Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2

docx 22 trang sangkienhay 19/10/2023 3071
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2
 I. THÔNG TIN CHUNG
 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 
2A4 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên”
 2. Đồng tác giả
 2.1. Đỗ Thị Hòa
 Năm sinh: 1972
 Nơi thường trú: Khu 1, thị trấn Than Uyên, Than Uyên, Lai Châu
 Trình độ chuyên môn: Đại học
 Chức vụ công tác: Giáo viên
 Nơi làm việc: Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên
 Điện thoại: 0349999796
 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40%
 2.2. Phùng Thanh Thủy
 Năm sinh: 1983
 Nơi thường trú: Mường Than, Than Uyên, Lai Châu
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
 Chức vụ công tác: Giáo viên
 Nơi làm việc: Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên
 Điện thoại: 0349492700
 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30%
 2.3. Đỗ Thị Kim Dung
 Năm sinh: 1980
 Nơi thường trú: Khu 1, thị trấn Than Uyên, Than Uyên, Lai Châu
 Trình độ chuyên môn: Đại học
 Chức vụ công tác: Giáo viên
 Nơi làm việc: Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên
 Điện thoại: 0385899215
 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30%
 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy
 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018 trên vào giải toán. Việc giải toán có lời văn giúp các em phát triển tư duy và những kỹ 
năng, kỹ xảo đã được hình thành.
 Qua thực tế dạy học giải toán nói chung và việc giải toán có lời văn nói riêng cho 
học sinh khối 2 của trường Tiểu học thị trấn Than Uyên trong những năm học 2016 - 
2017 trở về trước, chúng tôi thấy chỉ được khoảng 70% học sinh nắm được cách giải bài 
toán có lời văn. Đó là các bài toán thường gặp, học sinh được luyện tập thường xuyên. 
Trong đó vẫn còn học sinh sử dụng câu lời giải chưa chính xác. Còn lại 30% học sinh lơ 
mơ, lúng túng khi phải đứng trước một bài toán. Có thể các em giải “mò” và tìm ra được 
kết quả nhưng lời giải còn chưa chính xác, khi được giáo viên hỏi lại để khắc sâu kiến 
thức thì các em còn lúng túng và chưa mạnh dạn, tự tin để trả lời. Đặc biệt với các bài 
toán đơn nhưng ít gặp, hoặc cái bài toán có cấu trúc đề bài không theo trình tự: Dữ kiện 
đã biết rồi mới đến câu hỏi hoặc đề bài bị khuyết một từ khóa thì tỉ lệ học sinh không giải 
được tương đối cao.
 Kết quả khảo sát thời điểm tháng 3 năm 2017 với 32 học sinh lớp 2A3
 (Thời điểm trước khi áp dụng sáng kiến)
 Mức độ đạt được
 Các dạng toán
 T H C
 18/32 = 9/32 = 5/32 =
 Các dạng toán tìm tổng (hoặc hiệu) thông thường
 56,3% 28,1% 15,6%
 Các dạng toán giải bằng phép nhân (hoặc chia) 15/32 = 10/32 = 7/32 =
 thông thường 46,8% 31,3% 21,9%
 Các dạng toán giải bằng phép nhân (hoặc chia) 10/32 = 10/32 = 12/32 =
 có cấu trúc đề không giống các bài trong SGK 31,3% 31,3% 37,4%
 7/32 = 10/32 = 15/32 =
 Các dạng toán giải bằng cách lập biểu thức
 21,9 31,3% 46,8%
 Phân tích bảng số liệu trên, chúng tôi thấy tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành việc giải 
các bài toán thông thường vẫn còn trên dưới 20%. Đối với các dạng toán đơn ít gặp thì tỉ 
lệ này còn cao hơn (trên dưới 40%). Bởi vậy để giúp cho các em nắm chắc các dạng toán 
đơn đã học từ lớp 1 và vận dụng để giải bài toán có lời văn ở lớp 2, giúp cho các em 
không bị nhầm lẫn câu lời giải, tự tin khi thực hiện giải bài toán có lời văn và việc nắm 
chắc các dạng toán, cách giải còn bài toán rất tốt ngay sau tiết học bài mới nhưng chỉ một thời gian ngắn sau các em có thể 
sẽ quên cách giải và giải mò bằng một trong hai cặp phép tính cộng trừ hoặc nhân chia. 
