Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý chỉ đạo chuyên môn về việc nâng cao chất lượng dạy và học ở cấp Tiểu học

doc 13 trang sangkienhay 25/03/2024 451
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý chỉ đạo chuyên môn về việc nâng cao chất lượng dạy và học ở cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý chỉ đạo chuyên môn về việc nâng cao chất lượng dạy và học ở cấp Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý chỉ đạo chuyên môn về việc nâng cao chất lượng dạy và học ở cấp Tiểu học
 PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM LONG B
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Quản lý chỉ đạo chuyên môn về việc nâng cao 
 chất lượng dạy và học ở cấp Tiểu học
 Tác giả sáng kiến: Ngô Thúy Hằng
 Tam Dương, năm 2019
 1 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm nâng 
cao chất lượng dạy-học ở trường Tiểu học. Công tác quản lý chỉ đạo chuyên 
môn và đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học Kim Long B. 
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9.10.2019 
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 - Về nội dung của sáng kiến: 
 1. Nhận thức của giáo viên và học sinh. 
 a) Nhận thức của giáo viên. 
 - Quán triệt tinh thần chỉ đạo chung của ngành về công tác dạy học trong năm 
học 2019-2020. Trên cơ sở đó cụ thể hoá kế hoạch hoạt động dạy và học tại trường.
 - Năm học 2019-2020, tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm 
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động “Mỗi thầy 
giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Năm học với chủ 
đề “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”và tiếp tục triển 
khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, 
đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao ở trường Tiểu học. Tiếp tục đẩy mạnh 
cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đó là 
“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Nói 
không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp”. 
 Phong trào thi đua này ẩn sâu bên trong chứa đựng những thành tựu của 
nền giáo dục, cũng là lương tâm, trách nhiệm và tình thương của thầy, cô giáo. 
Thầy cô giáo giảng bài phải bằng trái tim và trí tuệ của mình. Sự trân trọng đối 
với nghề, đức hi sinh tất cả vì học sinh thân yêu sẽ làm nên hình ảnh cao đẹp của 
nhà giáo 
 b) Đối với học sinh cũng cần hiểu rõ Nhà trường tuyên truyền trước 
học sinh những nội dung cơ bản: 
 - Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh 
tích cực” thực thi ở trường, ở lớp theo kế hoạch chỉ đạo chi tiết về nội dung cho 
học sinh Tiểu học. 
 - Cho học sinh hiểu rõ về nội dung cuộc vận động “Hai không” của Bộ 
Giáo dục & Đào tạo. Đối với học sinh Tiểu học cần nắm được: 
 - Không nhìn bài nhau, không nhìn tài liệu và quay cóp trong các lần kiểm 
tra, khảo sát. 
 - Giúp học sinh tự tin làm bài theo khả năng học tập của mình. Nhằm thể 
hiện kết quả thực chất của bản thân. Trên cơ sở đó, qua kết quả mỗi lần kiểm tra, 
học sinh tự rút ra bài học kinhn nghiệm để học và tiến bộ trong thời gian tới. Có 
được như vậy mới giúp cho giáo viên chủ nhiệm điều chỉnh kế hoạch dạy học. 
 2. Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. 
 3 được ý đồ của sách giáo khoa, từ đó giáo viên chuẩn bị bài kỹ trước khi lên lớp. 
Đặc biệt là giáo viên đưa ra các tình huống tạo cho học sinh phát huy hết nội lực 
trong học tập sáng tạo, khai thác nội dung bài học và đạt kết quả. 
 5. Công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn ở trường Tiểu học. 
 Công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn không thể thiếu được trong trường 
học. Vì nó rất quan trọng trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn. Nếu 
không kiểm tra, thanh tra chuyên môn đối với giáo viên – học sinh thì không thể 
nắm được kết quả qua quá trình thực hiện kế hoạch chuyên môn như thế nào. Ví 
dụ như: giáo viên dạy cái gì, học sinh học và làm gì? Việc dạy và học có đổi mới 
không? và có chất lượng thực sự không...? Lúc đó chúng ta mới thấy được 
hoạt động của giáo viên – học sinh và đánh giá được hiệu quả chất lượng dạy và 
học của mỗi giáo viên – học sinh trong lớp đó. Đồng thời có kế hoạch điều chỉnh 
việc chỉ đạo chuyên môn tiếp theo như thế nào giúp giáo viên dạy học có chất 
lượng cao. Vì vậy, hàng năm phải xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường 
học, trong đó xây dựng nội dung, hình thức, thời gian cụ thể; phân công thành 
phần kiểm tra và tổ chức thực hiện thường xuyên theo kế hoạch. 
 - Kiểm tra toàn diện để đánh giá trình độ mọi mặt của giáo viên, từ đó làm 
căn cứ xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. 
 - Kiểm tra chuyên đề để nhằm xác định tính khả thi của các nội dung đã 
triển khai. 
 - Kiểm tra đột xuất nhằm rèn cho giáo viên tính tự giác trong mọi trường 
hợp. Đặc biệt chú trọng kiểm tra công tác soạn giảng của giáo viên; kiểm tra 
giáo án trên lớp, quan tâm đến công tác chuẩn bị, đến những nội dung giáo viên 
áp dụng theo vùng, miền. Kiểm tra phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 
có sát với thực tế không. 
