Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 giải tốt dạng toán có lời văn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 giải tốt dạng toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 giải tốt dạng toán có lời văn
1 Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2C GIẢI TỐT DẠNG TOÁN CÓ LỜI VĂN I. Đặt vấn đề: 1.1. Tầm quan trọng của vấn đề: Toán học có vị trí rất quan trọng trong cuộc sống thực tiễn. Đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác để giúp học sinh nhận thức được thế giới xung quanh, hoạt động có hiệu quả trong học tập. Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán, các em sẽ biết được nhiều khái niệm toán học. Đồng thời còn rèn cho học sinh năng lực tư duy, tính cẩn thận, óc sáng tạo, cách lập luận bài toán trước khi giải, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Giải các bài toán có lời văn là cách tốt nhất để rèn luyện đức tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận chu đáo, tính chính xác cho học sinh. Bên cạnh đó, thông qua việc giải toán của học sinh, giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót. Việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là một việc rất cần thiết. Do vậy, mỗi giáo viên Tiểu học cần phải chủ động trong kế hoạch bài dạy thì sẽ có điều kiện để đảm bảo chất lượng dạy học toán cho học sinh. Chính vì vậy, việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn là rất cần thiết, nó giúp học sinh hình thành tư duy lôgích và phương pháp làm việc khoa học. Đồng thời giúp các em nắm vững hơn mối quan hệ toán học( số học, hình học, đại lượng) và ứng dụng vào tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng tự nhiên trong xã hội. Từ đó, có cách giải quyết công việc linh hoạt và sáng tạo. 1.2. Thực trạng: Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở khối lớp 2, tôi nhận thấy “Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó nhất đối với học sinh. Việc học sinh học toán và giải toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em thường có một thói quen không tốt đó là: đọc đề bài qua loa, sau đó giải bài toán ngay. Vì vậy, các em còn lúng túng trong việc xác định dạng toán và tóm tắt đề toán. Khi giải bài toán học sinh ít tư duy, còn máy móc, nếu đề cho nhiều hơn là làm phép tính cộng, ít hơn là làm phép tính trừ, gấp là làm phép tính nhân, kém là làm phép tính chia. Các em ít để ý đến dữ kiện của bài toán đã cho nên nhiều khi chọn phép tính không đúng dẫn đến kết quả sai. Bên cạnh đó, các em còn chưa biết đặt câu lời giải cho phép tính các em vừa tìm. Nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh chóng nhưng không tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải không phù hợp với đề toán đặt ra. Cũng có em làm đúng cả lời 3 - Chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và đào tạo; - Công văn 896 thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có nói đến giao quyền tự chủ cho GV trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học; - Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp Tiểu học; - Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học; III. Cơ sở thực tiễn: Đối với nhận thức của học sinh Tiểu học nói chung, của lớp tôi nói riêng, đa số các em giải toán có lời văn còn chậm do nhiều nguyên nhân. Trong đó, vẫn là do các em thường vội vàng hấp tấp, đơn giản hoá vấn đề. Đôi khi, các em chưa hiểu rõ đề bài nên dẫn đến kết quả nhiều lúc bị sai, thiếu hoặc đúng nhưng chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, do các em thiếu cơ sở lí luận, không tự tin vào khả năng của mình mà thích giống bài của bạn nên dẫn đến những sai sót giống nhau. Thậm chí có khi làm bài đúng rồi nhưng lại bỏ đi, chép lại cho giống bài của bạn. Đó là một thực tế mà người giáo viên đứng