Mặt khác, nếu bài toán không được viết theo cấu trúc thông thường: dữ kiện đã biết rồi 
mới đến câu hỏi hoặc lời văn trong đề toán dài thì rất nhiều học sinh bị lúng túng. Bởi 
vậy trong quá trình giảng dạy để giúp các em hiểu bài toán một cách cặn kẽ, chúng tôi đã 
vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học đặc trưng, truyền thống để giúp cho các 
em có kĩ năng phân tích đề bài và xác định dạng toán. Với việc áp dụng các kĩ thuật dạy 
học cơ bản, chúng tôi đã giúp học sinh nắm được kĩ năng giải toán có lời văn bằng cách 
yêu cầu các em tự đọc kĩ đề, phân tích, nắm được các bước giải bài toán, từ đó trình bày 
được bài giải. Tuy nhiên việc giải toán của các em còn dừng lại ở mức độ giáo viên truyền 
đạt, học sinh tiếp thu và thực hành theo mẫu. Về phía học sinh, chúng tôi thấy đa số các 
em đã nắm được kiến thức, biết cách giải bài toán song nhiều em quên cách giải vì lâu 
không được ôn lại dạng toán đó hoặc giải bài toán thiếu tự tin trong các tiết luyện tập 
chung. Học sinh còn thụ động trong việc giải toán.
 Nguyên nhân: Một số giáo viên ngại đổi mới phương pháp, chưa tích cực tìm tòi 
những mẹo hay, những bí quyết giải toán để truyền đạt tới học sinh, chuẩn bị bài còn chưa 
thật sự chu đáo. Lớp học đông quá đông học sinh, học sinh lại quá hiếu động, chưa có kĩ 
năng phân tích đề, áp dụng một cách máy móc, thụ động trong học tập, mải chơi, chưa 
chú ý đọc kĩ đề bài, chưa có thói quen xác định dạng toán trước khi giải.
 Giải pháp để khắc phục những hạn chế trên là: Giáo viên phải tâm huyết với nghề, 
tích lũy và rút kinh nghiệm từ những bài giảng hàng ngày hoặc theo mạch kiến thức hoặc 
dạng toán, chú ý gắn bài toán với kiến thức thực tế có thể thông qua các hành động hoặc 
đồ vật trực quan, hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác trong hoạt động học một các 
nhanh nhẹn, tạo điều kiện để học sinh được chia sẻ ý kiến trước lớp, trả lời thành câu và 
đặc biệt là bỗi dưỡng cho các em tính tự tin trong học tập, rèn kĩ năng xác định dạng toán 
trước khi giải bài toán, phát triển câu lời giải theo hướng mới. Hướng dẫn học sinh cách 
học và tự học, duy trì thói quen nghe giảng, và đặc biệt là rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, Kiểu 1: Tìm tổng. Trong đó có hai dạng bài: Thêm vào dữ kiện đã biết một số đơn 
vị rồi tính tổng hoặc gộp hai thành phần đã biết lại để tính tổng. Từ khóa trong dạng toán 
này có thể dựa vào dữ kiện đã biết hoặc câu hỏi của bài toán hoặc cả dữ kiện đã biết và 
câu hỏi của bài toán.
 Kiểu 2: Bài toán về nhiều hơn. (Trong đó có bài toán đại trà và bài toán nâng 
cao). Để xác định được dạng toán trong bài toán nâng cao, tôi hướng dẫn các em đọc kĩ 
đề, xác định kĩ đối tượng cần so sánh, lập bài toán mới rồi sử dụng bài toán mới để xác 
định dạng toán rồi mới giải.
 Ví dụ bài đại trà: Mận cao 95cm, Đào cao hơn Mận 3cm. Hỏi Đào cao bao nhiêu 
xăng-ti-mét?
 Ví dụ bài nâng cao: Mận cao 95cm, Mận thấp hơn Đào 3cm. Hỏi Đào cao bao 
nhiêu xăng-ti-mét?
 Với hai bài toán này, tôi hướng dẫn học sinh quan tâm đến các dữ kiện đã cho để 
xác định từ khóa. Ngay sau dữ kiện thứ hai của bài toán là đối tượng khác đối tượng ban 
đầu (trong ví dụ này phải là Đào) thì đó là bài toán đại trà, còn ngay sau dữ kiện thứ hai 
của bài toán, vẫn là đối tượng của dữ kiện thứ nhất trong bài (trong ví dụ này lại vẫn là 
Mận) thì đó là bài toán về nhiều hơn dạng nâng cao. Cụ thể:
Ví dụ 1: Mận cao 95cm, Đào cao hơn Mận 3cm.
