Mô tả SKKN Nâng cao kĩ năng giải bài toán có một bước tính cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả SKKN Nâng cao kĩ năng giải bài toán có một bước tính cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả SKKN Nâng cao kĩ năng giải bài toán có một bước tính cho học sinh Lớp 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực HĐ ghi):........................................................ 1. Tên sáng kiến: Nâng cao kĩ năng giải bài toán có một bước tính cho học sinh lớp 2. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn tiểu học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Thực trạng giải pháp đã biết Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán là công cụ để học tốt các môn học khác. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống. Nó góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết cho học sinh (HS) tiểu học như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Vì vậy môn Toán là một môn học rất quan trọng ở tất cả các cấp học. Trong chương trình môn Toán ở lớp 2, HS sẽ được cung cấp những kiến thức và kĩ năng cơ bản về: - Số và phép tính: Các số tự nhiên trong phạm vi 1000; các phép cộng, phép trừ không nhớ, có nhớ trong phạm vi 1000; các bảng nhân, chia 2 và 5 - Hình học và đo lường: nhận biết một số hình phẳng và hình khối đơn giản (hình tứ giác, khối trụ, khối cầu); nhận biết ban đầu về biểu tượng đại lượng và đơn vị khối lượng, dung tích, ngày, tháng và đọc giờ khi kim phút chỉ số 3, 6 - Một số yếu tố Thống kê và Xác suất: làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê trong một số tình huống đơn giản; đọc, mô tả số liệu ở dạng biểu đồ tranh và nêu được một số nhận xét đơn giản Chúng ta nhận thấy rằng, nội dung kiến thức Giải bài toán không còn là một mạch kiến thức riêng biệt nữa mà thay vào đó nó được lồng ghép vào mạch kiến thức (Số và phép tính) với nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt như sau: Giải bài toán có một bước tính (bài toán thêm, bớt một số đơn vị; bài toán nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị, bài toán có liên quan đến phép tính nhân, phép tính chia,) với nhiệm vụ: Viết được phép tính phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn, nói câu trả lời. – (Theo Sách giáo viên Toán 2 – Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam – Trang 10) 3 - Quen với cách giải bài toán có lời văn trước đây nên ở bước 3: Giải bài toán, chỉ hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải gồm: Câu lời giải, phép tính, đáp số mà chưa hướng dẫn học sinh giải theo cách 2: Viết được phép tính phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn, nói câu trả lời. Điều này dẫn đến một số học sinh yếu, kém chưa thể hiện được bài giải theo cách 1 do các em không biết đặt câu lời giải. - Đôi lúc giáo viên chưa yêu cầu học sinh thực hiện bước 4: Kiểm tra lại nên học sinh thường quên bước này nên chưa biết mình làm đúng hay sai. Về phía học sinh: - Một vài học sinh đọc rất chậm, nên ở bước 1: Tìm hiểu kĩ bài toán, các em rất ngán ngại nên thường chưa hiểu bài đã vội làm nên không biết cách làm hoặc làm sai. - Khi giải bài toán, học sinh thường gặp khó khăn khi đặt câu lời giải, chọn phép tính, ghi đơn vị, nên đôi khi các em không đặt được câu lời giải hoặc đặt câu lời giải sai, không biết ghi đơn vị gì, ghi sai đơn vị. - Khi giải xong bài toán, học sinh không kiểm tra lại bài giải dẫn đến làm sai mà không hay. Xuất phát từ thực tế trên mà tôi đã lựa chọn đề tài: Nâng cao kĩ năng giải bài toán có một bước tính cho học sinh lớp 2 để làm cơ sở nghiên cứu. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến - Mục đích của giải pháp: Sáng kiến nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao kĩ năng giải bài toán có một bước tính cho học sinh lớp 2. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học nội dung (Số và phép tính) nói riêng cũng như nâng cao hiệu quả dạy học Toán lớp 2 nói chung. - Nội dung giải pháp: 3.2.1. Dạy học dựa trên kiến thức và kĩ năng học sinh đã biết Khi học sinh học ở Toán lớp 1 và những bài trước khi chính thức học nội dung Giải bài toán ở lớp 2, các em đã gặp rất nhiều bài toán có hình thức như thế này. Ví dụ Sách giáo khoa Toán 2 trang 35, tập 1 có bài: 5 - Học sinh nói vắn tắt những điều bài toán cho biết và câu hỏi của bài toán, giáo viên viết tóm tắt lên bảng: Có: 4 bạn Thêm: 10 bạn Có tất cả: bạn? Bước 2: Tìm cách giải bài toán: - GV hỏi: Có 4 bạn, thêm 10 bạn nữa sẽ tương ứng với thao tác nào? (tách hay gộp?) - HS: Có 4 bạn, thêm 10 bạn nữa sẽ tương ứng với thao tác gộp - GV viết: - GV : Thao tác gộp thì chon phép tính nào ? - HS chọn phép tính phù hợp. Bước 3: Giải bài toán GV hướng dẫn HS trình bày bài giải theo 2 cách (Theo hướng dẫn của từ chương trình Tập huấn dạy học Toán lớp 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vào khoảng tháng 7/2021) Cách 1: Bài giải Số bạn chơi lò cò có tất cả là: 4 + 10 = 14 (bạn) Đáp số: 14 bạn. Cách 2: Bài giải 4 + 10=14 Trả lời: Có tất cả 14 bạn chơi lò cò. GV yêu cầu HS chọn 1 trong 2 cách để trình bày bài giải. Có thể giúp HS ghi nhớ như sau: Nếu chọn cách 1 thì trình bày bài giải gồm: - Câu lời giải - Phép tính (có đơn vị ghi trong dấu ngoặc đơn) - Đáp số ( có đơn vị, không có dấu ngoặc đơn). 