lớp ai cũng gặp phải, nhất là trong quá trình dạy giải toán có lời văn. Chính vì vậy, tôi đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu một số giải pháp tốt nhất để giúp các em có kĩ năng giải toán có lời văn, nhằm nâng cao chất lượng dạy học của lớp. IV. Nội dung nghiên cứu: *Biện pháp 1. Khảo sát học sinh ngay từ đầu năm kết hợp với bàn giao chất lượng, phân loại đối tượng học sinh Muốn học sinh giải toán có lời văn tốt, trước hết tôi tìm hiểu tình hình học toán của lớp mình như thế nào? Các em thường sai ở bước nào trong một bài giải? Mức độ sai ra sao? Vì vậy, tôi đã tìm hiểu các thông tin về học sinh thông qua: nhận bàn giao chất lượng, giáo viên chủ nhiệm của năm học trước, hồ sơ học bạ. Sau đó, tôi tiếp tục điều tra trình độ các em qua bài khảo sát. Tôi nhận thấy ngoài một số em làm bài tốt, vẫn còn một số em chưa thực hiện được các bước trong bài toán giải. Thậm chí có em còn bỏ hẳn bài toán giải. Kết quả cụ thể như sau: Chọn và thực hiện Bỏ Tóm tắt bài toán Lời giải và đáp số TSHS đúng phép tính hẳn 32 Đạt Chưa đạt Đúng Sai Đúng Sai Số 10 20 16 14 15 15 2 lượng Tỉ lệ 31,3% 62,5% 50,0% 42,4% 43,8% 43,8% 6,3% Qua bài khảo sát, tôi nhận thấy nhiều em không đạt điểm bài toán có lời văn là do những nguyên nhân sau: 5 tắt được đề toán, giáo viên hướng dẫn bằng cách đặt câu hỏi đàm thoại: Bài toán cho gì? - Bài toán hỏi gì? và dựa vào tóm tắt để nêu đề toánMặt khác, để học sinh làm tốt các bài toán hợp sau này thì ngay bây giờ giáo viên nên rèn luyện tốt kĩ năng giải các bài toán đơn. Vì vậy, học sinh thuần thục khâu tóm tắt các bài toán đơn ở lớp 2 (bằng sơ đồ đoạn thẳng) là không thể thiếu. Việc làm này không những giúp học sinh nhanh chóng tìm ra lời giải, mà nó còn là cơ sở giúp các em có kĩ năng tóm tắt và giải các bài toán hợp ở các lớp trên. Với mỗi dạng toán, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, xác định dạng, tôi thường hướng dẫn các em tóm tắt như sau: *Dạng "Bài toán về nhiều hơn" Ví dụ: Nam có 15 viên bi, Bảo có nhiều hơn Nam 5 viên bi. Hỏi Bảo có bao nhiêu viên bi? 15 viên bi Nam: 5 viên bi Bảo: ? viên bi *Dạng "Bài toán về ít hơn" Ví dụ : Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam? 17 cây cam Vườn nhà Mai: Vườn nhà Hoa: 7 cây cam ? cây cam * Dạng “ Tìm tổng của hai số” Ví dụ: Mẹ hái được 38 quả bưởi, chị hái được 16 quả bưởi. Hỏi mẹ và chị hái được tất cả bao nhiêu quả bưởi? 38 quả bưởi Mẹ: ? quả bưởi Chị: 16 quả bưởi * Dạng " Tìm một số hạng trong một tổng" 7 + Bài toán còn cho biết gì nữa? (Vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây) + Bài toán hỏi gì? (Vườn nhà Hoa có bao nhiêu cây cam) Tuy nhiên đối với những bài toán nâng cao dành cho học sinh năng khiếu, bài toán có từ khoá “nhiều hơn” nhưng không thực hiện phép cộng hoặc bài toán có từ khoá “ít hơn” nhưng không thực hiện phép trừ. Ví dụ 1: Nam có 10 viên bi, Nam có nhiều hơn Bảo 3 viên bi. Hỏi Bảo có mấy viên bi? Ví dụ 2: Mai xếp được 8 bông hoa, Mai có ít hơn Ngọc 2 bông hoa. Hỏi Ngọc xếp được mấy bông hoa? Với những dạng toán này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh suy luận ngược để biết Bảo có ít hơn Nam 3 viên bi. Từ đó học sinh tìm cách giải. Tương tự như vậy với ví dụ 2. b. Đặt lời giải thích hợp Việc đặt lời giải ở các bài toán đơn không có gì khó khăn. Tuy nhiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thấy rõ nội dung lời giải thường có 2 phần: Phần 1 ghi cái cần tìm, phần 2 ghi phạm vi cái cần tìm. Ví dụ: Số cây cam vườn nhà Hoa có là: Cái cần tìm Phạm vi cái cần tìm Khi hướng dẫn học sinh đặt lời giải, nhiều giáo viên không chú ý đến điều này nên không có quy định cụ thể. Vì vậy mới xảy ra tình trạng học sinh viết lời giải theo cảm tính, lúc thế này, lúc thế khác. Đương nhiên, trừ những trường hợp nội dung câu