 2 đối tượng khác nhau -> Bài toán đại trà
Ví dụ 1: Mận cao 95cm, như vậy Mận thấp hơn Đào 3cm
 2 đối tượng giống nhau -> Bài toán nâng cao
 Cách lập bài toán mới đối với bài toán nâng cao:
Mận cao 95cm, Mận thấp hơn Đào 3cm. Hỏi Đào cao bao nhiêu xăng-ti-mét?
 Giữ nguyên Đào cao hơn Mận Giữ nguyên
 Vậy cách xác định các từ khóa trong dạng toán tính tổng là: đọc kĩ đề, xác định kĩ đối tượng cần so sánh, lập bài toán mới rồi sử dụng bài toán mới 
để xác định dạng toán rồi mới giải (tương tự như bài toán về nhiều hơn dạng nâng cao).
 Ví dụ bài đại trà: Năm nay anh 16 tuổi, em ít hơn anh 5 tuổi. Hỏi năm nay em bao 
nhiêu tuổi?
 Ví dụ bài nâng cao: Năm nay anh 16 tuổi, như vậy anh hơn em 5 tuổi. Hỏi năm 
nay em bao nhiêu tuổi?
 Với hai bài toán này, tôi hướng dẫn học sinh dựa vào dữ kiện đã biết của bài toán 
để xác định từ khóa: Ngay sau dữ kiện thứ hai của bài toán là đối tượng khác đối tượng 
ban đầu (trong ví dụ này phải là em) thì đó là bài toán đại trà, còn ngay sau dữ kiện thứ 
hai của bài toán, vẫn là đối tượng của dữ kiện thứ nhất trong bài (trong ví dụ này lại vẫn 
là Anh) thì đó là bài toán về ít hơn dạng nâng cao. Cụ thể:
Ví dụ 1: Năm nay anh 16 tuổi, em ít hơn anh 5 tuổi.
 2 đối tượng khác nhau -> Bài toán đại trà
Ví dụ 2: Năm nay anh 16 tuổi, như vậy anh hơn em 5 tuổi.
 2 đối tượng giống nhau -> Bài toán nâng cao
 Cách lập bài toán đối với bài toán nâng cao:
Năm nay anh 16 tuổj, em ít hơn anh 5 tuổi. Hỏi năm nay em bao nhiêu tuổi?
 Giữ nguyên anh hơn em Giữ nguyên
 Vậy cách xác định các từ khóa trong dạng toán tính hiệu là:
 Dựa vào câu 
 Bài toán Dựa vào dữ kiện đã hỏi để tìm từ Dạng toán
 biết để tìm từ khóa khóa
 Bình có 11 quả bóng bay,
 Bình cho bạn 4 quả. Hỏi Bình Từ khóa: cho bạn Từ khóa: còn Tìm hiệu
 còn mấy quả bóng bay?
 Lớp 2A có 30 bạn, trong đó có 
 Tách ra làm 
 12 bạn nữ. Hỏi lớp 2A có bao Từ khóa: Trong đó
 hai phần
 nhiêu bạn nam?
 Lớp 2A có 12 bạn nữ và 18 
 bạn nam. Hỏi lớp 2A có só bạn Từ khóa: So sánh hai số 
 nam nhiều hơn số bạn nữ bao Nhiều hơn (ở hơn kém nhau 
 nhiêu? phần câu hỏi) một số đơn vị trên sơ đồ, sơ đồ nào vẽ trước thì đọc trước, sơ đồ nào vẽ sau thì đọc sau. Việc phân biệt 
nhiều hơn hay ít hơn phải dựa vào sơ đồ dài hơn hay ngắn hơn. Đối với dạng toán So sánh 
hai số hơn kém nhau một số đơn vị, giáo viên phải giúp học sinh ghi nhớ dấu hỏi chấm 
(?) nằm ở phần dài hơn của đoạn thẳng dài. Sau đó, giáo viên cho học sinh xác định tên 
dạng toán trước lớp.
 Đối với bước giải:
 Học sinh tự giải bài toán, chia sẻ nhóm đôi, chia sẻ trước lớp và chất vấn nhau vì 
sao lại thực hiện phép tính cộng hoặc trừ. Bạn được chất vấn chỉ cần trả lời vì đó là dạng 
toán nhiều hơn, ít hơn hay so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị. Với cách tổ chức 
này, học sinh thường xuyên được nhắc lại tên dạng toán, nên học sinh thuộc rất kĩ dạng 
toán đã học.
