Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2

doc 23 trang sangkienhay 27/12/2023 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2
 Phßng gi¸o dôc - ®µo t¹o huyÖn §an Ph­îng 
 Tr­êng tiÓu häc 
 s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
§Ò tµi:
 Kinh nghiÖm rÌn kÜ n¨ng
 Gi¶i to¸n cã lêi v¨n cho häc sinh líp 2
 Hä vµ tªn :
 N¨m häc: 2011 - 2012
 tính thích hợp, trả lời đúng câu hỏi của bài toán. Vì vậy đây là một hoạt động 
tương đối phức tạp và khó đối với học sinh Tiểu học. Đặc biệt là đối với học 
sinh lớp 2, tư duy của các em còn nặng về tư duy cụ thể, tư duy ngôn ngữ trừu 
tượng còn nghèo nàn và non nớt mà các em đã phải tiếp xúc với nhiều loại toán 
khác nhau. Vì vậy, nếu các em được rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn một 
cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo ngay từ lớp 2 sẽ là bước tạo đà vững 
chắc để các em giải toán có lời văn ở các lớp tiếp theo được tốt hơn.
 Cụ thể ở lớp 2 các em học giải các loại toán có lời văn như sau:
 - Bài toán về nhiều hơn.
 - Bài toán về ít hơn.
 - Tìm số hạng chưa biết.
 - Tìm số bị trừ chưa biết.
 - Tìm số trừ chưa biết.
 - Tìm thừa số chưa biết.
 - Tìm số bị chia chưa biết.
 Mặt khác qua đợt khảo sát đầu năm học tôi thấy lớp tôi còn hạn chế về kĩ 
năng giải toán có lời văn.
 Chính vì những lí do nêu trên tôi đã chọn đề tài “Kinh nghiệm rèn kĩ 
năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2”.
 Đây là một đề tài thiết thực mà người giáo viên nào cũng cần lưu tâm tới. 
Vì khi tư duy các em sẽ tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện ra những cái mới giúp các 
em say mê và hứng thú với môn học được coi là khô khan này. ĐÂy cũng là 
điều kiện thúc đẩy giúp các em học tốt mônToán. Đó là lý do khiến tôi lựa chọn 
và nghiên cứu đề tài này.
 II. Mục đích của đề tài:
 - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo 
phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng 
cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và vận dụng 
kiến thức vào thực tiễn.
 - Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, không những 
chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu 
các tri thức đó.
 3 B. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
I. THỰC TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN:
 Học sinh Tiểu học có trí thông minh, khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởng 
tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy Toán học nhưng rất 
dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tải. Chính vì thế, nội dung 
chương trình, phương pháp giảng dạy, hình thức truyền tải, truyền đạt làm thế 
nào cho phù hợp với tâm lí lứa tuổi là điều kiện không thể xem nhẹ. Đặc biệt với 
học sinh lớp 2, lớp mà các em vừa mới vượt qua những mới mẻ ban đầu chuyển 
từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập. Muốn giờ học đạt hiệu quả 
thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm 
trung tâm” hướng tập trung vào học sinh trên cơ sở hoạt động của các em.
 Ngay từ khi được bồi dưỡng để phục vụ yêu cầu giảng dạy theo chương 
trình mới, tôi đã quan tâm đến khả năng giải toán có lời văn của học sinh. Qua 
các giờ lên lớp, khi hướng dẫn các em giải toán có lời văn, tôi thấy các em còn 
lúng túng, nhiều em chưa biết cách giải một bài toán có lời văn hoàn chỉnh. Có 
em làm sai lời giải mặc dù phép tính đúng hoặc có em lời giải đúng nhưng phép 
tính lại làm sai...
 Qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm, kiểm tra vở toán và vở thực hành toán 
và Tiếng Việt của học sinh cũng như gọi học sinh làm bài tập thì tôi thấy đa số 
học sinh chưa có kĩ năng giải toán có lời văn hoặc có thì bài giải chưa hoàn 
chỉnh, chưa chặt chẽ, chưa biết cách tự kiểm tra kết quả bài làm của mình xem 
minh giải đúng hay sai. Nhiều học sinh chưa hiểu được bản chất của bài toán 
nên chưa sáng tạo trong việc tìm cách giải. Đa số học sinh chưa biết cách tóm tắt 
bài toán hoặc khi giải các em ghi lời giải chưa chính xác, nhiều khi còn xác định 
sai đơn vị của đại lượng...
 Thống kê kết quả khảo sát chất lượng môn Toán đầu năm của 34 học sinh 
lớp 2A về giải toán có lời văn tôi đã tổng hợp và đánh giá xếp loại như sau:
 Bài đúng, đầy đủ Bài đúng, chưa đầy đủ Bài giải sai
 Sĩ số
 SL % SL % SL %
 34 11 32,4 12 35,2 11 32,4
 Kết quả như trên cho thấy việc giải toán có lời văn của học sinh lớp 2A trường 
Tiểu học Thị trấn Phùng chưa cao. Số học sinh giải đúng còn chiếm tỉ lệ thấp.
