Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức họp cha mẹ học sinh Tiểu học

docx 38 trang sangkienhay 23/03/2024 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức họp cha mẹ học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức họp cha mẹ học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức họp cha mẹ học sinh Tiểu học
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN RẠNG ĐÔNG
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC
 HỌP CHA MẸ HỌC SINH
Tác giả: MAI THỊ DUNG
Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông
 Năm học 2018-2019 Danh mục chữ cái viết tắt
 Từ viết tắt Viết đầy đủ
CMHS Cha mẹ học sinh
GV Giáo viên
CMHS Cha mẹ học sinh
HS Học sinh 3. Phạm vi nghiên cứu
 Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi tập trung nghiên cứu “Đổi 
mới hình thức tổ chức họp cha mẹ học sinh ” tại Trường Tiểu học Thị trấn Rạng 
Đông.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết;
 Phương pháp tìm hiểu thực tế;
 Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê;
 5. Điểm mới của sáng kiến: Đưa ra một số hình thức tổ chức mới cho các cuộc 
họp CMHS. tiêu giáo dục HS. Vì vậy họp CMHS là hình thức tổ chức một buổi sinh hoạt có sự 
tham gia của GV chủ nhiệm, phụ huynh và Nhà trường nhằm thảo luận và giúp các 
em giải quyết các vấn đề học tập, hạnh kiểm, tất cả các hoạt động trong lớp nhằm 
giúp các em học tốt. Các cuộc họp CMHS là nơi để nhà trường và gia đình gặp gỡ, 
chia sẻ, đi đến thống nhất các biện pháp giáo dục HS.
1.2. Thực trạng
 Năm học 2018-2019, Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông có 30 lớp với 855 
học sinh. Ban đại diện CMHS được thành lập gồm 30 CMHS đại diện cho 30 lớp. 
Đại diện CMHS lớp 3H gồm 3 thành viên, đại diện CMHS lớp hoạt động theo Thông 
tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục - Đào tạo kèm 
theo Điều lệ Ban đại diện CMHS.
 Nhà trường tổ chức họp CMHS 3 lần /năm học:
 • Lần 1: Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức một buổi họp CMHS để GV chủ 
 nhiệm gặp gỡ CMHS và thông qua kế hoạch hoạt động và bàn các biện pháp 
 giáo dục HS trong năm học.
 • Lần 2: Kết thúc Học kì 1, nhà trường tổ chức họp CMHS để GV chủ nhiệm 
 thông báo tình hình chung, kết quả học tập, nền nếp của lớp trong học kì 1 và 
 phương hướng hoạt động, các biện pháp giáo dục trong học kì 2.
 • Lần 3: Tổ chức họp cuối năm học để GV chủ nhiệm và PH cùng trao đổi nhìn 
 lại tình hình học tập, rèn luyện của con em trong năm học và đề ra các hoạt 
 động rèn luyện trong hè.
 Hầu hết các cuộc họp CMHS đều có cấu trúc tổ chức giống nhau thường có 
hai phần: Phần đầu do GV chủ nhiệm phụ trách, thông báo tình hình chung, thành 
tích của nhà trường và tình hình học tập, nền nếp của lớp và nêu phương hướng hoạt 
động trong thời gian tiếp theo; Phần sau do Ban đại diện CMHS của lớp điều hành , 
thông báo các khoản cần chi tiêu cho lớp và con em trong các hoạt động học tập, hoạt 
động giáo dục.
 Thực trạng chung của nhiều cuộc họp CMHS chủ yếu chỉ diễn ra một chiều, GV chủ nhiệm phân công học sinh dọn sạch lớp, sắp xếp bàn ghế ngay ngắn, 
lau chùi bảng, lau dọn cửa sổ, cửa ra vào.
 GV chủ nhiệm sắp xếp chỗ ngồi cho CMHS theo vị trí của con em họ ngồi 
trong lớp.
 Tập hợp các thông tin của lớp, đặc điểm tình hình học tập, rèn luyện, tham gia 
các hoạt động,. của từng cá nhân HS.
 Hướng dẫn HS một số tiết mục văn nghệ: đóng tiểu phẩm, kịch, đọc thơ,. có 
nội dung là kết quả đã đạt được và những việc cần làm trong thời gian tiếp theo. 
Chuẩn bị những video ghi lại hình ảnh các hoạt động học tập, trải nghiệm của các con 
đã làm để CMHS cùng xem.
 Dành 1 tiết Sinh hoạt lớp để HS tự đánh giá và viết những điều mình muốn 
chia sẻ với CMHS.
