Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yếu Lớp 2 học tốt môn Toán theo chương trình GDPT 2018
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yếu Lớp 2 học tốt môn Toán theo chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yếu Lớp 2 học tốt môn Toán theo chương trình GDPT 2018
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Toán học là một mảng kiến thức xuyên suốt quá trình học toán của học sinh. Nó không chỉ truyền thụ và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo tính toán để giúp các em học tốt môn khác mà còn giúp các em rèn luyện trí thông minh, óc tư duy sáng tạo, khả năng tư duy lô gic, làm việc khoa học. Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm tới việc dạy toán ở Tiểu học. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán có vai trò quan trọng cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học. Môn toán là ''chìa khoá'' mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, đây là những tri thức, kỹ năng vừa đáp ứng cho phát triển trí tuệ, óc thông minh, sáng tạo,vừa đáp ứng cho việc ứng dụng thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, để các em trở thành những người có ích cho xã hội. Chương trình toán lớp 2 được coi là tiền đề, nền tảng góp phần thực hiện mục tiêu toán tiểu học. Học sinh lớp 2 là những học sinh đang ở giai đoạn đầu tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em hiếu động, thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ bị phân tán, mất gốc kiến thức. Thực tế không phải tất cả các em học sinh đều nắm được kiến thức toán đã học và biết vận dụng kiến thức đó vào thực hành. Trong bất cứ trường Tiểu học nào hay lớp học nào cũng tồn tại thực trạng một bộ phận học sinh thiếu kĩ năng toán, thậm chí là chưa đạt chuẩn về kiến thức , kĩ năng môn Toán. Nếu học sinh yếu toán cũng là đồng nghĩa với việc các em phát triển chưa trọn vẹn nó ảnh hưởng đến tương lai của chính bản thân các em và cả xã hội. Vậy làm thế nào để giúp học sinh yếu lớp 2 học tốt môn Toán? Chính từ những lí do trên, tôi mạnh dạn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh yếu lớp 2 học tốt môn Toán theo chương trình GDPT 2018” II. Mục đích, nhiệm vụ sáng kiến - Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của học sinh yếu kém khi học Toán - Phân tích nguyên nhân của học sinh yếu kém khi học Toán. - Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ nằn lớp 2 khắc phục khó khăn khi học toán, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Toán ở Tiểu học. bộ phận học sinh khác tiếp thu bài chậm, có nhiều “lỗ hổng” kiến thức, kỹ năng và phương pháp học tập Toán chưa tốt. Sự chưa đạt chuẩn về kiến thức, kĩ năng Toán ở học sinh được biểu hiện bằng nhiều hình nhưng nhìn chung các em yếu Toán thường có các đặc điểm sau đây: - Các em có nhiều “lỗ hổng” kiến thức, kỹ năng trong học Toán nhất là các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ, nhân, chia). - Các em tiếp thu bài còn chậm, chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập. Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền. Ở nhà các em chưa tự giác ôn bài, làm bài, chưa lập được thời gian biểu hằng ngày. - Phương pháp học tập Toán của các em chưa tốt. Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. - Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế. II. Thực trạng của vấn đề 1. Thuận lợi - Năm học 2021- 2022 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp 2 nên giáo viên được tập huấn về nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. - Ngành giáo dục luôn có sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát; Nhà trường luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện để giáo viên chúng tôi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. - Phòng học được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới. - Học sinh có nền nếp, có ý thức học tập. Đa số phụ huynh đồng thuận, ủng hộ và luôn phối hợp với giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh. Bên cạnh những thuận lợi, tôi cũng gặp không ít khó khăn: 2. Khó khăn - Hầu hết cha mẹ học sinh đều là công nhân, làm việc theo ca nên ít có thời gian để học tập và vui chơi cùng con. - Đa số học sinh lớp tôi là học sinh nông thôn nên các em nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập. Nhiều học sinh làm toán một cách máy móc, thiếu sự tập trung trong giờ học; thậm chí có những em còn nằm gục xuống bàn. Khiến cho các tiết học toán trở lên căng thẳng, trầm lắng; kết quả học tập môn Toán của nhiều học sinh chưa cao. được ý nghĩa của việc học toán nhưng do mất gốc, không theo được chương trình nên các em tự ti, thiếu kiên trì. Đặc điểm chung của học sinh không có động cơ học toán là những học sinh học chưa tốt môn Toán. Để tạo ra được động cơ học toán cho học sinh, trước hết tôi đã giúp học sinh thấy được ứng dụng quan trọng, hữu ích của toán trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, ngay đầu năm học, tôi cho các em tìm hiểu mục lục sách giáo khoa toán lớp 2. Sau đó, tôi giới thiệu về những nội dung chính trong chương trình toán lớp 2 để kích thích sự tò mò, khám phá của các em. Để tạo ra được động cơ học toán cho học sinh, trước hết tôi đã giúp học sinh thấy được ứng dụng quan trọng, hữu ích của toán trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, ngay đầu năm học, tôi cho các em tìm hiểu mục lục sách giáo khoa môn Toán lớp 2. Sau đó, tôi giới thiệu về những nội dung chính trong chương trình Toán lớp 2 để kích thích sự tò mò, khám phá của các em. Ví dụ: Tôi giới thiệu về ứng dụng kì diệu và ý nghĩa của phép tính nhân, chia trong cuộc sống. Hoặc khi giới thiệu về phần hình học, tôi cho các em tìm những đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác mà các em biết. Hoạt động này giúp các em thấy toán học thật gần gũi với cuộc sống. Tôi giới thiệu thêm: Ở lớp dưới, chúng mình đã biết nhận diện và gọi tên các hình đó. Chương trình Toán 2 sẽ giúp chúng mình khám phá thêm những đặc điểm thú vị của chúng. Những đặc điểm thú vị đó đang chờ chúng mình khám phá đấy. Qua những lời giới thiệu ấy, tôi thấy rõ sự tò mò, sự hào hứng hiện lên trong ánh mắt của các em. Việc tạo động cơ học tập cho học sinh không chỉ dừng lại ở đó mà trong mỗi tiết học toán, tôi còn thiết kế thêm một số bài tập , tình huống liên quan đến thực tế. Ví dụ: Khi học “Bài 13: Bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị ( SGK Toán 2- KNTT trang 50) ở phần khởi động thay vì cho học sinh hát hay chơi 1 trò chơi vận động thì tôi tạo động cơ học tập bằng cách cho học sinh xem 1 đoạn phim hoạt hình về 1tình huống thực tế . Tôi đưa ra bài toán: Nam có 16 quyển truyện, Nam cho Hoa 5 quyển. Hỏi Nam còn lại bao nhiêu quyển truyện? Sau đó, tôi dẫn dắt học sinh vào bài mới bằng câu hỏi gợi mở: thế nào là nhiều hơn? Thế nào là ít hơn? Để giải các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị chúng ta sẽ làm như thế nào? Cô mời các em cùng tìm hiểu bài “Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ”. Bên cạnh đó, tôi thận trọng trong việc giao các nhiệm vụ học tập cho các em ở trên lớp và ở nhà để đảm bảo các em có đủ thời gian hoàn thành bài tập được giao (Chia các nhỏ các nhiệm vụ học tập để các em dễ dàng giải quyết). Từ những việc làm cụ thể và tỉ mỉ đó, tôi đã giúp học sinh dần hình thành động cơ học tập đúng đắn. Các em đã tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Đây không chỉ là 1 việc làm thiết thực để tạo hứng thú học toán mà còn có giá Tính 9 cộng 1 sàng 10 10 cộng 2 bồng 12 9 + 3= 12 8 cộng ^_pàng 10 1 oàng 11 10 cộng 8 + 3 = 11 Ví dụ: Khi hình thành bảng nhân 2 cho học sinh giáo viên hướng dẫn học sinh quy tắc chuyển tổng thành tích như sau: - Lấy tấm thẻ có 2 chấm tròn và hỏi học sinh: + Cô có mấy chấm tròn? + 2 chấm tròn được lấy mấy lần? - 2 chấm tròn được lấy 1 lần, cô có phép nhân: 2 x1 = 2 2 được lấy 1 lán 2 được lấy 2 lần 2 được lấy 3 lần Ví dụ: Trò chơi: Vòng quay may mắn ( Trò chơi phần Khởỉ động hoặc củng cố kiến thức ). Cách làm: Tôi tạo một vòng quay, tạo các restanger chứa 6 câu hỏi bên trong. Tùy vào cách chơi để mua quà phù hợp. Nếu chơi tập thể, tôi mua 6 gói kẹo để