Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán Lớp 2

doc 12 trang sangkienhay 24/02/2024 3090
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán Lớp 2
 A-ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Bối cảnh của đề tài:
 Chương trình toán của tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán 
học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát 
triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu 
về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có 
lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản.
 Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu 
tượng hoá, khái quán hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, 
phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, suy luận đơn 
giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt 
sáng tạo.
 Mục tiêu nói trên được thông qua việc dạy học các môn học, đặc biệt là môn 
toán. Môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa 
học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời 
sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn toán là ''chìa khoá'' mở của cho 
tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong 
thời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà 
trường, đây là những tri thức, kỹ năng vừa đáp ứng cho phát triển trí tuệ, óc 
thông minh, sáng tạo, vừa đáp ứng cho việc ứng dụng thiết thực trong cuộc sống 
hàng ngày, để các em trở thành những người có ích cho xã hội.
 Trong dạy - học toán ở lớp 2, việc cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 
chiếm một vị trí quan trọng. Có thể coi việc dạy - học và cộng trừ là '' hòn đá thử 
vàng''. 
II- Lí do chọn đề tài:
 Xuất phát từ thực tiễn triển khai thực hiện chương trình và các bộ môn học lớp 
2 theo chương trình do bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo ban hành mà ngành 
giáo dục và đào tạo hiện nay đang được toàn xã hội quan tâm ở mức cao nhất về 
nội dung chương trình, chất lượng dạy học. - Làm thay đổi suy nghĩ trước đây của đồng nghiệp, xuất phát từ những quan 
điểm trên, bản thân lựa chọn phương pháp dạy toán phù hợp với trình độ phát 
triển của học sinh. Rèn kỹ năng toán để góp phần nâng cao chất lượng dạy – 
học môn Toán . 
 B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
 Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đều 
được giảng dạy thông qua việc hai phép tính cộng, trừ. Giúp học sinh củng cố, 
vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc thực 
hiện phép tính cộng, trừ của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện 
những ưu điểm hoặc thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng và tư duy để 
giúp các em phát huy những ưu điểm khắc phục thiếu sót.
 Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện 
thông qua việc cho học sinh tính toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một 
cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành 
cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó 
trong cuộc sống.
 Việc tính toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những 
cơ sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật 
biện chứng.
 Việc tính toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực 
tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán, 
tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực. Hoạt động trí tuệ có trong 
việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, 
chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm 
tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v...
II. Thực trạng của vấn đề:
Giáo viên thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết dạy, tăng cường luyện tập thực 
hành, hình thành kĩ năng toán học cho học sinh , song việc khuyến khích học 
sinh tính bằng nhiều cách, lựa chọn cách tính còn hạn chế. Học sinh thuộc bảng 9
 +5
 14 
 - Học sinh nắm được thuật tính 
 - Dựa vào hình vẽ sgk (trang 15) khuyến khích học sinh tìm ra cách làm nhanh 
nhất : “tách 1 ở số sau để có 9 cộng với 1 bằng10 , lấy 10 cộng với số còn lại của 
số sau”. Cách thực hiện này yêu cầu học sinh phải huy động các kiến thức đã 
học ở lớp 1 (9+1=10, 5 gồm 1 và 4) để tự phát hiện nội dung mới và chuẩn bị cơ 
sở cho việc lạp bảng cộng có nhớ.
 - Lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số và học thuộc chẳng hạn 
 9+2=
 9+3=
 9+4=
 ...
 9+9=
 + Cách 1”
 Học sinh tự tìm ra kết quả bằng các thao tác trên que tính .
 + Cách 2:
 Cho học sinh nhận xét về các phép tính ? ( số hạng thứ nhất của các phép tính 
đều là 9) khi cộng 9 với một số tách 1 ở số sau để có 9 +1 = 10 cộng với số còn 
lại của số sau rồi tính nhẩm . Với cách này học sinh khắc sâu kiến thức, tránh 
lạm dụng đồ dùng trực quan.
 Học thuộc công thức cũng chỉ là bước đầu chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên giúp 
học sinh nhận ra: học không phải chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dụng. 
Thông qua hệ thống bài tập học sinh biết cách vận dụng những kiến thức cơ 
bản đã học để làm bài, giáo viên khuyến khích học sinh tìm kết quả bằng nhiều 
cách , nhận xét đưa ra cách giải nhanh nhất. 