C. Hướng dẫn xác định “từ khóa” trong bài toán giải bằng phép nhân, phép chia
 Cách thực hiện: Chúng tôi chia các bài toán trong quá trình hình thành bảng nhân 
và bảng chia làm ba dạng toán cơ bản:
Dạng toán 1. Biết một - tìm nhiều
Dạng toán 2. Biết nhiều - tìm một
Dạng toán 3. Chia thành các phần bằng nhau
 Nhưng vấn đề đặt ra là học sinh phải biết tóm tắt và tóm tắt thành thạo từng dạng 
toán ngay từ khi bắt đầu học phép tính nhân, chia. Học sinh nhìn vào tóm tắt để đọc và 
hiểu được bài toán, xác định được dạng toán. Sau khi đã tóm tắt xong, việc giải bài toán 
không còn phụ thuộc vào sách giáo khoa nữa.
 Vậy để tóm tắt thành thạo ba dạng toán cơ bản ở lớp, chúng tôi dùng “mẹo” để khi 
tóm tắt, phần câu hỏi không bị lộn làm cho học sinh khó quan sát, khó hiểu nội dung bài, 
giúp học sinh không chán nản với việc tóm tắt bài toán.
 Đối với dạng toán 1: Biết một - tìm nhiều
 - Bước tóm tắt: Tóm tắt theo trình tự các lời văn trong bài toán, sau khi tóm tắt 
xong, chúng tôi quy ước dòng trên của tóm tắt là dòng các dữ kiện đã biết và gọi là dòng 
biết, dòng dưới của tóm tắt là dòng bài toán hỏi, yêu cầu chúng ta phải tìm và gọi là dòng 
tìm. (Cách làm này cũng được vận dụng cho các dạng toán khác về phép chia). Giáo viên Học sinh
 - Bài toán cho biết gì? - 6 lọ có 18 bông hoa.
 - Bài toán hỏi gì? - 1 lọ có mấy bông hoa?
 - Bài toán thuộc dạng toán nào? - Biết nhiều - tìm một
 Bước giải: Chúng tôi thao tác trên vật thật hoặc trên mô hình để học sinh biết gắn 
bài toán với thực tế. Chia đều 18 bông hoa vào 6 lọ tức là chúng ta thực hiện động tác 
chia hoa vào 6 lọ. Vậy trong toán học ta cũng thực hiện phép tính chia. Và cuối cùng 
chúng tôi chốt lại dạng toán biết nhiều - tìm 1 giải bằng phép tính chia.
 Đối với dạng toán 3: Chia thành các phần bằng nhau
 Bước tóm tắt: Dạng toán này bao giờ cũng xuất hiện từ “các” hoặc “một số” có 
nghĩa là chia thành các phần bằng nhau. Vậy tóm tắt theo trình tự sau:
 Ví dụ: Có 18 bông hoa cắm đều vào các lọ hoa, mỗi lọ có 3 bông hoa. Hỏi cắm 
được mấy lọ hoa?
 Hướng dẫn học sinh hiểu câu hỏi đầy đủ: có 18 bông hoa thì cắm đều vào được 
mấy lọ hoa. Dựa vào câu hỏi đầy đủ vừa khôi phục, ta thấy đại lượng “bông” viết trước, 
đại lượng “lọ” viết sau nên ta cũng tóm tắt ở dòng biết tương tự như vậy. Với ví dụ này 
ta sẽ tóm tắt dữ kiện thứ hai của bài toán trước nhưng phải đảo vị trí các đại lượng để có 
bông viết trước, lọ viết sau:
 3 bông: 1 lọ
 18 bông: ... lọ?
 Bước phân tích và xác định dạng toán: Với dạng toán này, chúng tôi hướng dẫn 
học sinh gắn bài toán với thực tế bằng cách thao tác trên vật thật hoặc trên mô hình, chỉ 
cho học sinh thấy ở tóm tắt không xuất hiện số 1 ở đầu dòng cả dòng “biết” và dòng “tìm” 
thì bài toán thuộc dạng: Chia thành các phần bằng nhau.
 Giáo viên Học sinh
 - Bài toán cho biết gì? - 3 bông cắm được 1 lọ.
 - Bài toán hỏi gì? - 18 bông cắm được mấy lọ?
 - Bài toán thuộc dạng toán nào? - Chia thành các phần bằng nhau.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_giai_toan_co_loi.docx