 5 Bước 3: Tóm tắt bài toán
 Việc này giúp các em bỏ bớt được những câu, những chữ không thật quan 
trọng trong đề toán, biểu thị được bằng lời hoặc hình vẽ các mối quan hệ trong 
bài toán, làm cho bại toán được rút gọn lại, mối quan hệ giữa các số đã cho và số 
phải tìm hiện ra rõ hơn. Các em nhìn tóm tắt có thể đọc lại bài toán một cách 
chính xác (học sinh sẽ giải bài toán dễ dàng hơn).
 Ở phần này, giáo viên cần cho học sinh biết nhiều cách tóm tắt khác nhau.
 Ví dụ: Bài 4 (SGK - trang 14) - Một lớp học có 14 học sinh nữ và 16 học 
sinh nam. Hỏi lớp đó có tất cả bao nhiêu học sinh ?
 Cách 1: Nữ: 14 học sinh
 Nam: 16 học sinh
 Tất cả: .... học sinh ?
 ? học sinh
 Cách 2: 
 14 nữ 16 nam
 Cách 3:
 14 Nữ Nam 16
 ? HS
 Bước 4: Giải bài toán
 Các em dựa vào tóm tắt để viết bài giải
 Lớp học đó có số học sinh là:
 14 + 16 = 30 (HS)
 Đáp số: 30 học sinh
 Bước 5: Thử lại kết quả
 Tức là học sinh kiểm tra xem kết quả tính đã đúng chưa ? Lời giải đã 
chuẩn chưa ? và đáp số đầy đủ chưa ?
 Ở ví dụ trên ta lấy tổng số học sinh cả lớp trừ đi số học sinh nữ mà ra số 
học sinh nam là đúng hoặc ngược lại.
 Trong 5 bước trên thì các em làm vào vở bước 3 và bước 4.Còn các bước 
khác các em chỉ suy nghĩ làm miệng hoặc làm nháp.
 7 Khi đã tóm tắt được bài toán, nhìn sơ đồ, học sinh sẽ dễ dàng giải hơn.
 Bài giải
 Toàn có số viên bi là :
 15 - 3 = 12 (viên bi)
 ĐS : 12 viên bi
 Mặt khác rèn thêm kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh dạng này, tôi 
đưa thêm bài toán trắc nghiệm sau :
 Bài toán 3 : Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
 Lan có 19 bông hoa, Huệ nhiều hơn Lan 3 bông hoa. Hỏi Huệ có bao 
nhiêu bông hoa ?
 A. 2 bông hoa B. 16 bông hoa C. 22 bông hoa
 Học sinh phải khoanh vào đáp án C vì số hoa của Huệ bằng 19 + 3 = 22
 2. Loại "Bài toán về ít hơn"
 Dạng này, học sinh cũng xác định số lơn, số bé, phần ít hơn” và ghi nhớ : 
Số bé = Số lớn - phần “ít hơn”. Trong công thức toán này, để vận dụng tốt vào 
những bài học sau, mỗi học sinh cần có tư duy chặt chẽ để xác định được đâu 
thực sự là “Bài toán về nhiều hơn” và đâu là “Bài toàn về ít hơn” để có cách giải 
đúng, tránh nhầm lẫn.
 Vậy người giáo viên cần hướng dẫn để các em phân tích được bài toán, 
tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, nhìn vào tóm tắt để xác định yêu cầu của bài toán 
cho đúng.
 Bài toán 1: Vườn nhà Nga có 17 cây cam, vườn nhà Mai ít hơn vườn nhà 
Nga 6 cây cam. Hỏi vườn nhà Mai có bao nhiêu cây cam ?
 Tóm tắt: 17 cây
 Vườn nhà Nga:
 6 cây
 Vườn nhà Mai
 ? cây
 Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng học sinh xác định được số lớn là số cây vườn 
nhà Nga, số bé là số cây vườn nhà Mai, số phần ít hơn là 6 cây. Từ đó học sinh 
giải bài rất dễ dàng.
 Bài giải:
 9 Ở đây ta thấy 25 con gà mái + số con gà trống = tất cả đàn
 Do đó : 45 con gà là tổng
 25 con gà mái là số hạng đã biết.
 Số con gà trống là số hạng chưa biết.
 Khi hiểu được như vậy, học sinh dễ dàng tìm ra cách giải bài toán này dựa 
vào cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng và tương tư như vậy đối với 
những bài toán khác, học sinh cũng phân tích và đưa về dạng bài đã học để giải 
toán đúng.
