Sáng kiến kinh nghiệm Lấy học sinh làm trung tâm trong giờ học toán Lớp 2

docx 17 trang sangkienhay 19/10/2023 2010
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lấy học sinh làm trung tâm trong giờ học toán Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lấy học sinh làm trung tâm trong giờ học toán Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Lấy học sinh làm trung tâm trong giờ học toán Lớp 2
 Sáng kiên kinh nghiệm
Lấy học sinh làm trung tâm
 trong giờ học toán lớp 2 Soạn bài trước một tuần để có thêm thời gian nghiên cứu, hiểu kỹ yêu cầu nội 
dung của bài học.
 Khi soạn bài, tôi luôn tìm hướng giảng bài mới một cách dể hiểu nhất đối với 
trò mà vẫn phát huy được tư duy của trò, lấy "học sinh làm trung tâm".
 Vì vậy, kết hợp với khâu chuẩn bị bài của học sinh, trong mỗi tiết dạy bài 
mới, tôi cung cấp đủ nội dung bài, đồng thời khuyến khích học sinh vận dụng kiến 
thức đã học có liên quan thực hiện phương châm "ôn cũ, học mới".
 Với cách thực hiện như thế, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng mà 
đầy đủ kiến thức, được củng cố kiến thức cũ có hệ thống, vận dụng giải Toán sẽ 
linh hoạt, không bị gò ép phụ thuộc, tạo cho học sinh có thói quan chủ động tích 
cực trong giải Toán.
 Ví dụ : Khi dạy bài : "8 cộng với số 8 + 5". Phần giảng mới, tôi đã tiến hành 
cùng với học sinh như sau :
 Bước 1 : Mỗi học sinh lấy 8 que tính sau đó lấy thêm 5 que tính. Tất cả bao
nhiêu que tính ?
 Bước 2 : Học sinh tự thao tác trên que tính để tìm tất cả số que tính đã lấy.
 - Học sinh lấy 8 que tính thêm 2 que tính được tách ra từ chỗ 5 que tính được 
10 que tính.
 Lấy 10 que tính thêm 3 que tính còn lại được 13 que tính
 Giáo viên cho học sinh nêu lại cách thao tác trên que tính như vậy rồi mới Chơi lần thứ hai :
 Có 12 ô vuông
 Lấy đi một số ô vuông
 Còn lại 7 ô vuông
 Tìm số ô vuông bạn đã lấy ?
 (Học sịnh tìm được số ô vuông bạn đã lấy bằng cách lấy ô vuông đã có trừ 
đi ô vuông còn lại) 12 - 7 = 5.
 Chơi lần ba :
 Có 14 ô vuông. Bạn lấy đi một số ô vuông
 Còn lại 10 ô vuông
 Bạn đã lấy đi bao nhiêu ô vuông ?
 (Học sinh tìm được số ô vuông bị lấy đi bằng cách lấy số ô vuông đã có trừ Đối với học sinh khá giỏi thì dễ dàng, còn đối với học sinh trung bình để làm 
đúng 100% số bài tập ngay tại lớp là khó khăn. Vì vậy trong quá trình học sinh 
đang làm bài tập, tôi đã quan sát việc làm bài của số học sinh này nhiều hơn, kịp 
thời phát hiện những chỗ sai để uốn nắn học sinh theo dõi bài chữa trên bảng, biết 
chỗ sai để học sinh tự chữa ; có thể dùng một vài câu hỏi nhỏ gợi ý.
 Tuy nhiên gặp những bài khó, học sinh có lỗi lớn về đường lối giải, nhiều học 
sinh sai thìì tôi yêu cầu học sinh nhận xét lỗi sai ở chỗ nào ? cách sửa thế nào ?
 Thường thì tôi dùng học sinh có lỗi sai đó nhận xét và sửa trước, nếu học sinh 
làm được điều đó có nghĩa là cùng một lúc tôi đã củng cố cho học sinh đó và đồng 
thời chữa chung cho nhiều em khác.
 Còn gặp bài khó, học sinh lúng túng, tôi dùng câu hỏi gợi ý hoặc dùng học 
sinh giỏi của lớp tham gia chữa bài.
 Trong tiết toán, thời gian có hạn, tôi chú ý chấm chữa cho học sinh trung bình, 
yếu và chú ý tới những lỗi sai mà học sinh mắc nhiều.