2.2.2 Đổi mới hình thức tổ chức họp CMHS mà bản thân đã áp dụng
2.2.2.1 Đổi mới hình thức báo cáo của GV với CMHS về kết quả đạt được và 
phương hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo.
 • Mục đích: HS tự báo cáo các kết quả học tập và các hoạt động của trường lớp 
 thông qua các tiết mục văn nghệ. CMHS được nhìn lại các hoạt động học tập 
 và trải nghiệm của con thông qua các hình ảnh, video.
 • Hình thức tổ chức:
 - Tổ chức cho HS biểu diễn văn nghệ (hát, múa, tiểu phẩm.) đã chuẩn bị để CMHS 
 cùng xem trong hội nghị.
 Ví dụ: Trong cuộc họp CMHS vào cuối năm học, tôi đã xây dựng cho HS Tiểu 
phẩm “Buổi chầu cuối năm"” và hướng dẫn HS tập văn nghệ. Sau đó HS biểu diễn 
vào đầu buổi họp CMHS. Với các vai diễn Ngọc Hoàng, Táo Học tập, Táo Rất thân thiện với em
 Phòng học ở tầng 2 Góc môi trường nho nhỏ
 (nói đế: tầng 2) Góc sinh nhật ở đó
 Như những lâu đài xinh Góc hòm thư còn có
 Màu ve vàng lung linh Những bức thư yêu thương
 Rực rỡ trong ánh nắng Góc sản phẩm của em
 Những bông hoa nở rộ
 Lớp học ngôi nhà nhỏ
 Âm áp và thân thương
 Ngọc Hoàng không biết đâu các bác phụ huynh nhiệt tình ủng hộ nào tủ, nào 
chậu hoa cây cảnh, nào cảnh quan sân trường, nào ghế đá ghế ngồi, nào trang trí 
lớp học và còn nhiều nhiều nữa ạ! ( đọc ráp).
 - Táo Nề nếp:(Hát chế)
 Những hoạt động phong trào Là những - Lớp em đã trồng nhiều loại hoa 
 hoạt động phong trào Lớp đã tập nhiều bài ca
 Chúng ta cứ hoạt động đi nào Tham Nhạc tung tóe học sinh hòa ca
 gia bông thấy ô vui ghê Rồi “Hội vui Hai mươi mốt bạn đã tham gia
 trăng rằm ” tưng bừng Thế là thành ngày hội an toàn lớp ta. 
 Cuội theo chân ta tới đây và vui cùng Ta biết chăm chỉ mà ra
 Nhiều ngày tháng giờ này tương phùng Niềm vui ấy nay vui càng vui
 Mà lòng say say say... Vui thay la la la..
 Vui thay la la lala....
 Oh o oh... HS tự tin biểu diễn văn nghệ trong Buổi họp CMHS
 - Tổ chức cho CMHS xem những video, bức ảnh ghi lại các hoạt động học tập, 
 trải nghiệm của các con đã tham gia.
 GV chủ nhiệm cần ghi lại các hình ảnh của HS trong các hoạt động học tập, 
trải nghiệm... cũng như các hoạt động của Ban đại diện CMHS, CMHS đã đóng góp 
cho nhà trường, lớp. Từ những hình ảnh đó, GV chủ nhiệm có thể tạo video toàn cảnh 
để CMHS cùng nhìn lại các hoạt động đó vào phần đầu buổi họp.
 Ví dụ: Một số hình ảnh HS chăm sóc cây góc Môi trường và vườn thực nghiệm, 
hình ảnh hoạt động Thăm gia đình bạn nghèo vào dịp tết Kỷ hợi của Ban Đại diện 
CMHS và HS, hình ảnh HS phấn khởi nhận thưởng trong sơ kết học kì 1. được tôi 
ghi lại để CMHS cùng xem lại. Ban đại diện CMHS tổ chức cho HS hoạt động "Thăm gia đình bạn nghèo 
" • Hiệu quả: Việc trình bày báo cáo các hoạt động của trường, lớp trở nên hay 
 và đạt hiệu quả cao. Khi CMHS chứng kiến các con tự tin biểu diễn, được tham 
 gia các trò chơi con tổ chức, CMHS có thể thấy được vai trò trung tâm của HS 
 trong các hoạt động giáo dục. Làm theo hình thức tổ chức này, GV chủ nhiệm 
 không phải một chiều báo cáo, tránh được sự nhàm chán và thoát đươc lối mòn 
 mô típ chung của các cuộc họp CMHS.
