Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 2 giải toán có lời văn

doc 17 trang sangkienhay 30/12/2023 3800
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 2 giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 2 giải toán có lời văn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 2 giải toán có lời văn
 Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn - Lớp 2
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN - LỚP 2
 - LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN : Học sinh tiểu học
 - THỜI GIAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN : Năm học 2013 - 2014
 - TÁC GIẢ : Vũ Thị Quý
 - NĂM SINH :1973
 - NƠI THƯỜNG TRÚ : Xuân Đài – Xuân Trường – Nam Định
 - TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN : Cao Đẳng Sư Phạm
 - CHỨC VỤ CÔNG TÁC : Giáo viên 
- CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN ĐƯỢC GIAO : 
 Chủ nhiệm – Giảng dạy lớp 2A
 - NƠI LÀM VIỆC : Trường tiểu học A Xuân Phú
 - ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ : Trường tiểu học A Xuân Phú
 - ĐIỆN THOẠI : 
 - ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN : 
 Lớp 2A - Trường tiểu học A Xuân Phú
 1 Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn - Lớp 2
học sinh đã được yêu cầu viết câu lời giải, đây quả là một bước nhảy vọt khá lớn 
trong chương trình toán. Nhưng nếu như nắm bắt được cách giải toán ngay từ lớp 
1, 2 thì đến các lớp trên các em dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và gọt giũa, tôi luyện để 
trang bị thêm vào hành trang kiến thức của mình để tiếp tục học tốt ở các lớp sau.
 b. Cơ sở thực tiễn.
 Ta thấy rằng, giải toán ở tiểu học trước hết là giúp các em luyện tập, vận 
dụng kiến thức, các thao tác thực hành vào thực tiễn. Qua đó, từng bước giúp học 
sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận lôgíc. Thông qua 
giải toán mà học sinh rèn luyện đượcphong cách của người lao động mới : Làm 
việc có ý thức, có kế hoạch, sáng tạo và hăng say, miệt mài trong công việc.
 Thực tế qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 2, tôi nhận thấyhọc 
sinh khi giải các bài toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. 
Các em thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép 
tính chính xác và nhanh chóng nhưng không làm sao tìm được lời giải đúng hoặc 
đặt lời giải không phù hợp với đề toán đặt ra. Chính vì thế nhiều khi dạy học sinh 
đặt câu lời giải còn vất vả hơn nhiều so với dạy trẻ thực hiện các phép tính ấy để 
tìm ra đáp số.
 Việc dạy giải toán có lời văn là một khó khăn lớn đối với mỗi giáo viên trực 
tiếp giảng dạy ở lớp 2 nhất là những tuần đầu dạy toán có lời văn. Ngay ở việc 
giúp các em đọc đề, tìm hiểu đề Một số em mới chỉ đọc được đề toán chứ chưa 
hiểu được đề, chưa trả lời các câu hỏi mà giáo viên nêu: Bài toán cho biết gì 
?...Đến khi giải toán thì đặt câu lời giải chưa đúng, chưa hay hoặc không có câu lời 
giảiNhững nguyên nhân trên không thể đổ lỗi về phía học sinh 100% được mà 
một phần lớn đó chính là các phương pháp, cách áp dụng, truyền đạt của những 
người thầy. Giải toán giúp học sinh hình thành, củng cố vận dụng kiến thức, kỹ 
năng về Toán. Đồng thời qua giải toán, giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu điểm 
hoặc những thiếu sót trong kiến thức, kỹ năng của học sinh, để giúp các em phát 
huy ưu điểm khắc phục thiếu sót.
Việc giải toán còn có tác dụng giáo dục các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, 
chu đáo, làm việc có kế hoạch. Thói quen tự kiểm tra công việc của mình, có óc 
độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, phát triển tư duy.
 Qua nhiều năm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học và việc thay 
sách giáo khoa lớp 2, tôi đã thấy được ưu điểm khi dạy môn Toán dạng bài : giải 
toán có lời văn, học sinh đọc được đề bài, tóm tắt được bài toán dễ dàng và tự phát 
huy tính tích cực, tìm tòi ngay đáp số bài toán và biết trình bày bài giải một cách 
hoàn chỉnh.
 Mặt khác, nhằm nâng cao chất lượng đại trà, tỷ lệ HS khá giỏi làm nền tảng 
vững chắc cho HS học lên các lớp trên. Từng bước kiện toàn phương pháp dạy giải 
toán có lời văn đạt được hiệu quả cao hơn. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phương pháp 
dạy giải Toán có lời văn lớp 2”.
