Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng phụ đạo học sinh yếu Lớp 2

doc 20 trang sangkienhay 08/01/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng phụ đạo học sinh yếu Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng phụ đạo học sinh yếu Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng phụ đạo học sinh yếu Lớp 2
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
 "RÈN HỌC SINH YẾU LỚP 2"
 1 Qua những năm trực tiếp giảng dạy, bản thân cũng nắm bắt và thấu hiểu 
được tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Nếu các em được sống trong sự yêu 
thương, chăm sóc, quan tâm của gia đình, thầy cô và có một môi trường học 
tập tốt thì các em sẽ ham thích, say mê và nỗ lực trong học tập. Điều này có 
tác động rất lớn đến các em là học sinh yếu, giúp các em tự tin hơn trong việc 
học của mình. Việc phụ đạo học sinh yếu hay nói khác hơn, để nâng cao chất 
lượng giáo dục không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà là của 
toàn xã hội. Vì vậy, đây là động lực để những ai đang làm công việc “trồng 
người” luôn cố gắng tìm ra được những tồn tại và nguyên nhân làm cho chất 
lượng phụ đạo học sinh yếu chưa đạt hiệu quả cao. Và từ đó sẽ có những biện 
pháp khắc phục phù hợp.
 - Nhằm giúp đỡ các em học sinh yếu, kém vươn lên trong học tập; nâng 
cao chất lượng dạy, học; hạn chế tối thiểu tỉ lệ học sinh yếu, kém. Đồng thời 
cũng để trang bị cho giáo viên kiến thức sau này áp dụng trong quá trình 
giảng dạy; hy vọng qua đề tài này sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ 
phía các cấp lãnh đạo cũng như giáo viên trong và ngoài trường.
 IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 1. Nghiên cứu lí luận
 Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về dạy - học đối tượng học sinh yếu 
lớp 2.
 2. Nghiên cứu thực nghiệm
 Tìm hiểu thực trạng dạy - học đối tượng học sinh yếu lớp 2; áp dụng một 
số kỹ năng trong quá trình dạy học và rèn kĩ năng đối với học sinh yếu ở hai 
môn Toán và Tiếng Việt tạo công cụ vững chắc cho trẻ học tập góp phần 
nâng cao chất lượng giáo dục.
 3. Nghiên cứu ứng dụng
 Đề xuất những giải pháp phù hợp mang tính khả thi nhằm áp dụng có 
hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy - học đối tượng học sinh yếu lớp 2.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 1.Công tác quản lí:
 - Quán triệt chủ trương của ngành về đổi mới phương pháp dạy học 
nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp và giáo viên đứng lớp: 
“Tổ chức các giờ học, các hoạt động giáo dục đảm bảo nhẹ nhàng - tự nhiên 
– hiệu quả và chất lượng” tránh tình trạng để học sinh “ngồi nhầm lớp”.
 3 khác. Từ đó các em có tính chủ động hơn trong học tập và biết phấn đấu
thi đua nhau để việc học có kết quả cao hơn.
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
 1. Thuận lợi:
 Cơ sở vật chất ngày càng được ổn định; các chế độ cho học sinh nghèo 
theo QĐ 112, chế độ cho học sinh bán trú dân nuôi được đảm bảo kịp thời, đội 
ngũ cán bộ quản lý và giáo viên phần đa trẻ khoẻ, nhiệt tình năng nổ, có tâm 
huyết và trách nhiệm với nhiệm vụ được phân công.
 2. Khó khăn:
 2.1. Thực tế về địa bàn:
 - Trường Tiểu học số 2 Pa Vệ Sử thuộc xã Pa Vệ Sử là một xã dân cư 
là 100% dân tộc La Hủ còn nhiều khó khăn về mặt kinh tế, nên ảnh hưởng 
lớn đến việc học của học sinh từ đó gây khó khăn trong việc thực hiện dạy và 
học của nhà trường.
 - Phần lớn kinh tế gia đình học sinh còn nhiều khó khăn, tỷ lệ học sinh 
thuộc hộ nghèo toàn xã còn nhiều. 
