Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở Lớp 2
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở Lớp 2
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ HIỆP ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU VƯƠN LÊN TRONG HỌC TẬP MÔN TOÁN Ở LỚP 2 Lĩnh vực : Toán Cấp học : Tiểu học Tên Tác giả : Lê Diệu Linh Đơn vị công tác: Tiểu học Ngũ Hiệp Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2022 – 2023 1 PHẦN A: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Môn toán là môn học không thể thiếu trong các môn học ở Tiểu học. Đây là môn học được coi là khó đối với lứa tuổi các em. Môn học này yêu cầu học sinh phải hiểu được cách tính các dạng toán từ đơn giản đến phức tạp, các em phải tư duy nhiều hơn, tự tìm ra cách giải của bài. Đối với học sinh Tiểu học nói chung, đặc biệt là học sinh lớp 1, lớp 2, phạm vi giao tiếp còn hạn hẹp, vốn từ ngữ, vốn sống còn quá ít thì mỗi bài học, mỗi tiết học đối với các em còn rất mới lạ. Chương trình toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình toán Tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình toán lớp 1. Khối lượng kiến thức ở chương trình mới đòi hỏi học sinh tiếp thu ở mức cao hơn so với chương trình cũ. Thực tế dạy học môn toán ở trường về phía giáo viên trực tiếp giảng dạy rất nhiệt tình nhưng có thể nói mỗi bài dạy toán là một hệ thống mở nhằm phát huy tối đa khả năng sáng tạo nghệ thuật sư phạm của mỗi giáo viên trong từng giờ dạy. Giáo viên học hỏi nghiên cứu tài liệu nhiều nhưng hiệu quả giờ dạy chưa cao. Bên cạnh đó nhiều học sinh chưa ý thức được việc học là cần thiết, còn lơ là chưa chủ động học tập, do vậy không tiếp thu được lượng kiến thức thầy cô truyền đạt, kể cả kiến thức đơn giản nhất, gây rất nhiều khó khăn cho việc học lên lớp trên. Vậy phải làm thế nào để tất cả học sinh trong lớp đều tích cực học tập, tự giác tiếp thu bài, nắm chắc kiến thức một cách hệ thống, phát huy tốt khả năng của các loại đối tượng học sinh trong lớp nhất là đối với học sinh yếu. Tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp biện pháp khắc phục rèn học sinh yếu trong môn toán, đáp ứng yêu cầu dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Sau khi nghiên cứu tìm tòi tôi áp dụng nhiều hình thức tổ chức trong giờ học. Đưa ra nhiều việc làm cụ thể thiết thực phối hợp cùng gia đình nhà trường và xã hội để giáo dục các em học sinh yếu môn toán. Vì thế tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh yếu lớp 2E - Trường Tiểu học Ngũ Hiệp - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chương trình môn Toán lớp 2 – Bộ sách Cánh Diều. 3. Mục đích nghiên cứu: - Tìm ra biện pháp dạy học tối ưu giúp học sinh học yếu học tốt môn toán. - Củng cố kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Qua đó thấy được những tồn tại trong giảng dạy để tìm biện pháp giảng dạy hiệu quả nhất. - Nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh, đặc biệt là học sinh yếu. - Có cơ hội trao đổi học hỏi về đổi mới phương pháp dạy Toán. 3 - Học sinh đa số là con em thuộc địa bàn dân cư gần trường, dễ liên lạc và phối hợp cùng phụ huynh giáo dục con em. - Sách giáo khoa Toán có kênh hình đẹp, sinh động gần gũi với đời sống của trẻ. - Học sinh được trang bị mỗi em 01 bộ đồ dùng học Toán. - Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, mát mẻ, thuận lợi cho việc giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò. - Ban Giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện, quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong mọi công việc. - Việc dạy học trong nhà trường hiện nay đã có nhiều khởi sắc, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã được trang bị tốt hơn, đội ngũ giáo viên chuẩn hoá cao. - Phong trào đổi mới phương pháp dạy học được đẩy mạnh, đa số giáo viên có sáng tạo, biết lựa chọn phương pháp phù hợp phát huy tính tích cực của học sinh. b. Khó khăn - Do sự nhận thức của học sinh không đồng đều. - Một số em tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng tính toán chậm; khả năng phân tích tổng hợp, tư duy còn hạn chế không có khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập; thái độ thờ ơ đối với học tập, ham chơi, lười học ngại cố gắng, chưa tự giác, chưa có động cơ học tập còn ỷ lại trông chờ giáo viên. - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, còn phó thác cho thầy cô. - Một số em tính toán còn chậm, phụ thuộc vào đếm đốt ngón tay; khi giải toán có lời văn: câu trả lời chưa đúng, phép tính làm sai; nhất là những bài toán về cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100. Trong giờ học toán các em này dường như không thấy phát biểu ý kiến xây dựng bài, các em chưa hiểu và chưa thực sự chủ động học tập dẫn đến kết quả học tập chưa đạt yêu cầu. Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng. Với bài cụ thể như sau: ĐỀ BÀI: TOÁN 2 (Thời gian 40 phút) Câu1: (1 điểm) Số? 79, ; 81; . ; .. ; 86; ; 88; 90. Câu2: (1 điểm) a, Khoanh vào số lớn nhất: 65, 32, 54, 79, 45, 69. b, Khoanh vào số bé nhất: 76, 48, 21, 99, 82, 19. Câu3: (2 điểm) Đặt tính rồi tính: 5 chơi trò chơi toán học, sử dụng máy chiếu phối hợp đan xen nhau tạo hứng thú cho các em. – Khi dạy các bài toán hình thành kiến thức mới giáo viên cho học sinh được trực tiếp sử dụng đồ dùng trực quan sẽ dễ lĩnh hội được kiến thức hơn. – Học sinh có học lực yếu kém thường hiểu chậm cái mới , quên nhanh cái vừa tiếp thu được, khó nhớ những gì có tính khái quát trừu tượng quan hệ logic. Các kiến thức cũ phải được giáo viên cũng cố lại nhiều lần khi có liên quan đến nội dung bài mới, giúp các em biết được mối liên hệ, biết phân biệt, biết được sự chuyển tiếp giữa các dạng nội dung với nhau. Chẳng hạn phải cho học sinh thấy rõ sự khác biệt của các dạng toán có mối liên quan với nhau – Khi giảng dạy giáo viên chú ý theo dõi học sinh yếu, kém, khuyến khích các em học tập tích cực phát biểu ý kiến. Đặc những câu hỏi dễ, cho những bài tập vừa sức. Đối với mục tiêu quan trọng cơ bản của tiết học, giáo viên thường xuyên gọi các em yếu thực hành nhiều hơn. Có thể chẻ nhỏ bài tập hoặc cho thêm nhiều bài tập trắc nghiệm với mức độ yêu cầu vừa sức với các em, giúp các em khắc phục tính ngại khó, giúp các em hiểu bài, chỉ rõ những kiến thức quan trọng cần khắc sâu, cần nhớ kỹ. – Kích thích động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số kết quả. Đồng thời phân tích chỉ cho các em chỗ sai nếu có, phê phán đúng mức thái độ lơ là khi học, tránh nói chạm lòng tự ái học sinh. – Điều quan trọng cần nói đến nữa là giáo viên cần tạo không khí cởi mở, tạo tình cảm thân thiện, gần gũi, tránh sự nặng nề, tạo áp lực cho các em để các em cảm thấy thích học, để dần dần thay đổi về “chất”. – Đối với việc đánh giá bài làm của học sinh, tôi không chỉ đưa ra lời nhận xét đúng hoặc sai mà cần giải thích rõ tại sao đúng dựa vào những kiến thức nào, sai thì sai ở đâu. – Thường xuyên theo dõi kiểm tra sau mỗi tiết học. Sau mỗi tuần học cần có 1 bài kiểm tra những kiến thức đã học để nắm sự tiến bộ phát hiện kịp thời những kiến thức các em chưa nắm được để có sự điều chỉnh phù hợp. 3.2. Biện pháp thứ hai: Xây dựng động cơ học tập cho học sinh. – Đối với HS yếu, tôi luôn coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức. Do đó, khi hướng dẫn HS luyện tập, tôi luôn đặc biệt chú ý các điều sau: + Đảm bảo cho HS hiểu đề bài: HS yếu kém nhiều khi vấp ngay từ bước đầu tiên: không hiểu bài toán nói gì, do đó không tiếp tục quá trình giải toán. Vì vậy, tôi đã dùng hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp HS hiểu rõ đầu bài, nắm được cái gì đã cho, cái gì cần tìm, tạo điều kiện cho các em vượt qua. 7 3.3. Biện pháp thứ ba: Lập kế hoạch dạy học và giúp đỡ học sinh. – Vào những ngày đầu năm học, giáo viên theo dõi từng học sinh trong quá trình học tập và dựa vào kết quả khảo sát phát hiện ra những em học