Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hình trường học mới
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hình trường học mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hình trường học mới

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hình trường học mới” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Giáo viên dạy lớp 2 và học sinh lớp 2 ở các trường Tiểu học. 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Hương Nữ Ngày tháng/năm sinh: 14/02/1979 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Long Xuyên. Điện thoại: 0936676527 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến : Trường Tiểu học Long Xuyên - huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Có phòng học riêng,có đầy đủ bảng, bàn ghế,trang thiết bị dạy học như: sách giáo khoa, sách giáo viên,sách tham khảo,... Học sinh phải say mê,chịu khó tìm tòi,sáng tạo,có ý thức học tập, biết hợp tác trong nhóm, tổ. 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: .Năm học 2016 - 2017. TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP (ký, ghi rõ họ tên) DỤNG SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Bích Hương tiết dạy trong từng hoạt động với các nội dung cụ thể: + Hướng dẫn học sinh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn. Tăng cường cho học sinh hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức làm tốt các bài tập. + Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Qua quá trình giảng dạy và thực hiện giải pháp này với lớp 2 tôi chủ nhiệm, tôi thấy các em đã làm quen với phương pháp học mới và đã đi vào nề nếp học tập. Trong tiết học tôi thấy nhẹ nhàng hơn, tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đã biết trình bày hoàn chỉnh bài toàn có lời văn. Nhiều em học khá giỏi có câu trả lời sáng tạo phù hợp với yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng. 4. Kết quả đạt được. - Năm học 2016 -2017 tôi đã và đang thực hiện , áp dụng thành công kinh nghiệm này tại trường nơi tôi công tác. Tôi cũng đã chia sẻ với các đồng nghiệp trong khối cùng thực hiện và bước đầu cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. 5. Đề xuất, kiến nghị - Giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình của môn học và chuẩn kiến thức kĩ năng. Tích cực nghiên cứu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng hoc sinh. - Các nhà trường, phòng giáo dục đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường chuyên đề , hội thảo, hội giảng, báo cáo kinh nghiệm hay đẻ giáo viên có điều kiện học tập nâng cao trình độ,chuyên môn nghiệp vụ. trường học mới" 2. Cơ sở lí luận - Người giáo viên muốn dạy tốt phải nắm vững chương trình, nắm vững đặc trưng của môn toán, chuấn bị tốt các phương tiện, các đồ dùng cần thiết cho tiết học. Luôn chọn cho mình phương pháp dạy phù hợp nhất cho từng bài toán. Và bên cạnh đó người giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy học mới theo mô hình trường học mới Việt Nam. - Các em học sinh muốn học tốt thì trước hết phải tập trung học tập, phải suy nghĩ kĩ và đọc đề toán nhiều lần. Tuy nhiên trong thực tế ý thức học tập ở học sinh lớp 2 còn thấp, không chịu đọc đề vì các em còn nhỏ, đặc điểm tâm sinh lý chưa ổn định, còn ham chơi. Việc dạy học theo mô hình trường học mới học sinh phải ngồi học theo nhóm nên các em các em dễ quay cóp khi làm bài nên từ đó suy tính ỷ lại không chịu tập trung suy nghĩ. - Những bài toán có lời văn ở lớp 2 là những bài toán thực tế, nội dung bài toán thông qua những câu nói về những quan hệ tương đương và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống hằng ngày. Cái khó ở đây là làm thế nào để lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán.Hay nói một cách khác làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài văn và tìm ra