 2.2. Thực tế về phụ huynh học sinh (PHHS):
 - Do tình hình khó khăn như nêu ở trên, nên phụ huynh học sinh phần 
lớn không quan tâm đến việc học của con em mình, phó thác cho nhà trường 
và thầy cô giáo (có nhiều phụ huynh đã được nhà trường và giáo viên chủ 
nhiệm mời nhiều lần đến để trao đổi, bàn bạc về việc học tập của con em 
mình nhưng vẫn không đến). Do đó, hầu hết các em học sinh của xã thường 
không có ý thức trong học tập thậm chí các em không hề xem bài hay học bài 
ở nhà. Mà như ta đã biết, học sinh học tốt hay không còn phụ thuộc vào bản 
thân của các em có tự giác trong học tập hay không?, giáo viên có nắm được 
đặc điểm tâm sinh lí của học sinh hay không?, trong quá trình giảng dạy giáo 
viên có đề ra các biện pháp, phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm 
sinh lí đối tượng học sinh hay không?. Đó là vấn đề mà nhiều giáo viên trong 
ngành gặp rất nhiều khó khăn trong trong công tác giảng dạy cho đối tượng 
học sinh này.
 2.3. Thực tế về học sinh:
 - 100% số học sinh là học sinh dân tộc La Hủ, vì vậy các em đến 
trường, học tập bằng tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ 2. Các em học 
tiếng Việt - một ngôn ngữ mới và học bằng công cụ mới. So với học sinh dân 
tộc Kinh, học sinh dân tộc thiểu số sử dụng tiếng Việt- ngôn ngữ học tập một 
cách khó khăn vì:
 - Học sinh học ngôn ngữ thứ hai nói chung bằng tư duy giao tiếp, thông 
qua việc tiếp cận - từ việc hiểu ngôn ngữ có chủ định (qua bài học) đến việc 
 5 - Nhiều nguyên nhân khác
 3.2. phía giáo viên:
 Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà 
một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên. Thầy hay thì mới có trò 
giỏi. Ngày nay, để có thể thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì đòi hỏi 
giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ. Tuy nhiên, ở đây không phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, tốt 
nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà quan trọng giáo viên phải biết lựa chọn 
phương pháp dạy học nào là phù hợp với từng đối tượng học sinh và với từng 
nội dung kiến thức.
 Qua quá trình công tác bản thân nhận thấy, vẫn còn một bộ phận 
nhỏ giáo viên chưa chú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là học 
sinh yếu. Chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích 
cực, chủ động của học sinh. Chưa thật sự quan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh 
gia đình của từng học sinh. 
 Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu 
mà bản thân nhận thấy trong quá trình làm công tác chuyên môn. Qua việc 
phân tích những nguyên nhân đó, bản thân đưa ra một số biện pháp, kỹ năng 
để giáo dục, phụ đạo học sinh yếu. Trong phạm vi của bài viết, tôi chỉ đề cập 
đến biện pháp giúp đỡ học sinh yếu ở hai môn công cụ: Toán và Tiếng Việt 
và công tác chủ nhiệm.
 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI 
QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Những biện pháp chung
 1.1 Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện: 
 Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu 
quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười giáo viên tạo sự gần 
gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong 
học tập, trong cuộc sống của bản thân mình.
 Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, 
không đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học 
sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng 
mình.
 Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi 
tích cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm 
những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các 
em. Hoặc có thể dùng các phiếu thưởng có in các lời khen phù hợp với từng 
 7 học. Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của 
học sinh. Do. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện 
sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo 
động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
 1.4 Kèm cặp học sinh yếu:
 Ngay từ đầu năm giáo viên phải khảo sát chất lượng để biết số lượng học 
sinh yếu là bao nhiêu để có kế hoạch phụ đạo. Như lớp 2 điểm trường Thò 
ma, Seo Thèn B, Sín Chải A, sau khi thi khảo sát chất lượng đầu năm thì có 
100% học sinh yếu và lên kế hoạch phụ đạo cho các em.