yếu toán. Tìm hiểu lý do học yếu từng em, sau đó liên hệ với gia đình học sinh đề ra kế hoạch phụ đạo phù hợp . – Cụ thể, tôi lập danh sách tất cả những học sinh yếu và tổ chức hướng dẫn cho các em trong các giờ nghỉ hoặc các tiết Hướng dẫn học. Tôi ôn lại những kiến thức cũ có liên quan đến nội dung những bài học sẽ học tiếp theo và đồng thời cho các em thực hành lại những kiến thức đã học ở tuần qua bằng cách cho những bài tập vừa sức với học sinh. – Sau các giờ hướng dẫn, giáo viên có kế hoạch kiểm tra để nắm mức độ tiến bộ của các em, tuyên dương các em học có tiến bộ trước lớp nhằm động viên kích thích các em ham học và học tốt hơn dù đó là những tiến bộ nhỏ. 3.4. Biện pháp thứ tư: Sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy bài mới với học sinh yếu kém. Để giúp học sinh cả lớp hiểu bài. Không những giáo viên cần phải hiểu đươc đặc điểm tâm sinh lí từng em học sinh lớp mình mà còn phải biết vận dụng phương pháp phù hợp với nội dung của từng bài. Qua thực tế giảng dạy ở lớp 2, tôi nhận thấy các em nhận thức tốt từ “Trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” Các em hiểu được bài từ cái cụ thể gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Do vậy khi dạy bài mới cho học sinh tôi thấy cần có đồ dùng trực quan giúp các em hiểu bài nhanh, nhớ lâu và gây hứng thú học tập cho các em. Đặc biệt là đối với học sinh yếu kém thì việc dạy bằng đồ dùng trực quan ở bài mới là không thể thiếu. Các dạng bài tôi dạy bằng que tính thì bài này tôi đổi sử dụng bằng ô vuông Chẳng hạn khi dạy bài: Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 Bước 1: GV nêu bài toán: Có 9 chấm tròn (gài 9 chấm tròn lên bảng đồng thời cho các em thực hành lấy chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán để trên bàn) thêm 4 chấm tròn nữa (đính 4 chấm tròn ở dưới 9 chấm tròn ). Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn? Học sinh quan sát và nhận biết hàng trên có 9 chấm tròn, hàng dưới có 4 chấm tròn và nêu được phép tính 9 + 4. Bước 2: Với học sinh khá giỏi: Tôi cho học sinh tự thực hiện trên các chấm tròn theo nhiều cách để tìm ra kết quả. Giáo viên chốt cách làm: - 9 chấm tròn gộp với mấy chấm tròn để được 10 chấm tròn: (1 chục chấm tròn) - 1 chục chấm tròn gộp với 3 chấm tròn còn lại được bao nhiêu chấm tròn (13 chấm tròn) 9 Ví dụ: Khi dạy bài Ki – lô – gam Đây là bài dạy hình thành và phát triển cho học sinh các biểu tượng về đại lượng, cụ thể là đơn vị ki – lô – gam. Đây là một bài khó đối với học sinh, nhất là học sinh yếu. Để học sinh hiểu được biểu tượng về đơn vị ki – lô – gam. Tôi tăng cường cho học sinh thực hành. Sau khi giới thiệu vật “nặng hơn”, vật “nhẹ hơn”, qua hoạt động so sánh học sinh dần dần có biểu tượng về đại lượng (khối lượng). Giáo viên giới thiệu cái cân đĩa thật (loại cân có hai đĩa hai bên và kim thăng bằng ở giữa) và hướng dẫn học sinh sử dụng cách cân với cân đĩa: Khi đặt các vật lên hai đĩa cân, nêu mũi tên chỉ sang đĩa cân nào thi đĩa cân đó có vật nặng hơn. - Giáo viên cho một số em lần lượt đặt quyển vở lên một đĩa cân, quyển sách lên đĩa cân, quan sát kim của cân quay ở mặt cân rồi cho học sinh nhận xét: “Quyển sách nặng hơn quyển vở hoặc quyển vở nhẹ hơn quyển sách.” (khi cân vật nào nặng hơn kim sẽ quay về phía dưới.) - Giáo viên có thể cho học sinh so sánh sự nặng hơn, nhẹ hơn của một số vật sau khi cân xong. - Giáo viên cho học sinh quan sát khi cân quyển sách kim sẽ quay theo chiều kim đồng hồ, kim dừng lại vạch chỉ số trên cân sẽ biết quyển sách nặng bao nhiêu.Quyển sách nhẹ hơn 1kg hay 1kg nặng hơn quyển sách. - Giáo viên cho học sinh đặt lên đĩa cân một túi đường (nặng 1kg) cân sẽ quay vào số 1 thì các em biết ngay gói đường đó nặng 1kg. *Với học sinh yếu tôi cho các em trực tiếp tham gia thực hành và nhận xét để các em có biểu tượng ban đầu về kilôgam (kg). Giờ dạy diễn ra với nhiều hoạt 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_vuo.docx