 - Kiểm tra chất lượng dạy học của giáo viên thông qua dự giờ, khảo sát 
chất lượng học sinh  
 - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên để đánh giá được sự đầu tư, 
trình độ của giáo viên thông qua sắp xếp, trình bày văn bản.
 - Kiểm tra công tác tự học tự rèn thông qua việc cập nhật thông tin bài 
giảng. 
 - Kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân 
thiện, học sinh tích cực”. Nội dung này đã được triển khai sâu rộng trước giáo 
viên và học sinh và đã đi vào thực hiện có hiệu quả. Cụ thể là: 
 + Giáo viên chủ nhiệm đã vận động được phụ huynh cùng tham gia thực 
hiện cuộc vận động này như góp phần làm vệ sinh lớp học, mua chậu hoa cây 
cảnh, trang trí lại lớp học cho đẹp. Điều này đã tạo được sức mạnh tổng hợp, 
tình cảm gần gũi, thân thương giữa cô giáo, học sinh, phụ huynh làm cho không 
khí trường học, lớp học thân thiện và đoàn kết hơn. 
 5 - Tổ chức việc đánh giá kiểm tra định kì phải cụ thể hoá các bài kiểm tra 
của học sinh. Muốn được vậy trong công tác tổ chức coi và chấm các bài kiểm 
tra và tự đánh giá các môn nhận xét của học sinh phải khách quan, vô tư, đúng 
và chính xác, có chất lượng. Việc đánh giá kết quả của học sinh là kết quả của 
giáo viên, là sản phẩm trí tuệ của giáo viên trong quá trình dạy học. 
 8. Tổ chức hội thi làm đồ dùng dạy học.
 Tạo điều kiện, động viên giáo viên tự làm đồ dùng dạy học cho các tiết học, 
tránh tình trạng giáo viên lên lớp dạy chay. Coi việc làm và sử dụng thiết bị dạy 
học là một việc làm thường xuyên và lấy đó làm một trong những tiêu chí thi 
đua, xếp loại hàng tháng. Hướng dẫn giáo viên sử dụng các vật liệu rẻ tiền để 
làm đồ dùng dạy học. Giao chỉ tiêu về số lượng đồ dùng dạy học có chất lượng 
cho mỗi giáo viên trong từng năm học. Khen thưởng, động viên kịp thời những 
giáo viên có thành tích, tích cực trong việc làm và sử dụng thiết bị dạy học. 
 9. Tổ chức viết và trao đổi sáng kiến kinh nghiệm.
 Công tác này được phát động hàng năm vào đầu năm học. Đây được xem 
như một cuộc sinh hoạt chuyên môn, tạo điều kiện cho một giáo viên được trình 
bày quan điểm của mình. Hiệu trưởng là người phải gương mẫu thực hiện và 
thường xuyên động viên, hướng dẫn giáo viên nghiên cứu khoa học, viết sáng 
kiến kinh nghiệm về các đề tài giảng dạy và giáo dục, viết sáng kiến kinh 
nghiệm sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Đồng thời 
mỗi dịp trình bày, thảo luận sáng kiến cũng là một cơ hội để học hỏi, trao đổi, 
nâng cao hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc về chuyên môn. 
 * Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên trường Tiểu 
học Kim Long B năm học 2019-2020.
 a. Thuận lợi.
 - Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, năng động trong công việc. 
 - Đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, có ý thức tự học, tự rèn, 100% giáo 
viên có trình độ chuẩn, ý thức được việc nâng cao chất lượng, giáo dục học sinh 
phát triển toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong công tác giảng dạy. 
Giáo viên có kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. 
 - Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức, chịu khó vươn lên trong học tập. 
 - Cơ sở vật chất, thiết bị thư viện phục vụ cho công tác giảng dạy tương đối 
phong phú, đầy đủ và đảm bảo. 
 b. Khó khăn 
 - Mặc dù trường đóng trên địa bàn trung tâm, nhưng đa số học sinh là con 
em gia đình làm nông. Học sinh diện chính sách, hộ nghèo còn nhiều nên việc 
quan tâm, chăm lo học tập cho con em của phụ huynh cũng như việc tiếp thu 
kiến thức của các em có phần hạn chế. 
 7 - Kết quả xếp loại 2 mặt.
 + Phẩm chất: Đạt 572/572 HS = 100% .
 + Năng lực: 
 - Hoàn thành tốt nội dung các môn học: 394 em;
 - Có tiến bộ trong học tập: 82 em;
 - Có ý thức và trách nhiệm cao trong học tập và tự quản: 12 em.
 - Tỷ lệ học sinh lên lớp: 97,6 %. 
 - Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học: 100%.
 e. Giải pháp. 
 Với đặc điểm tình hình, kết quả của năm học đã trình bày ở trên, để đáp 
ứng với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đòi hỏi 
người cán bộ quản lý phải quan tâm đến việc tìm tòi giải pháp chỉ đạo các tổ 
khối chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy nội lực của đội 
ngũ giáo viên trong việc giảng dạy. Bản thân tôi có một số giải pháp sau:
 1. Chỉ đạo nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên.
 2. Chỉ đạo nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, xây dựng kế hoạch 
giảng dạy.