 Lập danh sách học sinh yếu (theo mẫu dưới đây) và chú ý quan tâm đặc 
biệt đến những học sinh này trong mỗi tiết dạy như thường xuyên gọi các em 
đó lên trả lời câu hỏi, khen ngợi các em đó khi các em trả lời đúng,
 DANH SÁCH HỌC SINH YẾU LỚP 2
 Điểm 
 Tiếng Việt Toán
 bản
STT Con ông 
 Họ và tên Không 
 Đọc Viết Tính (bà)
 biết 
 yếu yếu yếu
 tính
 Phùng Lỳ 
 1 Phùng Lỳ Phơ x x x Thò Ma
 Phạ
 2 Ly Phý Lu x x x Thò Ma
 2. Những biện pháp để giảm dần số lượng học sinh học yếu môn Toán.
 2.1. Với đối tượng loại 1:
 Vì kiến thức ở lớp dưới của các em bị hổng, không thể nào bù đắp 
ngay được trong một thời gian ngắn. Giáo viên phải đặt quyết tâm trong suốt 
cả năm học, đặc biệt là học kì I để giúp nhóm học sinh loại này lấp dần các lỗ 
hổng kiến thức. Đối với những học sinh này phải có thêm thời gian học dưới 
sự hướng dẫn lại tỉ mỉ những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo một hệ thống 
riêng và yếu tố dẫn đến thành công là nắm chắc, luyện kĩ. Trong các buổi học 
trên lớp thường được kiểm tra, rà soát và củng cố các kiến thức, chấm bài 
song song trong tiết luyện tập, thường xuyên khích lệ động viên mỗi khi các 
em được điểm cao hơn. Do đó các học sinh này có nhiều tiến bộ; cụ thể là: 
thích học toán, hay xung phong lên bảng
 9 + Luyện từ và câu: Vốn từ vựng ít, thường mắc lỗi về ngữ pháp khi viết 
câu.
 + Tập làm văn:
 Khả năng đọc, viết hạn chế ảnh hưởng nhiều khi diễn đạt bằng lời, diễn 
đạt khi viết. Hơn nữa, hoàn cảnh sống làm hạn chế khả năng hiểu biết của các 
em. Vì vậy, các em gặp khó khăn khi cần mở rộng hiểu biết về cuộc sống 
theo các chủ điểm đã học thông qua các kỹ năng như: phân tích đề, tìm ý, 
quan sát, viết đoạn.
 4. Biện pháp cụ thể để giúp học sinh yếu có kỹ năng học tập ở môn Tiếng 
Việt.
 4.1 Tập đọc:
 Đối với những học sinh đọc yếu thì giáo viên cần:
 Tạo điều kiện cho học sinh được đọc nhiều trong giờ tập đọc như: 
thường xuyên gọi các em đọc bài, luyện phát âm đúng, sửa sai kịp thời cho 
các em và cho các em luyện đọc lại từ sai nhiều lần. Nếu thời gian của tiết 
học không đủ thì giáo viên có thể tranh thủ cho các em luyện đọc thêm vào 
buổi 2.
 Dặn các em về nhà đọc lại bài, có thể đọc tham khảo thêm một văn bản, 
một bài tập đọc khác có nội dung phù hợp và quan trọng là giáo viên phải 
kiểm tra và nhận xét đánh giá việc đọc ở nhà của các em để động viên 
khuyến khích kịp thời. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng một hoặc hai tuần giáo viên 
có thể đến nhà gặp phụ huynh học sinh để xem cách học ở nhà của các em 
như thế nào, nếu thấy cần thiết thì giáo viên đưa ra biện pháp giúp đỡ.
 Giáo viên động viên học sinh xuống thư viện mượn truyện thiếu nhi, 
truyện cổ tích đọc vào giờ nghỉ giải lao. Giáo viên nên dành thời gian để các 
em thể hiện giọng đọc của mình, đọc câu chuyện trước lớp cho các bạn nghe, 
cho các bạn nhận xét, đánh giá về sự tiến bộ của các em sau mỗi tuần. Làm 
được điều này, ta sẽ tạo được niềm tin nơi các em rất nhiều, là động lực thúc 
đẩy các em say mê rèn đọc.