 Đây cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này, mong tìm ra những giải pháp nhằm 
góp phần nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 nói riêng và 
trong môn toán 2 nói chung. Để từ đó, các em có thể thành thạo hơn với những bài 
toán có lời văn khó và phức tạp ở các lớp trên.
 3 Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn - Lớp 2
 Các em ở rải rác khắp các xóm trong xã, có nhiều học sinh ở xa trường nên việc 
 đi lại của các em gặp rất nhiều khó khăn điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến 
 chất lượng học tập của các em.
 - Qua thực tế giảng dạy và thảo luận cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy :
 + Việc đọc đề, tìm hiểu đề đang còn nhiều khó khăn đối với học sinh lớp 2. Vì kĩ 
 năng đọc thành thạo của các em chưa cao, nên các em đọc được đề toán và hiểu 
 đề còn thụ động, chậm chạp
 + Thực tế trong một tiết dạy 40 phút, thời gian dạy kiến thức mới mất nhiều - 
 phần bài tập hầu hết là ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu đề, nêu câu trả lời 
 không được nhiều.
2. Kết quả của thực trạng ban đầu.
 Tôi đã khảo sát kĩ năng giải toán của 29 học sinh lớp 2A và thu được kết 
quả như sau:
 Sĩ số Giải thành thạo Kĩ năng giải chậm Chưa nắm được cách giải
 29 em 10 em = 34,5% 7 em = 24,1% 12 em = 41,4% 
 Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh có 
hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã 
mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy khi hướng dẫn học sinh giải 
toán như sau :
III. Các giải pháp:
1. Họp phụ huynh – Thống nhất biện pháp giáo dục.
 Chúng ta đều biết học sinh lớp 2 đến trường còn phụ thuộc hoàn toàn vào sự 
quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ và thầy cô. Các em chưa có ý thức tự giác học tập, 
chính vì vậy giáo dục ý thức tích cực học tập cho các em là một yếu tố không kém 
phần quan trọng giúp các em học tốt hơn.
 Trong một lớp học, lực học của các em không đồng đều, ý thức học của 
nhiều em chưa cao. Để thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” của ngành giáo 
dục và giúp cho phụ huynh có biện pháp phù hợp trong việc giáo dục con cái, tôi 
đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh học sinh về chỉ tiêu phấn đấu của lớp và 
những yêu cầu cần thiết giúp các em học tập như: Mua sắm đầy đủ sách vở, đồ 
dùng – cách hướng dẫn các em tự học ở nhà, đặc biệt nhất là đối với các ông bố 
vào buổi tối cố gắng bớt đi một chút thời gian chuyện trò với bạn bè, tắt (vặn nhỏ 
đài, ti vi) dành thời gian nhắc nhở, quan tâm cho các em học tập.Rất mừng là đa 
số phụ huynh đều nhiệt liệt hoan nghênh biện pháp trên vì lâu nay các phụ huynh 
còn đang vướng mắc nhiều về cách dạy học cho các em - Sách giáo khoa mới còn 
nhiều kí hiệu, các lệnh, yêu cầu của sách, phụ huynh chưa rõ yêu cầu bài tập; nhiều 
gia đình người mẹ bận việc mà người bố ngại hướng dẫn con nên việc học của con 
 5 Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn - Lớp 2
một số em có lực học khá. Mặc dù giáo viên đã hướng dẫn các em nêu đề toán, tìm 
hiểu đề và gợi ý nêu miệng lời giải nhưng cách trình bày, sự trau truốt lời giải của 
các em chưa được thành thạo. Hiểu được những thiếu sót đó của các em, ở những 
tiết toán có bài toán giải tôi thường dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn kĩ và 
kết hợp trình bày mẫu nhiều bài giúp các em ghi nhớ và hình thành kĩ năng.
3. Các ví dụ minh họa.
 a. Dạng đề cho sẵn :
 Ví dụ 1 : Một cửa hàng buổi sáng bán được 12 xe đạp, buổi chiều bán được 
20 xe đạp. Hỏi hai buổi cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu xe đạp ? (Sách giáo 
khoa Toán 2, trang 5).
 - Bước 1 : Học sinh đọc đề bài, xác định cái đã cho và cái cần tìm (Đề cho 
biết gì ? Hỏi gì ?
 - Bước 2 : Lập kế hoạch giải.
 + Muốn biết hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp em làm thế 
nào ?
 + Tìm lời giải (dựa vào câu hỏi của bài toán), đơn vị.
