Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng giải toán qua mạng cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng giải toán qua mạng cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng giải toán qua mạng cho học sinh Lớp 2
Kinh nghiệm bồi dưỡng giải toán qua mạng cho học sinh lớp 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những năm gần đây phong trào giải toán trên mạng Internet ngày càng phát triển và nhân rộng. Bởi đây là sân chơi trực tuyến rất bổ ích, học sinh được tiếp cận với một phương thức học tập mới, được trau dồi kiến thức, được cọ sát, được giao lưu, được luyện tập và tự đánh giá năng lực học tập của mình; tạo ra môi trường thân thiện, lành mạnh trong học sinh. Hưởng ứng phong trào này, Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai, động viên, khích lệ giáo viên và học sinh toàn trường cùng tham gia. Là giáo viên được phân công giảng dạy môn tin học và bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng lớp 2, bản thân tôi nhận thấy đây là một sân chơi rất lý thú, bổ ích và có ý nghĩa. Song để giúp các em tham gia thi giải toán có được kết quả tốt thì việc bồi dưỡng là yếu tố quan trọng nhất. Cần bồi dưỡng cho các em những gì? Bồi dưỡng như thế nào? là cả một vấn đề mà tôi còn trăn trở. Và qua mấy năm thực hiện, bản thân tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm để cùng đồng nghiệp trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ nhau nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng giải toán qua mạng cho học sinh lớp 2”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài *Mục tiêu Đề tài chỉ ra những biện pháp hướng dẫn học sinh củng cố khắc sâu và phát huy những kiến thức về Toán học đã học trong chương trình. Giúp học sinh tiếp cận với những dạng bài tập toán khó, đa dạng trên hệ thống ngân hàng đề ở mạng Internet và rèn luyện tư duy nhanh nhạy trong Toán học. Giúp các em kiểm tra lại kiến thức môn Toán và bổ sung thêm nhiều kiến thức mới. Tạo môi trường học tập, tham gia các cuộc thi qua mạng Internet đối với toàn thể học sinh trong toàn trường, toàn huyện, toàn tỉnh. Tạo ra sân chơi trực tuyến môn Toán cho học sinh nhằm giúp các em yêu thích và ham mê học toán hơn. * Nhiệm vụ Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc bồi dưỡng học sinh lớp 2 giải toán trên mạng. Nghiên cứu thực trạng của việc bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2. Đề xuất và thực nghiệm các giải pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2. Giáo viên: Trần Thị Lan Trang 1 Kinh nghiệm bồi dưỡng giải toán qua mạng cho học sinh lớp 2 thấy đây vừa là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm không những đối với nhà trường mà còn đối với học sinh và phụ huynh nên tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm để làm sao việc bồi dưỡng đem lại hiệu quả nhất. 2. Thực trang vấn đề nghiên cứu Để có biện pháp, phương pháp dạy học tốt, chúng ta phải dựa vào tình hình thực tế để đánh giá thực trạng của việc bồi dưỡng học sinh giải toán qua mạng lớp 2. Hiện nay được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Bộ - Sở - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana và đặc biệt là sự quan tâm trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh công nghệ thông tin, trong đó có việc giải toán trên mạng cho học sinh. Mặt khác việc học tập của học sinh hiện nay cũng được các phụ huynh quan tâm hơn. Bên cạnh đó việc giải toán trên Internet là một lĩnh vực mới nên các em rất thích, rất hứng thú được rèn luyện, khám phá điều mới lạ. Chính vì vậy, đó là động lực thúc đẩy tôi càng phải quan tâm đến việc bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh. Trong trường Tiểu học, Toán là một môn học được học sinh