 Khi các em đã đọc đúng thì giáo viên tổ chức cho các em luyện đọc trôi 
chảy thông qua các hình thức đọc trước lớp, đọc trong nhóm. Giúp học sinh 
mở rộng vốn từ và hiểu nghĩa từ qua việc đọc chú giải và nghe bạn trình bày 
nghĩa một số từ trong bài đọc, từ đó giúp các em hiểu nội dung bài đọc.
 4.2. Chính tả:
 Đối với những học sinh viết yếu thì giáo viên cần:
 Tổ chức cho các em ôn lại âm, vần đã học. Giáo viên yêu cầu học sinh 
mỗi ngày viết khoảng một trang vở gồm cả âm, vần, tiếng, từ. Sau đó, giáo 
viên đọc cho học sinh viết một đoạn văn mà sử dụng nhiều các âm, vần vừa 
 11 Học sinh ở đây, đặc biệt là học sinh yếu, khi giao tiếp các em 
 thường nói
 không đầy đủ câu, ví dụ: Em học lớp mấy? - Học sinh: lớp ba,.Vì 
vậy, giáo viên cần phải tăng cường tiếng Việt cho học sinh để giúp các em 
hoàn thiện về câu và biết sử dụng từ đúng.
 Về từ loại: nhận ra và biết dùng các từ chỉ người, con vật, dồ vật, hoạt 
động, trạng thái, đặc điểm để đặt câu; bước đầu có ý niệm và biết viết hoa tên 
riêng.
 Về kiểu câu: nhận ra và biết đặt các kiểu câu đơn Ai là gì?, Ai làm gì?, 
Ai thế nào?
 Về dấu câu: có ý thức và bước đầu biết đặt câu dấu chấm, chấm hỏi, 
chấm than, phẩy vào đúng chỗ.
 Các tri thức nói trên được cung cấp qua các bài tập. GV chỉ cần nêu 
những tổng kết ngắn như trong SGK, tránh giải thích dài dòng hoặc sa vào lí 
thuyết
 Sửa lỗi ngữ pháp trong câu cụ thể, trong giao tiếp hàng ngày.
 Hướng dẫn các em đối với những từ khó hiểu phiên dịch ra tiếng mẹ đẻ, 
giúp các em hiểu nghĩa gốc của từ, tạo sự ham thích tìm hiểu (tránh lạm dụng 
tiếng mẹ đẻ).
 4.4. Tập làm văn:
 Đối với học sinh đặc biệt là học sinh yếu, giáo viên sử dụng đồ dùng 
trực quan trong tiết học thật sinh động, hướng dẫn các em một cách cụ thể, 
chi tiết rõ ràng và tăng cường tiếng Việt cho các em để các em có vốn từ khi 
làm văn.
 Các loại bài Tập làm văn được bố trí xen kẽ trong từng tuần, góp phần tô 
đậm nội dung chủ điểm học tập của từng tuần. Vì thế dạy Tập làm văn cần 
gắn với dạy các phân môn Tiếng Việt khác trong tuần (đặc biệt là Tập đọc , 
Luyện từ và câu (LTVC ) nhằm mục đích giúp HS nắm và vận dụng tốt hơn 
các kiến thức đã học ở các phân môn Tiếng Việt khác ứng dụng vào phân 
môn Tập làm văn.
 Ví dụ1: 
 Tuần 12: Bài Tập đọc: Điện thoại rất có tác dụng trong việc giúp HS 
học giờ Tập làm văn: Gọi điện.
 Ví dụ 2:
 Tuần 16: LTVC: Bài:Từ chỉ tính chất. Câu kiểu Ai thế nào? Mở rộng 
vốn từ: từ ngữ về vật nuôi.
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ky_nang_phu_dao_hoc_sinh_yeu_lo.doc