 + Chẳng hạn:
 Bài tập 1: Tính nhẩm trang 15
 9+3= 9+6= 9+8 = 9+7= 9+4= 3+9= 6+9= 8+9= 7+9= 4+9= B. Phép trừ 
 - Các bài dạng 11-5 ; 31- 5 ;51-15
 + Bài 11trừ đi một số 11-5
 - Học sinh thực hiện tính 11-5 bằng các thao tác trên que tính, có thể trả lời 
bằng nhiều cách để tìm ra kết quả 11-5
đặt tính rồi tính
 11 (Học sinh nắm được thuật tính)
 -5
 6
 - Dựa vào hình vẽ SGK trang 48 học sinh tìm ra cách tính nhẩm: 11-5 =11-1-
4=10-4=6
 - Hướng dãn thực hiện các thao tác
 11-5 =(11+5)-(5+5)
 = 16 - 10 = 6
 - Phát hiện cách trừ nhẩm : muốn trừ nhẩm ta làm tròn chục số trừ: khi thêm 
vào số trừ bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thì phải thêm vào số bị trừ bấy 
nhiêu đơn vị.
 + Bài tập 1: Tính nhẩm trang 48
9+2= 8+3= 7+4= 6+5= 2+9= 3+8= 4+7= 5+6= 
11-9= 11-2= 11-8= 11-3= 11-7= 11-4= 11-5= 11-6=
 - Cách 1 : trên cơ sở thuộc bảng cộng trừ học sinh tự tìm ra kết quả mỗi phép 
tính 
 - Cách 2: Dựa vào kiến thức đã học học sinh có thể điền ngay 9 +2 = 11 ; 2 +9 
=11
 Còn 11-9 ; 11-2, cần được đặt trong mối quan hệ với phép cộng 9 +2=11; 2+9 
=11 và cách tìm một số hạng khi biết số hạng kia và tổng. Các cột còn lại thực 
hiện tương tự.
 Dựa vào cách tính nhẩm bài 11-5, học sinh vận dụng tính nhẩm trong các bài 
tiếp theo. Kết quả
Thời gian Tổng số 
kiểm tra học sinh Giỏi Khá TB Yếu
 SL % SL % SL % SL %
Đầu năm 199 65 16,4% 71 45,1 54 32,9 9 5,6%
 % %
Giữa kỳ I 199 81 44,1% 85 52,7 33 3,2% 0
 %
Cuối kỳ I 199 106 53,5% 64 32,3 29 14,2
 % %
 Qua thực nghiệm dạy tính nhẩm ta thấy hiệu quả rất khả quan, số học sinh giỏi 
 được tăng lên đáng kể, số học sinh yếu không còn.
 C. PHẦN KẾT LUẬN
 I. Những bài học kinh nghiệm:
 Hướng dẫn và giúp học sinh cộng, trừ nhanh nhằm giúp các em phát triển 
 tư duy trí tuệ, tư duy phân tích và tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, rèn 
 luyện tốt phương pháp suy luận lôgric. 
 Do vậy, việc giảng dạy tính toán một cách hiệu quả giúp các em trở thành 
 những con người linh hoạt, sáng tạo, làm chủ trong mọi lĩnh vực và trong cuộc 
 sống thực tế hàng ngày.
 II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
 Những kết quả mà chúng tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu 
 không phải là cái mới so với kiến thức chung về môn toán ở bậc tiểu học, song 
 lại là cái mới đối với tổ khối 2. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phát 
 hiện và rút ra nhiều điều lý thú về nội dung và phương pháp dạy học môn toán 
 có lời văn ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng. Chúng tôi cảm thấy chưa cao lắm, nhưng với nhiệt tình và nổ lực theo khả năng, chúng tôi cũng 
đã tích lũy được một số bài học thực tiễn. Rất mong được nhận ý kiến đóng 
góp của Ban giám hiệu cùng các bạn đồng nghiệp, để việc rèn cho học sinh kĩ 
năng giải toán có lời văn ngày càng được quan tâm hơn, giúp các em tư duy 
một cách toàn diện hơn.
 Tân Phú, ngày 9 tháng 1 năm 2011
 Kí duyệt Người viết
 Phan Ngọc Tú

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc