Sáng kiến kinh nghiệm Một sô kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2

docx 13 trang sangkienhay 20/11/2023 671
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một sô kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một sô kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một sô kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. Lý chọn sáng kiến:
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 
và đào tạo nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự 
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được 
ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội...”.
 Với quan điểm chỉ đạo đó, mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay được đặt ra là: 
“Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng 
ngày càng tốt hơn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của 
nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm 
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống 
tốt và làm việc hiệu quả....”.
 Để thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay, mỗi giáo viên nói chung, 
giáo viên làm công tác chủ nhiệm nói riêng phải xác định được vai trò trách nhiệm của 
mình để “ươm mầm” cho sự nghiệp “trồng người”.
 Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt nhà trường quản lý, điều hành lớp, trực 
tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi 
trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
 Công tác chủ nhiệm là một khâu quan trọng trong quá trình giáo dục tại các trường 
tiểu học. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh, trước hết cần quan tâm 
đến công tác chủ nhiệm lớp. Công tác chủ nhiệm lớp tốt thì chất lượng giảng dạy và giáo 
dục không ngừng được nâng lên.
 Bằng lòng nhiệt huyết và lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp, bản thân tôi luôn cố 
gắng nổ lực hết mình để giúp các em trở thành những người có ích cho xã hội, xứng đáng 
với hình ảnh đẹp mà đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất 
trong các nghề cao quý vì nó đã tạo ra những con người sáng tạo”.
 Để làm tốt hơn nữa công tác chủ nhiệm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, 
bản thân tôi cần phải tìm tòi, học hỏi, chia sẻ nhiều hơn nữa từ đồng nghiệp, bạn bè. Chính 
vì lí do đó, tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm: “Một sô kinh nghiệm trong công tác 
chủ nhiệm lớp 2 ”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy 
giáo, cô giáo và đồng nghiệp.
 1.2. Điểm mới của sáng kiến:
 Điểm mới của sáng kiến: Ghi lại những biện pháp làm công tác chủ nhiệm lớp mà 
bản thân đã làm trong những năm học qua để suy ngẫm, chọn lọc và đúc kết thành kinh 
nghiệm của bản thân nhằm nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp phù hợp với mô hình trường 
học mới.
 2. PHẦN NỘI DUNG
 2.1. Thực trạng của nội dung nghiên cứu:
 Năm học 2016-2017, nhà trường chỉ đạo thực hiện đại trà áp dụng dạy học theo mô 
hình trường học mới. Bản thân tôi nhận thấy đây là hình thức tổ chức lớp học mang lại 
hiệu quả cao. Trong năm qua, tuy bước đầu gặp rất nhiều khó khăn, kinh nghiệm chưa 
nhiều song tôi vẫn cố gắng vừa học hỏi bạn bè, đồng nghiệp vừa suy nghĩ để sáng tạo ra 2.2. Các giải pháp
 2.1. Tìm hiểu kĩ về từng học sinh của lớp mình:
 Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra 
các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học 
sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy sau khi nhận 
lớp, như mọi năm, tôi thường gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm của năm học trước để nắm bắt 
về tình hình học sinh, đồng thời, tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu 
cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu:
 GIỚI THIỆU BẢN THÂN
 1. Họ và Tên:
 2. Là con thứ trong gia đình.
 3. Kết quả học tập năm lớp 1: (Giỏi, Tiên tiến, trung bình)
 4. Môn học yêu thích:
 5. Môn học cảm thấy khó:
 6. Góc học tập ở nhà: (Có, không)
 7. Những người bạn thân nhất trong lớp:
 8. Sở thích:
 9. Địa chỉ gia đình: Thôn
 10. Số điện thoại:
 Thông qua phụ huynh trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi dùng phiếu điều tra 
để lấy thông tin học sinh.
 PHIẾU ĐIỀU TRA ĐẦU NĂM HỌC
 Họ và tên :..........................................Phụ huynh em: ......................................Lớp :...
 Đê góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho các cháu, xin quý vị cho biêt 
những mặt mạnh, mặt yêu ở cháu đê nhà trường quan tâm, giúp đỡ.
 Những biểu hiện ở cháu
 TT Con cái của các bậc cha mẹ
 Yếu Bình thường Tốt
 1 Biết chào hỏi người lớn (cha mẹ)
 2 Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ
 3 Biết chia sẽ, giúp đỡ người khác
 4 Tự giác học tập ở nhà
 5 Biết giữ vệ sinh (cá nhân, cộng đồng) 2.4. Phải tổ chức tốt các cuộc họp phụ huynh, đặc biệt họp phụ huynh đầu năm 
nhằm tranh thủ sự ủng hộ tích cực về tinh thần và vật chảt trong công tác giáo dục học 
sinh:
 Sau khi có kế hoạch họp phụ huynh toàn trường đầu năm, tôi chuẩn bị kĩ các nội dung 
họp theo quy định của trường. Trong buổi họp, tôi dành thời gian để’ phụ huynh thảo luận 
về những thay đổi đang diễn ra trong phạm vi nhà trường; những băn khoăn ban đầu của 
phụ huynh như việc ngồi học theo nhóm. Những băn khoăn, lo lắng đó đã được dần giải 
tỏa khi tôi đưa ra dẫn chứng về học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp; thích chia sẻ bài 
học, kiến thức được học với người thân; thích hỏi, thích tìm tòi và khám phá những điều 
xung quanh cuộc sống.