 3. Chỉ đạo soạn, giảng mẫu.
 4. Chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng giảng dạy.
 5. Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy.
 6. Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
 7. Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn ra đề khảo sát học sinh hàng tháng 
theo chuẩn kiến thức kỹ năng. 
 Với những giải pháp trên tôi đã áp dụng vào thực tế như sau.
 1. Chỉ đạo nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên.
 Tổ chức cho giáo viên học tập các nghị quyết của Đảng các cấp về chiến 
lược giáo dục đào tạo. Học tập chỉ thị của bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ 
năm học 2018-2019, hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học của sở 
GD & ĐT Vĩnh Phúc và phòng GD-ĐT Tam Dương. Nghiên cứu kỹ các thông 
tư, quyết định hướng dẫn về đánh giá xếp loại học sinh. Hướng dẫn giảm tải nội 
dung chương trình dạy học để mỗi giáo viên nắm vững và thực hiện tốt.
 Đẩy mạnh các phong trào thi đua: “Kỷ cương -Tình thương -Trách 
nhiệm”,“giỏi việc trường đảm việc nhà” chỉ đạo cho Đảng viên đi đầu trong 
việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
 9 để tập thể giáo viên trong tổ tham gia góp ý , bổ sung bài soạn hoàn thiện trước 
khi lên lớp giảng mẫu .
 b. Tổ chức dạy mẫu:
 Sau khi đã chỉ đạo hoàn thành soạn bài mẫu ,tôi cho triển khai dạy mẫu để 
cho giáo viên trong tổ khối chuyên môn dự. Qua các tiết dạy mẫu, các tổ chuyên 
môn họp rút kinh nghiệm, trên cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học đã 
dược nghiên cứu. Mỗi giáo viên tham gia về tổ chức giờ dạy, vận dụng phương 
pháp, các hình thức tổ chức dạy học của giáo viên, hoạt động của học sinh Để 
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trò. Từ đó nêu bật được sự thành 
công, hạn chế của giờ dạy, bổ sung hoàn thiện giờ dạy. Từ chỉ đạo soạn, giảng 
mẫu tôi cho triển khai áp dụng soạn giảng ở tất cả các giáo viên trong toàn 
trường. Ban giám hiệu cùng tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch dự giờ từng 
giáo viên đồng thời rút kinh nghiệm cho từng người theo thống nhất bài soạn, 
giảng mẫu. 
 2.5 Chỉ đạo làm đồ dùng dạy học:
 Đổi mới phương pháp dạy học gắn bó chắt trẽ với đổi mới cơ sở vật chất và 
thiết bị dạy học từng môn học. Cá thể hoá dạy học, dạy học tự phát hiện, tự chiếm 
lĩnh đòi hỏi mỗi học sinh, mỗi nhóm học sinh phải có đầy đủ phương tiện học tập. 
Với điều kiện kinh phí chưa cho phép, để có đồ dùng dạy học, chúng tôi đã vận 
động giáo viên tự làm các loại phiếu học tập theo trình độ phát triển của từng 
nhóm học sinh. Khuyến khích giáo viên sử dụng các vật liệu dễ kiếm, dễ tìm và rẻ 
tiền để làm đồ dùng phù hợp với các môn học. Tổ chức thi đồ dùng dạy học tự 
làm nhân dịp 20/11; 8/3 để động viên thi đua và bổ xung thêm vào thiết bị nhà 
trường những đồ dùng dạy học có chất lượng, đảm bảo dược việc trống dạy 
“chay”.
 Vận động phụ huynh học sinh mua đủ SGK, đồ dùng học tập cho con em 
mình. Động viên học sinh tự làm đồ dùng học tập cá nhân.
 2.6 Chỉ đạo công tác kiểm tra dạy học: 
 Trước hết cần tăng cường dự giờ, thăm lớp để đánh giá chính xác kết quả 
giờ dạy của giáo viên. Cùng với tổ trưởng CM, giáo viên giỏi tổ chức dự nhiều 
giờ nhiều giáo viên để có cơ sở khái quát, đánh giá đảm bảo những nhận xét 
mang tính phổ biến, khách quan, chính xác. 
 Tổ chức kiểm tra định kì 1 tháng/ lần trong khối tổ chuyên môn, kiểm tra 
chéo giữa các khối để đánh giá chính xác bài soạn của từng giáo viên. Bên cạnh 
đó BGH lên KHKT toàn diện và KTCĐ đối với từng giáo viên để từ đó nhắc 
nhở động viên giáo viên kịp thời. Song song với việc đánh giá hoạt động của 
giáo viên, tôi còn chỉ đạo tổ chuyên môn đánh giá kết quả học tập của từng học 
sinh mỗi bài kiểm tra phải đảm bảo các yêu cầu:
 - Các bài kiểm tra phải phù hợp với đặc trưng của từng môn. 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_chi_dao_chuyen_mon_ve_viec_nan.doc