2.2.2.2. Tổ chức theo mô hình hội thảo “Làm bạn cùng con”
 • Mục đích: CMHS thảo luận, lấy ý kiến, tìm ra các giải pháp phối hợp, nâng 
 cao hiệu quả giáo dục toàn diện HS.
 • Hình thức tổ chức: GV chia thành các nhóm mỗi nhóm 5-6 người (giống như 
 các nhóm học tập của HS theo mô hình VNEN). GV nêu chủ đề để CMHS thảo 
 luận: “Làm thế nào để bổ mẹ có thể làm bạn cùng con?”. CMHS trao đổi về 
 các vấn đề nhỏ: “Làm thế nào để giúp con tự giác học tập? ”,“HÔ trợ chia sẻ 
 Hoạt động ứng dụng với con như thế nào?, ... các nhóm có một khoảng thời 
 gian để bàn bạc, thảo luận. Sau đó, nhóm cử đại diện trình bày. GV chủ nhiệm 
 và HS chính là người ghi nhận những ý kiến này.CMHS và cả HS đều tham 
 gia tích cực, chủ động vào cuộc họp, cùng bàn bạc, thảo luận. Đặc biệt là khi 
 tham gia hội thảo, CMHS được đóng góp ý kiến, được đưa ra giải pháp, được 
 làm việc nhóm, trình bày, chia sẻ trước tập thể,. CMHS được trải nghiệm cách 
 thức tổ chức hoạt động dạy học của GV trên lớp, CMHS sẽ thấu hiểu hơn các 
 phương pháp giảng dạy tích cực của nhà trường.
 • Hiệu quả: Khi CMHS là người xác định được trách nhiệm của mình trong việc 
 giáo dục HS thì trách nhiệm của GV chủ nhiệm đã được san sẻ đi nhiều bởi 
 GV chủ nhiệm, CMHS và HS đã có sự thống nhất những giải pháp giáo dục. 
 Sự chia sẻ, đồng cảm giữa GV chủ nhiệm, CMHS và HS đã tạo nên niềm vui, 
 sự tự tin cho các em HS vững vàng hơn trong môi trường học tập. Từ đó, không í^’
 I * ỉ
 CMHS thảo luận trong Hội nghị
 CMHS tham dự một số tiết học của con em mình
2.2.2.3. Đổi mới việc trao đổi thông tin giữa CMHS và HS bằng hình thức
“ Viết chia sẻ, cảm nhận”
 • Mục đích: Tạo không khí buổi họp trở nên thân thiện, vui vẻ, CMHS cùng GV HS viết lời tâm sự với cha mẹ và gửi vào Hộp thư Điều mong muốn Những tâm tư, chia sẻ của HS
 Trong buổi họp CMHS, GV chủ nhiệm dành thời gian để CMHS đọc những 
chia sẻ của con, sau đó gửi gắm những lời chúc, những “hồi đáp” cho lá thư mình 
nhận được vào giấy và những gửi gắm ấy được để vào Hộp thư cá nhân của các con. 
Vào buổi học hôm sau, GV chủ nhiệm yêu cầu HS tự đọc những chia sẻ của cha mẹ. CMHS gửi lời chia sẻ với con vào Hộp thư cá nhân của con mình
• Hiệu quả: Khi tổ chức buổi họp CMHS như vậy, ngoài việc tạo ra cầu nối để 
 cha mẹ hiểu hơn về con cái mình thì điều mà GV chủ nhiệm mong muốn nhất 
 là “CMHS đừng đặt nặng quá vấn đề điểm số, tạo áp lực cho các em. Hãy lắng 
 nghe những tâm tư, nguyện vọng của con để cùng làm bạn với con”. Từ những 
 cầu nối ấy, CMHS sẽ tin tưởng và cùng đồng hành với GV chủ nhiệm trong 
 việc giáo dục HS.
