẩn số y , a, . Những bài tập ra cho học 
sinh phải có hệ thống, tức là những bài tập phải được nâng cao, mở rộng từ dễ 
đến khó. Bài tập sau phải dựa trên cơ sở bài tập trước để phát huy được tính 
sáng tạo, bồi dưỡng năng lực, tư duy cho học sinh.
 - Phải biết động viên, khuyến khích học sinh kịp thời.
 - Quan trọng là giáo viên phải nhiệt tình, tìm tòi, tham khảo tài liệu, học hỏi 
đồng nghiệp, nghiên cứu kĩ bài dạy để cung cấp đầy đủ kiến thức đối với từng 
đối tượng học sinh trong lớp . 
 8. Đề nghị:
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi qua thực tế giảng dạy. Mặc dù đã 
cố gắng rất nhiều nhưng đề tài của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những 
thiếu sót. Rất mong được hội đồng xét duyệt và các bạn đồng nghiệp góp ý kiến 
bổ sung thêm để có thể vận dụng vào công tác dạy học.
 9 10. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Sách giáo khoa Toán lớp 2 - Nhà xuất bản 
Giáo dục. Năm 2009
 - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Sách giáo viên Toán lớp 2 - Nhà xuất bản 
Giáo dục. Năm 2009
 - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Một số vấn đề về nội dung và phương pháp 
dạy học toán ở Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2005.
 - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài liệu Hướng dẫn học Toán ( tập 1B, tập 
2A) – Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2013.
 - Hồ Ngọc Đại - Tâm lý học dạy học - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà 
Nội. Năm 2000.
 11 Mẫu 3
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: 
 - Phòng giáo dục và Đào tạo Đại Lộc .
 - Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở.
 Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
 TT Họ và Ngày Nơi công Chức Trình Tỷ lệ (%) đóng góp vào 
 tên tháng tác (hoặc danh độ việc tạo ra sáng kiến 
 năm nơi thường chuyên 
 sinh trú) môn
 Trần 20/ 6 / Trường TH Cao 
 Thị 1969 Đỗ Văn đẳng 
 Tám Quả SP
Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến. Một số biện pháp 
giúp học sinh lớp 2 học tốt dạng toán “Tìm thành phần chưa biết.”
.1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu 
tư tạo ra sáng kiến): ......................
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh tiểu học.
3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (bắt buộc phải ghi để 
làm cơ sở đánh giá tính khả thi, hiêu quả của sáng kiến): 3/ 11/ 2016
4- Mô tả bản chất của sáng kiến (đề nghị ghi rõ để làm cơ sở xét sáng kiến, nếu 
bỏ qua các bước này thì sáng kiến có thể không đề nghị công nhận)
 4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (phân tích ưu điểm, nhược 
điểm của nó)”: 
 Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, Toán học là một công cụ 
cần thiết cho các môn học khác. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn Toán rất 
lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgíc, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn 
trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp 
giải quyết vấn đề có suy luận, khoa học, chính xác; có nhiều tác dụng phát triển 
trí thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo, linh hoạt..., góp phần giáo dục ý chí 
nhẫn nại, ý chí vượt khó khăn...
 Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, dạng toán “Tìm thành phần 
chưa biết” được hình thành và phát triển thành một hệ thống kiến thức từ lớp 2 
đến lớp 5 và nền tảng cơ bản ban đầu là ở lớp 2. Nên việc hình thành kiến thức, 
 13 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_2.doc