 Khi cả lớp đã thành thạo giải bài toán có lời văn dạng đơn giản, tôi đưa 
những bài nâng cao giúp học sinh tư duy tốt, rèn kỹ năng giải toán tốt hơn.
 Bài toán 2 : Hồng và Lan có tổng cộng 18 quyển vở. Hồng sử dụng hết 6 
quyển, Hồng còn lại 4 quyển. Hỏi Lan có bao nhiêu quyển vở ?
 Với bài toán khó, giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh phân tích rồi 
mới tóm tắt.
 + Muốn tìm số vở của Lan, trước hết phải tìm số vở của ai ?
 + Tìm số vở của Hồng bằng cách nào ?
 + Vậy bài toán phải giải bằng mấy phép tính ?
 Tóm tắt : 
 Hồng + Lan : 18 quyển
 Hồng dùng : 6 quyển
 Hồng còn : 4 quyển
 Lan : .... quyển ?
 Bài giải :
 Số quyển vở của Hồng là :
 6 + 4 = 10 (quyển)
 Lan có số quyển vở là :
 18 - 10 = 8 (quyển)
 ĐS : 8 quyển
 Điều cần ghi nhớ : Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
 11 Tóm tắt:
 Có : 25 viên bi
 Cho : .... viên bi ?
 Còn : 18 viên bi.
 Bài giải:
 Hùng cho Dũng số viên bi là
 25 - 18 = 7 (viên bi)
 ĐS: 7 viên bi
 Với bài này ta thấy: 25 viên bi - số bi đã cho = 18 viên bi
 Do đó: 25 viên bi là số bị trừ
 Số viên bi Hùng đã cho là số trừ chưa biết.
 18 viên bi còn lại là hiệu.
 Điều cần ghi nhớ: Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
 Sau khi các em đã thành thạo quy trình giải một bài toán có lời văn, tôi 
tiếp tục củng cố, mở rộng cho học sinh giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
 Bài toán 2: Một xe ô tô chở khách, trên xe có 38 người (kể cả tài xế). Đến 
một bến có 4 người xuống và 7 người lên. Hỏi lúc này trên xe có bao nhiêu 
người ?
 Bài giải:
 Cách 1: Có 4 người xuống thì trên xe còn số người là
 38 - 4 = 34 (người)
 7 người lên xe thì trên xe có số người là
 34 + 7 = 41 (người)
 Đáp số: 41 người
 6. Loại “Tìm thừa số chưa biết”
 Bài toán 1: 
 Có 12 kg gạo chia đều vào 3 túi. Hỏi mỗi túi có mấy ki lô gam gạo?
 Tóm tắt: 12 kg : 3 túi
 .... kg ? : 1 túi
 13 Khi các em đã thành thạo quy trình và kỹ năng giải toán có lời văn, tôi 
cho học sinh lập và biến đổi bài toán bằng những hình thức khác nhau như:
 + Đặt điều kiện cho bài toán.
 + Đặt câu hỏi cho bài toán mới chỉ biết số liệu hoặc điều kiện.
 + Chọn số hoặc số đo đại lượng cho bài toán còn thiếu số liệu.
 + Lập bài toán tương tự với bài toán đã giải.
 + Lập bài toán bằng tóm tắt hoặc sơ đồ minh họa.
 + Lập bài toán theo cách giải cho sẵn.
 Tất cả những giải pháp trên tôi tiến hành ở các giờ học Toán trên lớp, tiết 
hướng dẫn học Toán, ra bài về nhà cho học sinh.
 III. GIÁO ÁN MINH HỌA
 BẢNG NHÂN 4
 A. Mục tiêu:
 - Học sinh lập được bảng nhân 4 (4 nhân với 1, 2, 3, ...., 10) và học thuộc 
bảng nhân 4.
 - Thực hành nhân 4, giải bài toán và đếm thêm 4.
 - Giáo dục học sinh say mê học toán, áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
 B. Đồ dùng dạy học:
 Các tấm bìa, mỗi tấm bìa 4 chấm tròn (như SGK)
 C. Các hoạt động dạy học:
 I. Bài cũ: Gọi lên bảng 2 học sinh
 - BÀi 2 (trang 94 - SGK) Viết các tích dưới dạng tổng các số hạng bằng 
nhau rồi tính.
 3 x 4
 - Đọc thuộc bảng nhân 3 ? Hỏi thêm 3 x 4; 3 x 6
 - Kiểm tra vở bài tập: 2 em nhận xét
 II. Bài mới:
 * Giới thiệu: Các em đã được học bảng nhân 2, 3 rồi còn cách lập bảng 
nhân 4 như thế nào ? Các em sẽ được biết qua bài học hôm nay: “Bảng nhân 4”
 * Hướng dẫn lập bảng nhân 4:
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giai_toan_co_l.doc