được những câu lời giải, phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán. 3. Thực trạng của vấn đề. Qua một năm giảng dạy lớp 2 theo mô hình trườn học mới, tôi nhận thấy học sinh khi giải toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em rất lúng túng khi viết câu lời giải tuy rằng các em biết ghi phép tính đúng. Nhiều em nêu câu lời giải không phù hợp với yêu cầu đề toán đặt ra. Tất cả các nhóm khi làm đến dạng toán có lời văn đều đưa thẻ cứu trợ để giáo viên đến hướng dẫn. - Để giải được các bài toán có lời văn,trước hết các em phải có các kĩ năng đọc, viết số, kĩ năng đặt tính, kĩ năng vận dụng các tính chất của phép tính, kĩ năng tự kiểm tra. - Tập cho học sinh từng bước biết xem xét các đối tượng toán dưới nhiều hình thức khác nhau và tập diễn đạt theo lời văn của mình. - Hình thành cho học sinh làm quen với các thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, ... - Hình thành và phát triển ở các em các năng lực quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy qua bài toán. - Việc đặt lời giải ngay từ lớp 1, lớp 2 đối với học sinh là một khó khăn lớn với người giáo viên, do đó trong giờ học toán bên cạnh việc tìm tòi và sáng tạo tìm câu lời giải của học sinh thì mỗi giáo viên cần động viên và giúp đỡ các em khi các em cần cứu trợ bằng cách dùng những câu hỏi gợi mở như: Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? Và dựa vào yêu cầu của đề toán mỗi em nêu lên lời giải. phân tích, suy luận tìm ra cách giải. Bên cạnh đó một số em đọc còn chậm không theo kịp tiến độ. Vì vậy khi gặp bài toán có lời văn, đọc đề bài các em chưa hiểu hết, chưa tư duy, chưa phân tích được đề bài. Các em còn mơ hồ lúng túng làm việc còn áp dụng theo mẫu. 4. Phạm vi đề tài. 4.1. Trong đề tài này tôi hướng vào việc hướng dẫn học sinh giải bài toán có lời văn cho học sinh trong lớp nhất là những em yếu về môn toán. Giúp các em có tư duy, kĩ năng tính toán và kĩ năng phân tích đề, trình bày đúng bài toán có lời văn. Học sinh không còn lúng túng khi gặp những bài toán có lời văn. * Hoạt động cá nhân: Học sinh tự đọc đề bài, tự phân tích đề và trình bày được bài toán có lời văn. * Hoạt động nhóm: Sự hợp tác mỗi cá nhân trong nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc, hỗ trợ các bạn trong nhóm. Kiểm tra đánh giá lẫn nhau, giúp bạn thi đua hoàn thành nhiệm vụ. * Hoạt động lớp: Phát huy vai trò tự quản, tự giác làm việc của lớp. Giáo viên là người tổ chức lớp, hướng dẫn, hỗ trợ khi cần thiết và quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh. 4.2. Đề tài này được thực hiện ở lớp 2B, trường tiểu học đang vận dụng Mô hình trường tiểu học mới VN. 5. Thuận lợi - khó khăn 5.1. Thuận lợi - Trường tôi đang trong giai đoạn thử nghiệm dạy học theo Mô hình trường học mới VN ở khối 2. - Được sự quan tâm và giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tạo mọi điều kiện tốt để tôi hoàn thành công việc của mình theo Mô hình trường tiểu học mới VN. - Cơ sở vật chất tốt, đầy đủ. Trường lớp sạch sẽ, thân thiện. - Bản thân tôi nhiệt tình, có tay nghề vững vàng và được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về phương pháp, nội dung dạy học theo Mô hình trường tiểu học mới VN. - Tài liệu học tập của học sinh được cấp phát đầy đủ, có màu sắc, tranh ảnh đẹp thuận tiện cho dạy và học. Hoạt động học tập rõ ràng nên thu hút được sự Sau khi đọc đề, học sinh tìm hiểu đề toán theo hệ thống câu hỏi trong phiếu bài tập. Nhóm trưởng hỏi, các thành viên trả lời và thống nhất kết quả. - Bài toán cho biết gì? (Những gì đã cho) - Bài toán hỏi gì? (Những gì cần phải tìm) - Bài toán thuộc dạng toán gì? Bước 2: Tóm tắt bài toán Tóm tắt bài toán bằng hình vẽ, hoặc ngôn ngữ ngắn gọn, giúp học sinh minh họa rõ hơn các mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi để tìm phép tính