 - Bước 3 : Trình bày bài giải.
Bài giải
 Số xe đạp hai buổi cửa hàng bán được là :
 12 + 20 = 32 (xe đạp)
 Đáp số : 32 xe đạp.
 - Bước 4 : Kiểm tra đánh giá cách giải.
 + Xem lại dữ kiện và yêu cầu của bài toán.
 + Lấy kết quả làm điều kiện để so sánh (32 lớn hơn các số đã cho là 12 và 20 
có thể là hướng đúng, vì tất cả nghĩa là phải cộng lại ).
 + Tìm câu trả lời khác.
 *Lưu ý : Cần tóm tắt đề theo 1 hoặc 2 dạng sau :
 Dạng 1 
 Buổi sáng : 12 xe đạp 
 Buổi chiều : 20 xe đạp 
 Cả hai buổi : ? xe đạp 
 Dạng 2 
 HD cho HS vẽ sơ đồ 
 12 xe đạp
 Lớp 2A:
 ? Xe đạp
 20 xe đạp
 Lớp 2B:
 b. Dạng đề dựa vào tóm tắt.
 Ví dụ 2 : Giải toán theo tóm tắt sau :
 7 Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn - Lớp 2
 - Tiếp đó, học sinh được làm quen với việc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời 
sau đó nêu cách giải rồi tự giải. Ở dạng bài này, giáo viên cũng cần cho học sinh 
luyện nêu miệng đề toán nhiều lần để các em ghi nhớ một bài toán.
 Ví dụ : Bài tập 2 (trang 25 - SGK toán 2)
 An có : 11 bưu ảnh.
 Bình nhiều hơn An : 3 bưu ảnh.
 Bình có : ?bưu ảnh.
 - Tôi cho học sinh đọc thầm, đọc miệng tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời theo 
yêu cầu.
 Học sinh: An có 11 bưu ảnh. Bình có số bưu ảnh nhiều hơn số bưu ảnh của 
An là 3 cái. Hỏi Bình có tất cả có bao nhiêu cái bưu ảnh?
 Sau đó cho các em luyện cách trả lời miệng:
 Số bưu ảnh của Bình có là: 11 + 3 = 14 (bưu ảnh)
Rồi tự trình bày bài giải: 
Bài giải
Số bưu ảnh của Bình có là:
11 + 3 = 14 (bưu ảnh)
 Đáp số: 14 bưu ảnh.
 3. Áp dụng qua các tiết dạy.
 Khác với lớp 2 chương trình CCGD, chương trình Toán lớp 2 mới thường 
được cho dưới các dạng sau:
 + Lớp 2A có 15 bạn gái, số học sinh trai của lớp ít hơn số học sinh gái 3 bạn. 
Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh trai?
 + Tháng trước tổ em được 16 điểm mười, tháng này tổ em được nhiều hơn 
tháng trước 5 điểm mười. Hỏi tháng này tổ em được bao nhiêu điểm mười?...
 Nhưng dù ở hình thức nào, dạng nào tôi cũng tập trung luyện cho học sinh các 
kĩ năng: Tìm hiểu nội dung bài toán, tìm cách giải bài toán và kĩ năng trình bày bài 
giải, được tiến hành cụ thể qua các bước sau:
 Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán.
 Cần cho học sinh đọc kĩ đề toán giúp học sinh hiểu chắc chắn một số từ 
khoá quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ ngôn từ 
thông thường như: “ít hơn”, “nhiều hơn”, “tất cả”
 Nếu trong bài toán có từ nào mà học sinh chưa hiểu rõ thì giáo viên cần 
hướng dẫn cho học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của từ đó ở trong bài toán 
đang làm, sau đó giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đăt câu hỏi đàm thoại : 
 “Bài toán cho gì ? Bài toán hỏi gì ?” và dựa vào tóm tắt để nêu đề toán
 Đối với những học sinh kĩ năng đọc hiểu còn chậm, tôi dùng phương pháp 
giảng giải kèm theo các đồ vật, tranh minh hoạ để các em tìm hiểu, nhận xét nội 
dung, yêu cầu của đề toán. Qua đó học sinh hiểu được yêu cầu của bài toán và dựa 
vào câu hỏi của bài, các em nêu miệng câu lời giải, phép tính, đáp số của bài toán 
rồi cho các em tự trình bày bài giải vào vở bài tập.
 Bước 2 : Tìm cách giải bài toán.
 a. Chọn phép tính giải thích hợp :
 Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái 
phải tìm cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp : Chọn “phép cộng” nếu 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_2.doc