yêu thích, có đặc thù riêng, gây trí tò mò ham mê với học sinh song cũng không tránh khỏi những khó khăn gây nản chí người học. Do đó, giáo viên cũng giống như một người nghệ sĩ, cần nhận biết một cách tinh tế, nhạy cảm để có thể tạo cho đối tượng học những hứng thú và niềm yêu thích môn học, từ đó khơi dậy khả năng tư duy sáng tạo, trí thông minh đang tiềm ẩn của người học.Vì vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và tạo cho việc dạy và học đạt kết quả tốt nhất lại chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi giáo viên. Trường TH Hà Huy Tập nằm trên địa bàn xã Dray Sáp với địa bàn kinh tế còn gặp nhiều khó khăn; học sinh chủ yếu là con em nông dân, bố mẹ các em phải đi chợ sớm hoặc phải đi làm cả ngày ít có điều kiện chăm chút, kèm cặp các em học tập vì vậy chưa phát huy được hết khả năng học tập của các em. Mặt khác học sinh trường tôi có từ 2-3 lớp/khối, mỗi lớp chỉ có từ 20-23 học sinh và vì có quá ít học sinh trong một lớp nên việc lựa chọn học sinh để bồi dưỡng cũng gặp không ít khó khăn, giáo viên đành phải “So bó đũa chọn cột cờ” để lựa chọn và bồi dưỡng cho các em. Hơn nữa các em học sinh lớp 2 còn nhỏ, khả năng tự tư duy lập luận để giải các bài toán khó còn hạn chế nên phụ thuộc rất nhiều vào sự hướng dẫn của giáo viên. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Giáo viên: Trần Thị Lan Trang 3 Kinh nghiệm bồi dưỡng giải toán qua mạng cho học sinh lớp 2 lại đúc rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân từ đó áp dụng để bồi dưỡng học sinh ngày càng có hiệu quả hơn. Để quá trình bồi dưỡng đạt hiệu quả nhất, tôi đã tiến hành qua các bước sau: *Bước 1: Xác định vai trò của người thầy Khi bồi dưỡng học sinh giải toán qua mạng đặc biệt là học sinh lớp 2 thì vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Từ xa xưa, nhân dân ta đã có câu “ Không thầy, đố mày làm nên ”. Đúng vậy, người thầy có một vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy bảo, truyền thụ kiến thức cho học sinh. Người thầy là người chỉ đạo, hướng dẫn, gợi ý, dẫn dắt học sinh nắm được phương pháp học nói chung và giải toán nói riêng. Nếu học sinh có kiến thức tốt, có tố chất thông minh mà không được phát hiện, coi trọng, mài giũa, bồi dưỡng để phát huy hết khả năng của các em thì hiệu quả đạt được sẽ bị hạn chế. Thực tế cho thấy một số em có tố chất nhưng ý thức học tập không cao, không cần cù, chịu khó, cẩu thả, thường kết quả thi sẽ không cao. Vì thế, để giúp các em phát huy tối đa năng lực của bản thân, giáo viên cần luôn luôn động viên, khích lệ, quan tâm, chia sẻ với các em bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngược lại, đối với những em không có nhiều tố chất thông minh nhưng các em có sự cần cù, ý chí phấn đấu và quyết tâm cao thì giáo viên cần kiên trì luyện tập, bồi dưỡng cho các em đồng thời động viên khen ngợi các em kịp thời, tạo hứng thú để các em không sợ học, không nản chí với phương châm “Cần cù bù thông minh”. Xác định được tầm quan trọng của người bồi dưỡng, tôi đã vận dụng hết khả năng của mình để giúp các em học sinh đạt được kết quả tốt nhất. *Bước 2: Lựa chọn học sinh Bên cạnh việc xác định vai trò của người thầy thì việc lựa chọn học sinh cũng là một yếu tố không thể thiếu nó góp phần quyết định đến kết quả bồi dưỡng. Giáo viên phải đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, lựa chọn đúng đối tượng học sinh để bồi dưỡng. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh được việc bỏ sót những em có năng khiếu, hoặc chọn nhầm những em không có tố chất theo học sẽ bị quá sức. Sau khi đã có kết quả cấp trường và được phân công bồi dưỡng khối lớp 2, tôi tiến hành lựa chọn đội tuyển để bồi dưỡng dự thi cấp huyện, việc lựa chọn thông qua những căn cứ sau: Lựa chọn dựa vào việc học sinh thông qua các giờ học Giáo viên: Trần Thị Lan Trang 5 Kinh nghiệm bồi dưỡng giải toán qua mạng cho học sinh lớp 2 trình học chính khóa. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt. Nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với chương trình học của các em. Việc làm đầu tiên là phải giúp các em nắm thật chắc kiến thức cơ bản, sau đó mở rộng, nâng cao để cung cấp thêm kiến thức cho các em. Việc mở rộng cũng như nâng cao kiến thức cũng phải khoa học. Nâng cao một cách từ từ, từ đơn giản đến phức tạp, từ khó vừa đến khó hơn, không nôn nóng, vội vàng, không ôn luyện tràn lan. Mỗi dạng toán cho các em làm nhiều bài, nhiều lần, phải làm thành thạo, nhuần nhuyễn sau đó mới chuyển sang dạng khác. Và sau hai đến ba dạng lại cho học sinh ôn tập để kiểm tra mức độ nắm kiến thức của các em. Tuy nhiên trong khi xây dựng chương trình và nội dung bồi dưỡng còn phải tùy thuộc vào mức độ tiếp thu của học sinh, không nên gò ép, gây áp lực khiến các em sợ học và cũng cần lựa chọn thời gian thích hợp hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng để giúp các em có thể tiếp thu và làm bài một cách tốt nhất. *Bước 4: Tiến hành bồi dưỡng Dạy theo từng chuyên đề bồi dưỡng, mỗi chuyên đề cần chia thành các dạng như: Dạy toán điển hình; toán về số và chữ số; toán về quy luật dãy số; toán về phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia; toán về đại lượng cơ bản ... Với mỗi dạng bài cần luyện tập bài tập nhiều lần, đưa ra nhiều cách giải khác nhau. Đồng thời phải củng cố, tổng hợp lại để khắc sâu kiến thức. Khi ra đề giáo viên ra các bài tập cho học sinh làm cần theo hướng “mở” có như vậy học sinh mới phát huy và làm phong phú sự sáng tạo của các em. Các bài tập tôi đều gợi ý để các em tự tìm cách giải. Đặc biệt không làm thay cho học sinh vì làm thế thì các em sẽ ỉ lại không chịu suy nghĩ để làm. Ngược lại khi kiểm tra hay sửa bài cho học sinh thì tôi chỉ bảo trực tiếp từng em một với phương châm “Sai đâu sửa đó”. Tập trung học sinh dạy kiến thức nâng cao vào các giờ học chính khoá, giờ sinh hoạt, chiều thứ sáu trong tuần. Sau khi học sinh biết cách giải các bài toán chi tiết trên giấy thì tôi lại hướng dẫn cách làm nhanh khi làm trên máy tính. Như vậy các em mới có sự hài hòa trong khi làm trên giấy và làm trên máy. Tránh trường hợp học sinh biết nhẩm tính ra kết quả mà không trình bày được trên giấy và ngược lại.Với cách làm như vậy, học sinh của tôi nắm và ghi nhớ kiến thức rất tốt. Giáo viên: Trần Thị Lan Trang 7 Kinh nghiệm bồi dưỡng giải toán qua mạng cho học sinh lớp 2 chục có giá trị là 1. Và nhẩm thấy trong bảng có 5 ô có hàng chục là 1, đó là ô thứ 4 có giá trị là 19, ô thứ 5 có giá trị là 13, ô thứ 7 có giá trị là 12, ô thứ 16 có giá trị là 15, ô thứ 20 có giá trị là 18 ta chọn ô thứ 7 đầu tiên, sau đó lần lượt đến ô thứ 5, thứ 16, thứ 20, thứ 4. Tiếp theo xét trong 14 ô còn lại những ô nào có kết quả mà hàng chục là 2. Và nhẩm thấy trong bảng có 2 ô có hàng chục là 2, đó là ô thứ 6 có giá trị là 28, ô thứ 15 có giá trị là 20, nên ta chọn ngay ô thứ 15 rồi đến ô thứ 6. Cứ làm như vậy, ta xét đến những ô mà hàng chục có giá trị là 3, 4, 5,và dựa vào những chữ số ở hàng đơn vị để sắp xếp. Đối với bài sắp xếp có đơn vị đo độ dài kèm theo ta cũng làm như vậy nhưng cần lưu ý là phải đổi ra cùng đơn vị đo rồi mới thực hiện theo các bước làm như trên. 11dm – 25 cm 10dm – 3cm 5dm + 25cm 92cm – 24cm 9cm + 7dm 22cm – 5cm 77cm + 18cm 11dm – 3cm 7dm – 18cm 4dm 3dm1cm 91cm – 8cm 6dm2cm 9dm6cm 28cm 38cm + 43cm 5dm 2dm 11dm – 5dm 76cm – 1dm Kiểu 2: Tìm các cặp ô có giá trị bằng nhau (100 điểm) Giáo viên: Trần Thị Lan Trang 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_giai_toan.doc