 Với cách làm như vậy lỗi sai không bị kéo dài, mà học sinh có thói quen làm 
toán đúng, chủ động giải. Tôi cố gắng chữa triệt để những lỗi sai bằng cách :
 + Học sinh chữa lỗi sai nhỏ như : Tên đơn vị, kết quả ... vào ngay trong vở 
"Bài tập toán 2", lỗi lớn như sai cách giải, câu trả lời chưa rõ ý thì chữa ngay vào 
vở toán khác do lớp quy định. Sau đó tôi kiểm tra chấm chữa, nhận xét phần chữa 
của học sinh, học sinh phải tự làm bài đó một lần nữa để khắc sâu bài học. Có 
những học sinh chữa tới hai lần mới đúng cũng được giáo viên kiểm tra triệt để, Ví dụ 2 : Thùng thứ nhất đựng 25 lít dầu. Thùng thứ hai đựng 30 lít dầu. 
Hỏi thùng nào đựng nhiều dầu hơn và nhiều hơn bao nhiêu lít ?
 Có học sinh giải như sau :
 Số lít dầu thùng đựng nhiều hơn là :
 30 - 25 = 5 lít
 Đáp số : 5 lít
 Giáo viên hỏi : Ta cần tìm điều gì ?
 Học sinh trả lời : Thùng nào đựng nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu lít ?
 Giáo viên hỏi tiếp : Câu trả lời này đã nói rõ điều đó chưa ? Còn thiếu ý nào 
 ?
 Lúc này học sinh sẽ nhận ra trong câu trả lời này chưa nêu được thùng nào 
đựng nhiều hơn và phải bổ sung và chữa vào bài giải là :
 Thùng thứ hai đựng nhiều hơn và nhiều hơn là :
 30 - 25 = 5 lít
 Đáp số : 5 lít
 Bên cạnh việc cung cấp đủ trọng tâm bài học, rèn cách luyện tập thành thạo, 
tôi còn luôn quan tâm tới việc mở rộng, nâng cao kiến thức từ chính những bài tập 
trong SGK, vở bài tập toán.
 3. Phát triển, tìm tòi nội dung kiến thức sách giáo khoa: Tuổi của em là :
 25 - 6 = 9 tuổi
 Đáp số : 19 tuổi
 Với việc mở rộng kiến thức này, học sinh sẽ linh hoạt hơn khi giải toán 
 không
 nhất thiết cứ nhiều hơn là phải làm tính cộng.
 Ví dụ 2 : Bao thứ nhất đựng được 50 kg gạo, như vậy bao thứ nhất đựng ít 
 hơn
 bao thứ hai 15 kg gạo. Tính số gạo của bao thứ hai.
 Đã biết yếu tố gì ? Số gạo của bao thứ nhất và biết bao thứ nhất đựng ít hơn 
 bao
 thứ hai 15 kg. Lúc này, học sinh phải hiểu bao thứ nhất đựng ít hơn bao thứ hai 
15 kg nghĩa là bao thứ hai đựng nhiều hơn bao thứ nhất 15 kg. Vậy tìm số gạo của bao 
thứ hai ta phải làm như thế nào ?
 Học sinh : Bao thứ hai đựng số gạo là :
 50 + 15 = 65 kg
 Đáp số : 65 kg
 Ví dụ : x + 15 = 42 + 8
 x trong phép tính này là thành phần gì ?
 (Số hạng chưa biết)
 Muốn tìm số hạng chưa biết ta phải làm thế nào ? 3) Ngăn thứ nhất có 12 quyển sách. Ngăn thứ hai có nhiều hơn ngăn thứ nhất 
9 quyển sách. Hỏi ?
 a. Ngăn thứ hai có bao nhiêu quyển sách ?
 Trên đây là phần đại trà cho học sinh cả lớp
 Đối với học sinh khá, giỏi sẽ làm nhanh hơn, vì vậy tôi đã mở rộng bài tập 
này cho học sinh khá giỏi. Tuy nhiên cũng có thể có những học sinh trung bình 
giải quyết được, tôi rất khuyến khích. Như vậy, trong cùng một khoảng thời gian 
dù học sinh trung bình giải được phần này, vẫn còn một phần bài tập tiếp theo để 
học sinh khá, giỏi giải tiếp.
 Phần bài tập tiếp theo là : b. Cả hai ngăn có bao nhiêu quyển sách ?
 4) Tìm x : x + 15 = 21 + 6
 5)
 DR VI. Kết luân
 Trên đây là một vài suy nghĩ và biện pháp thực hiện khi dạy môn Toán lớp 2 mà tôi 
đã làm để học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực, bước đầu đạt hiệu quả 
tốt.
 Rất mong được sự đóng góp giúp đỡ của các đồng nghiệp để giúp tôi ngày càng dạy 
tốt bộ môn Toán.
 Một Ngàn A, ngày 10 tháng 10 năm 2011
 Người viết
 TRẦN THỊ BÍCH LAN
 Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG Một Ngàn, ngày ......tháng .........năm ...........
 TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_lay_hoc_sinh_lam_trung_tam_trong_gio_h.docx