giải phù hợp. Bước 3: Tìm lời giải Muốn viết được câu lời giải đúng em cần dựa vào phần nào của bài toán? (Muốn viết được câu lời giải đúng em cần dựa vào phần câu hỏi của bài toán) Bước 4: Tìm phép tính đúng Muốn tìm ra được phép tính thích hợp, chúng ta cần chú ý tới các từ nào trong bài toán? ( ta cần chú ý các từ trọng tâm trong các bài toán như: thêm, bớt, tất cả, còn lại, nhiều hơn, ít hơn, chia thành ...) Bước 5: Trình bày bài toán hoàn chỉnh Tôi đọc câu hỏi cho các em thảo luận và trình bày trong nhóm, thống nhất kết quả. Một bài giải của bài toán có lời văn, được trình bày đúng quy định gồm có mấy phần? (Gồm có 3 phần: Câu lời giải, phép tính (với đơn vị viết trong ngoặc và ở sau kết quả), đáp số (với đơn vị viết bình thường, không có ngoặc đơn)). Sau khi các em được ôn lại các bước giải toán có lời văn, tôi yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và thống nhất viết lại 3 phần trong một bài giải toán có lời văn, rồi dán lên góc học tập để giúp các em nhớ cách làm bài. Phần 1: Câu lời giải Phần 2: Phép tính Phần 3: Đáp số 6.1.2. Một số dạng toán thường học 6. Ì.2.Ì. Dạng toán "nhiều hơn" Theo tài liệu hướng dẫn học Toán 2, tập 1A, bài 6: "Bài toán về nhiều hơn", nhiệm vụ 4 trang 28 là: Bạn Hòa có 4 bông hoa, bạn Bình có nhiều hơn bạn Hòa Bình nhiều hơn: ... bông hoa Bình: Hỏi Bình: .....bông hoa? ? bông hoa - Mỗi em tự chọn cách tóm tắt của mình, làm vào giấy nháp và sau đó trình bày bài của mình cho nhóm nghe. Kết hợp, tôi đi kiểm tra, hướng dẫn thêm cho các em và nghiệm thu kết quả. Bước 3: Tìm lời giải đúng và cách ghi Việc đặt lời giải đúng trong phần bài giải tôi để học sinh tự diễn giải, yêu cầu viết ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đúng ý, tôi lưu ý cho học sinh khi viết lời giải, đầu câu viết hoa cuối câu có dấu hai chấm. Học sinh tự suy luận từ câu hỏi của bài toán đến dữ kiện đã cho để tìm lời giải của bài toán, tôi gợi ý cho học sinh căn cứ vào câu hỏi cuối bài (Hỏi bạn Bình có mấy bông hoa?) hoặc dòng tóm tắt cuối cùng (hỏi Bình:.... Bông hoa?). Học sinh sẽ sửa lại câu hỏi thành câu lời giải hoàn chỉnh, lấy các từ "Bạn Bình có ... bông hoa" trong câu hỏi của bài toán. Bỏ từ "mấy" sau đó thêm chữ "số" vào vị trí chữ "mấy" và bỏ dấu "?" cuối câu hỏi thay vào đó chữ " là", thêm dấu ở cuối câu. Từ đó ta được lời giải của bài toán, đó là: "Bạn Bình có số bông hoa là:" Tôi khuyến khích các em đặt nhiều lời giải khác nhau mà vẫn phù hợp với yêu cầu đề bài. Qua đó giúp các em tự tìm tòi, sáng tạo và rèn luyện óc suy nghĩ linh hoạt, độc lập. Chẳng hạn như: - Bạn Bình có số bông hoa là: - Số bông hoa của bạn Bình là: - Số bông hoa bạn Bình có là: Bước 4: Tìm phép tính đúng và đáp số Đây là bước suy luận để tìm cách giải bài toán đúng và kết quả. Học sinh có thể ghi sai phép tính hoặc không ghi tên đơn vị trong ngoặc đơn, viết đáp số sai. Vì vậy tôi đã định hướng các em tìm từ trọng tâm trong bài, đó là từ "nhiều hơn". Tôi hỏi các em suy nghĩ trả lời: Theo em "nhiều hơn" là làm phép tính ? (Trong trường hợp này là phép tính cộng), lấy mấy cộng mấy? Học sinh phải tự tư duy để tìm kết quả. Tôi đi đến từng nhóm để kiểm tra, giúp đỡ học sinh. Nếu học sinh nào lúng túng tôi hướng dẫn thêm. Đối với phần ghi đáp số, học sinh cũng thường nhầm lẫn, tôi hỏi thêm để các em nắm chắc hơn, hơn 2 bông hoa" vậy ít hơn ta làm phép tính gì? Vì sao? Các em suy nghĩ rồi trao đổi theo cặp, nhóm và tôi đi đến các nhóm kiểm tra, nghiệm thu, giúp đỡ. (yêu cầu học sinh phải nêu được "ít hơn 2 bông hoa tức là có 6 bông hoa bớt đi 2 bông hoa, ta phải thực hiện phép tính trừ, vậy số bông hoa của Hòa là...") Tôi yêu cầu học sinh trình bày bài hoàn chỉnh như sau: Bài giải: Số bông của Hòa là: 6 - 2 = 4 (bông hoa) Đáp số: 4 bông hoa
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_g.docx