thưởng. Nếu chơi cá nhân tôi mua viết, vở, compa để thưởng,... Học sinh sẽ tham gia chơi và nhận quà theo luật chơi được công bố. Hình thức tổ chức: Đầu tiên tôi giới thiệu luật chơi: Có 2 cách chơi (Tùy vào bài học sẽ phổ biến thay đổi cách chơi cho thú vị). Có tiết tôi cho chơi tập thể, có tiết tôi cho chơi cá nhân. + Chơi tập thể: Lớp sẽ chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm tham gia một lần, đại diện nhóm lên bấm vào chữ bắt đầu quay để xác định câu hỏi. Kim dừng lại chỉ vào ô số nào thì cả nhóm thảo luận nhanh và đưa ra câu trả lời ô số đó. Nếu trả lời đúng nhóm đó sẽ được chọn một phần thưởng là một bông hoa, bên trong bông hoa là tên phần thưởng. Nếu trúng quà nào nhận quà đó kể cả quà là một tràng pháo tay. Nếu sai, tổ khác có quyền trả lời thay (chỉ một tổ duy nhất được trả lời), nếu đúng sẽ nhận quà còn tổ kia không được nhận. + Chơi cá nhân: Cách chơi tương tự như chơi theo nhóm, chỉ khác là học sinh giơ tay xung phong, tôi sẽ chọn những em nào nhanh và ngoan sẽ được chơi trước. Học sinh thực hiện như cách chơi theo tổ, trả lời đúng sẽ được chọn một món quà tùy thích, trúng quà nào lấy quà đó kể cả tràng pháo tay. Nếu trả lời sai thì 1 em khác sẽ trả lời thay và nhận quá thay nếu đúng. Cứ như vậy trò chơi sẽ diễn ra từ đầu đến hết, tùy theo thời gian của bài học. học, trách tình trạng giáo viên để học sinh ngoài lề. Ví dụ trong một tiết học đến phần bài tập giáo viên phân ra từng đối tượng học sinh. Bài tập 1 cho nhóm yếu làm, bài 2 nhóm trung bình, bài 3 nhóm khá giỏi. Như vậy hy vọng mới khắc phục dần tình trạng học sinh yếu. Nếu giáo viên cứ cho học sinh hoạt động bình thường từ bài 1 đến bài 3-4 thì học sinh yếu không biết gì và thậm chí bỏ học vì chán. Hoặc trong lớp học có học sinh yếu (không nắm kiến thức lớp học dưới) với đối tượng này khi dạy giáo viên lưu ý : trong phần bài mới cho học sinh theo dõi bình thường, đến phần bài tập, hay là tiết luyện tập giáo viên cho những đối tượng này làm các bài tập mà kiến thức liên quan lớp dưới, học cho học sinh nhắc lại kiến thức cũ. Ví dụ: khi học sinh làm bài tập 34 + 26 = ? với bài này học sinh làm sai thì chứng tỏ học sinh không nắm được bảng cộng trong phạm vi 10. Vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh các phép cộng có tổng bằng 10. Nói chung học sinh hổng kiến thức ở đâu thì giáo viên phải có kế hoạch ôn tập, bổ sung ở đó. Bên cạnh đó, trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng (2 tuần/lần) giáo viên báo cáo tiến độ tiếp thu bài của những học sinh yếu cho Tổ và giáo viên trong tổ, từ đó giáo viên nào còn vướng mắc thì được tập thể giáo viên trong tổ góp ý bổ sung, chia sẻ cho nhau các biện pháp hay, hiệu quả. 4.4. Động viên, khích lệ học sinh kịp thời Khen ngợi là một phần thưởng tinh thần to lớn đối với học sinh Tiểu học. Đặc biệt đối với học sinh yếu thì lời khen giúp các em tạo động lực và cải thiện kết quả học tập. Hiện nay, cả giáo viên và phụ huynh đều đánh giá cao sự khích lệ, động viên học sinh của thông tư 27. Việc động viên, khích lệ học sinh kịp thời sẽ giúp học sinh tự tin, nhân cách của học sinh ngày càng được kiện toàn, hành vi tích cực sẽ được phát huy. Ngược lại, phê bình, trách mắng, chỉ trích làm cho lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương. Chính vì vậy hàng ngày thay vì trách phạt và chê bai học sinh tôi sẽ dành cho các em những lời khen ngợi trân thành khi các em có sự tiến bộ. Đối với những em học toán chưa tốt, bài làm còn mắc lỗi, tôi gợi ý để các em tìm ra lỗi sai trong bài và sửa lại dưới sự dẫn dắt của cô giáo. Ngoài nhận xét bằng lời, tôi dùng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười hay những cái xoa đầu để khích lệ các em. Những em nào tiến bộ tôi có thể thưởng bông hoa, sticker, tích điểm trên phần mềm ClassDojo cho cả lớp xem trên slide hay thư khen cuối tuần. Khi các em được nhận những lời khen, thư khen của cô các em cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_lop.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yếu Lớp 2 học tốt môn Toán theo chương trình GD.pdf