trả lời chỉ có một phần (Phần 1), thường thì mỗi phép tính có 2 cách trả lời, có thể đặt phần 2 lên trước, phần 1 để sau (hoặc ngược lại). Để có sự nhất quán, giáo viên cần hướng dẫn học sinh (và quy định rõ ràng) là đặt phần 1 (cái cần tìm) lên trước rồi mới đến phần 2 (phạm vi cái cần tìm). Ví dụ: Cách 1: Số cây cam vườn nhà Hoa có là: Cách 2: Vườn nhà Hoa có số cây cam là: Cách trả lời nào cũng đúng, nhưng trả lời theo cách thứ nhất không những khúc chiết, rõ ràng hơn mà còn giúp học sinh ghi đúng ngay tên đơn vị (danh số) sau khi thực hiện phép tính. Khi viết lời giải, giáo viên lưu ý học sinh không được viết tắt các tên đơn vị (VD: Không được viết “kg” mà phải viết là “ ki - lô - gam”, không viết “ l” mà phải viết là “ lít”,), các đơn vị này chỉ viết tắt khi đứng sau kết quả của phép tính và đáp số (VD: 5kg, 10l,). Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh viết lời giải đúng, giáo viên cũng cần lưu ý cho các em cách viết tên đơn vị (danh số) ở kết quả phép tính và ở đáp số cho phù hợp. Các danh số thường là một đơn vị kép (chỉ lượng và chỉ tên) như: con gà, cái thuyền, kg gạo,Khi ghi danh số sau kết quả mỗi phép tính, ta chỉ cần ghi đơn vị chỉ lượng đứng trước là: con, cái, kg,nhưng khi ghi đáp số ta cần phải ghi đầy đủ là con gà, cái thuyền, kg gạo, 9 Tuy nhiên tùy theo từng đối tượng học sinh chúng ta áp dụng cho phù hợp. Có thể mở rộng thêm hoặc làm kĩ từng bước. Đối với học sinh chậm tiến, tôi làm kĩ hai bước đầu để các em hiểu rõ đề bài, có như vậy các em mới làm tốt được bài toán đã cho. Còn với học sinh năng khiếu, sau khi giải xong bài toán và thử lại đúng kết quả, tôi cho các em tự phát hiện cách giải khác (nếu bài giải có nhiều cách giải). Ví dụ: Tính chu vi hình tam giác có độ dài mỗi cạnh là 4cm. Thông thường học sinh giải: Chu vi hình tam giác là: 4 + 4 + 4 = 12 (cm) Đáp số: 12cm Học sinh năng khiếu có cách giải nhanh gọn hơn: Chu vi hình tam giác là: 4 x 3 = 12 (cm) Đáp số: 12cm Việc đi sâu vào tìm hiểu nhiều cách giải khác nhau có vai trò rất lớn trong việc rèn kĩ năng, phát triển trí thông minh và óc sáng tạo cho học sinh. Trong khi cố gắng tìm ra các cách giải khác nhau, học sinh hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Các em sẽ lựa chọn được cách giải hay hơn và tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm để giải toán. Biết tự tìm thêm cách giải mới cho bài toán giúp phát triển tư duy phân tích, tổng hợp lôgích. *Biện pháp 3. Thay đổi hình thức tổ chức dạy học: Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, tôi nhận thấy lớp đã có những chuyển biến rõ rệt về chất lượng giải toán có lời văn. Tuy nhiên, để tạo sự hứng thú hơn trong giờ học cho các em thì tùy theo nội dung mỗi bài dạy, tôi đã linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức dạy học như: làm việc độc lập từng cá nhân trên bảng con, thi đua làm nhanh giữa các nhóm ở bảng học nhóm, cho học sinh độc lập suy nghĩ làm bài vào vở có sự trợ giúp của giáo viên đối với học sinh chậm tiến,... Việc thay đổi hình thức tổ chức dạy học làm cho không khí lớp học sôi nổi, tạo cho học sinh say mê trong học tập. Bên cạnh đó, giáo viên cần chấm trả bài thường xuyên để nhận ra sự tiến bộ của học sinh, biểu dương những em đã làm tốt, khích lệ những em còn thụ động, rụt rè tham gia vào giờ học bằng những lời khen, lời động viên thích hợp nhằm giúp cho các em mạnh dạn, tự tin hơn. *Ngoài những biện pháp nêu trên, để giúp học sinh giải toán có lời văn thành thạo, tôi luôn luôn chú ý rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em qua các môn học. Bởi vì đọc thông, viết thạo là yếu tố “đòn bẩy” giúp học sinh hiểu rõ đề và tìm cách giải bài toán một cách hợp lý, chính xác. V. Kết quả nghiên cứu:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_g.doc