7 Ví dụ : Mỗi ngày trang trại vắt được 80 thùng sữa. Người ta bán đi 60 thùng sữa. Hỏi mỗi ngày trang trại còn lại bao nhiêu thùng sữa? (SGK Toán 2, tập 2, trang 72) + Dạng toán giải bằng 1 phép tính nhân: Thông thường trong đề bài cho từ (mỗi/ một), yêu cầu tìm số nhiều hơn (hai, ba, bốn, năm,). Ví dụ 1: Mỗi chậu cây có 5 bông hoa. Hỏi 4 chậu như thế có bao nhiêu bông hoa? (SGK Toán 2, tập 2, trang 17) Ví dụ 2: Mỗi đội bóng có 5 cầu thủ. Hỏi 6 đội bóng có bao nhiêu cầu thủ ? (SGK Toán 2, tập 2, trang 21) + Dạng toán giải bằng 1 phép tính chia: Thông thường trong đề bài thường có các từ chia đều, xếp đều, Ví dụ 1: Chia đều 20 huy hiệu cho 5 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy huy hiệu? (SGK Toán 2, tập 2, trang 33) Ví dụ 2: Xếp đều 30 quả cam vào 5 đĩa. Hỏi mỗi đĩa có bao nhiêu quả cam? (SGK Toán 2, tập 2, trang 21) 3.2.3.3. Khi HS không biết đặt câu lời giải: Đa số khi giải theo cách 1, nhiều HS còn gặp khó khăn khi đặt câu lời giải, các em không biết cách đặt, đặt sai câu lời giải. Để giúp HS đặt câu lời giải, GV hướng dẫn HS dựa vào câu hỏi của đề bài toán rồi hướng dẫn HS cách đặt câu lời giải. Ví dụ: Hà có 4 cái bút chì. Tín có nhiều hơn Hà 1 cái bút chì. Hỏi Tín có mấy cái bút chì? (SGK Toán 2, tập 2, trang 73). HS xác định câu hỏi: Hỏi Tín có mấy cái bút chì ? GV hướng dẫn HS dựa vào câu hỏi để có thể đặt câu lời giải như sau: - Tín có số cái bút chì là: Hoặc: Số cái bút chì Tín có là: Ngoài ra GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi Hỏi nhanh – Đáp gọn nhằm tập cho các em nói câu lời giải trước khi trình bày bày giải. Cách chơi: GV đặt câu hỏi, HS trả lời theo mẫu (không cần nói cụ thể bao nhiêu) Mẫu: - Hỏi cả hai tổ có bao nhiêu bạn? - Số bạn cả hai tổ có là: Hoặc: - Cả hai tổ có số bạn là: - Hỏi em bao nhiêu tuổi? (Số tuổi của em là:) - Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn chơi lò cò? (Số bạn chơi lò cò có tất cả là:) 9 B1: Tìm hiểu kĩ bài toán B2: Tìm cách giải Cách 1: - Lời giải - Phép tính Giải bài toán - Đáp số B3: Giải bài toán Cách 2: - Phép tính - Trả lời B4: Kiểm tra lại Sơ đồ tư sẽ được tự tay các em vẽ và trang trí theo những cách khác nhau vừa dễ nhớ, ngắn gọn, đẹp mắt. Từ đó giúp các em ghi nhớ và khắc sâu kiến thức về giải bài toán có một bước tính. Đây là phương pháp học tập khoa học, thông minh và hiện đại mà người học đang hướng tới nhằm giúp rèn luyện và phát triển cho HS kĩ năng tư duy, sáng tạo, phân tích, tổng hợp. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Các giải pháp mà sáng kiến nêu ra có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy nội dung Giải bài toán bằng một bước tính cho học sinh lớp 2. Qua đó góp phần rèn luyện và năng cao kĩ năng giải bài toán bằng một bước tính cho các em. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán cho học sinh lớp 2. Ngoài ra, các giải pháp này cũng có thể áp dụng và phát triển lên để áp trong dạy học giải bài toán bằng hai, ba bước tính ở tất cả các khối lớp 3, 4, 5 trong tất cả các trường tiểu học trong toàn huyện. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp: Sau khi áp dụng các giải pháp mà sáng kiến đã nêu, bản thân nhận thấy một số hiệu quả và lợi ích thu được là: - Tất cả học sinh trong lớp đều có thể giải được bài toán có một bước tính bằng một trong hai cách. Từ đó đạt được mục tiêu yêu cầu cần đạt của phần giải bài toán bằng một bước tính trong môn Toán lớp 2. - Giờ học diễn ra sôi nổi hơn. HS chủ động, hào hứng trong học tập, tích cực tham gia xây dựng bài. - HS chủ động, tích cực, tự tìm tòi, khám phá, tự rút ra kiến thức mới - Phát huy được các kĩ năng cho học sinh: kĩ năng trình bày, giao tiếp, lập luận, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế. - Kiến thức được khắc sâu hơn, biết liên hệ các kiến thức giải toán vào giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống. - Bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực đặc thù của môn Toán: Năng lực tư duy và lập luận toán học; Năng lực mô hình hóa toán
File đính kèm:
mo_ta_skkn_nang_cao_ki_nang_giai_bai_toan_co_mot_buoc_tinh_c.doc