 2.2.2.4 Đổi mới theo phương pháp họp cha mẹ học sinh kín
• Mục đích: Tạo cơ hội cho HS thể hiện các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng 
 lãnh đạo, kỹ năng tổ chức, kỹ năng thuyết trình,... Mỗi HS sẽ có một khoảng 
 thời gian để trình bày với GV chủ nhiệm và CMHS báo cáo kết quả học tập, kế 5 Trần Mạnh Cường 7h40 - 7h50
 6 Trần Đình Diệu 7h50 - 8h
 7 Nguyễn Thị Huyền Dịu 8h10-8h20
 8 Vũ VănĐại 8h20-8h30
 9 Phan Hải Đăng 8h30 - 8h40
 10 Đoàn Tiến Đức 8h40 - 8h50
 11 Đinh Thị Thu Hiền 8h50 - 9h
 12 Phạm Đình Hội 9h - 9h10
 13 Ngô Thế Khải 9h10-9h20
 14 Nguyễn Thị Thùy Linh 9h20 - 9h30
 15 Nguyễn Trần Bảo Ngọc 9h30 - 9h40
 16 Bùi Yến Nhi 9h40 - 9h50
 17 Nguyễn Thị Yến Nhi 9h50 - 10h
 18 Vũ Văn Ninh 10h-10h10
 19 Phạm Văn Phong 10h10-10h20
 20 Nguyễn Đức Thành 10h20-10h30
 21 Vũ Thị Tú Trinh 10h30-10h40
 Cô giáo vô cùng cảm ơn sự đồng hành và chia sẻ của CMHS trong thời gian 
 vừa qua. Chúc cho buổi họp sẽ hiệu quả và hài lòng các thành viên tham dự!
 Trước cuộc họp CMHS, GV chủ nhiệm đưa phiếu báo cáo kết quả học tập để 
phỏng vấn HS. Để cuộc họp kín theo kế hoạch được thành công, GV chủ nhiệm cần 
phải trang bị cho HS kĩ năng thuyết trình. GV chủ nhiệm dành một khoảng thời gian 
để HS tập báo cáo, tránh mất thời gian khi họp cùng CMHS.
 Ví dụ: Phiếu báo cáo kết quả học tập GV chủ nhiệm chuẩn bị để phỏng vấn HS. 
HS sẽ dựa vào phiếu phỏng vấn để báo cáo với CMHS trong cuộc họp. phiên họp bất thường khi GV chủ nhiệm, Ban Đại diện CMHS và CMHS có thể cùng 
chia sẻ và thống nhất các hoạt động tổ chức trong năm học cho các con như Vui hội 
trăng rằm, Đóng tủ học tập, Trang trí lớp, Thăm gia đình bạn nghèo vào dịp Tết...
 Hơn nữa khi địa phương ngày càng phát triển, có khu công nghiệp thu hút lực 
lượng lao động lớn. Một số CMHS trẻ đi làm trong các khu công nghiệp, ít có thời 
gian thì với cách tổ chức này, CMHS có thể tranh thủ đến họp theo khung thời gian 
sắp xếp. Việc họp CMHS kín không làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của 
CMHS. Điều này làm PH cảm thấy hài lòng khi GV chủ nhiệm thấu hiểu công việc 
của mình.
 Hình thức tổ chức họp PH kín được những CMHS có con cá biệt rất ủng hộ và 
đồng tình. CMHSkhông còn cảm thấy xấu hổ, tự ti vì chỉ có HS đó, CMHS và GV 
chủ nhiệm cùng chia sẻ và trao đổi với nhau. Có những tâm sự và chia sẻ chân thành 
của CMHS, đôi khi những lời bộc bạch về hoàn cảnh gia đình phần nào giúp GV 
thông cảm, thấu hiểu. Từ đó, GV chủ nhiệm và CMHS cùng trao đổi cởi mở những 
biện pháp giúp HS tiến bộ.
 Qua việc phân công nhiệm vụ, GVCN trao quyền, tạo cơ hội cho học sinh thể 
hiện các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức, kỹ năng thuyết 
trình,.. .Khi CMHS chứng kiến các con điều hành cuộc họp, khi tham gia các trò chơi 
của các con tổ chức, CMHS có thể thấy được vai trò trung tâm của học sinh trong các 
hoạt động giáo dục.
2.2. 3. Những lưu ý khi tổ chức họp CMHS theo hướng đổi mới
 GV chủ nhiệm cần tìm hiểu và lên kế hoạch chi tiết cho từng hình thức tổ chức 
mới khi áp dụng trong cuộc họp CMHS. GV chủ nhiệm phải chuẩn bị đầy đủ mọi điều 
kiện để cuộc họp CMHS được diễn ra theo đúng kế hoạch và đạt hiệu quả.
 GV chủ nhiệm cần nêu ra những điểm mạnh và chỉ ra cách khắc phục điểm yếu 
của HS đến với từng CMHS nhưng phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản là không tạo sự 
so sánh giữa các em dẫn đến áp lực cho CMHS và HS.
 Tham khảo ý kiến của CMHS về tình hình học tập, rèn luyện năng lực, phẩm 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc_hop_cha_me_h.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Đổi mới hình thức tổ chức họp cha mẹ học sinh Tiểu học.pdf