 Trong cuộc họp, tôi đã giải thích cho phụ huynh biết là những nghiên cứu gần đây 
cho thấy quá trình học tập hợp tác đã tác động tích cực đến sự phát triể’n về tình cảm, xã 
hội của học sinh cũng như thành tích học tập của các em. Từ những việc làm trên, tôi đã 
lấy được ý kiến tư vấn của phụ huynh học sinh, đưa họ tham gia vào các hoạt động dạy 
học: thành lập Hội đồng tự quản học sinh; trang trí lớp học và một số hoạt động khác.
 Khi được cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ, tôi không còn băn khoăn và lo lắng. Họ 
không chỉ ủng hộ về tinh thần, vật chất mà luôn tạo điều kiện tối đa về mọi mặt để’ cùng 
phối hợp với tôi trong giáo dục học sinh.
 Điều quan trọng nhất trong buổi họp phụ huynh, tôi cố gắng tìm hiể’u đặc điể’m gia 
đình học sinh và học sinh để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho các cháu 
bắng các hình thức: trao đổi trắc nghiệm; trao đổi trực tiếp như đã nêu.
 2.5. Xây dựng tập thể học sinh thành một tập thể tự giáo dục:
 Đầu năm nhận lớp, các em là học sinh lớp 2 ý thức tự giác chưa cao, vui vẻ tham gia 
các hoạt động của lớp. Vì vậy, tôi đã giúp cho các em nhận ra: các em đã lớn thêm một 
tuổi, đã là anh chị của các em học sinh lớp 1. Vì vậy “mục đích chung” của chúng ta là 
phải xây dựng một tập thể tự quản tốt, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, phải 
trở thành tấm gương tốt cho các em lớp 1 noi theo. Từ đó, các em thấy được trách nhiệm 
thực hiện các hoạt động chung của tập thể, có nhu cầu được chia sẻ, được giúp đỡ và mong 
muốn tham gia vào các hoạt động chung của lớp.
 Căn cứ vào kế hoạch trường, kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch Đội Thiếu niên Tiền 
phong Hồ Chí Minh, tôi phác thảo “Kế hoạch hoạt động chung” cho lớp chủ nhiệm, gợi ý 
để học sinh tự đề xuất những việc cần thực hiện trong mỗi tháng, cử người phụ trách những 
công việc cụ thể và các em đề xuất biện pháp, thời gian, không gian thực hiện...
 Căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi lớp để thành lập “Hội đồng tự quản” sao cho 
đạt dược nhiệu quả cao nhất. Cần tạo điều kiện để cho tất cả các em, đặc biệt là những em 
chưa mạnh dạn, chưa tự tin trong học tập cũng như hoạt động tham gia vào Hội đồng tự 
quản.
 Trong năm học qua, các em đoàn kết, thương yêu nhau, không đố kị, ghen ghét, thẳng 
thắn góp ý lẫn nhau, luôn ủng hộ và tham gia tích cực các hoạt động của lớp,..tạo ra một 
bầu không khí thoải mái, vui vẻ.
 2.6. Phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng 
lực chỉ đạo lớp. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đàu năm học:
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã lên kế hoạch xây dựng Hội đồng tự quản trong học sinh. 
Tôi xem đây là một biện pháp để khuyến khích sự tham gia của học sinh và phát triển các Chủ tịch Hội đồng tự quản và học sinh trong lớp quyết định.
 -Hội đồng tự quản cùng giáo viên chủ nhiệm, có sự hỗ trợ của phụ huynh khuyến 
khích học sinh đăng kí vào các ban theo nguyện vọng, sở thích.
 - Sau khi thành lập các ban, tiến hành bầu trưởng ban, thư kí và xây dựng kế hoạch 
hành động, động viên các bạn cùng tham gia hoạt động.
 - Để làm việc có hiệu quả, mỗi ban nên có sự hỗ trợ, tư vấn của một phụ huynh và 
giáo viên.
 Có thể nói, quá trình thành lập “Hội đồng tự quản học sinh” giúp các em hiểu được 
quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ của đất nước, của địa phương; giúp học sinh 
có thể nảy sinh đề xuất những ý tưởng mới của chính các em. Thông qua hoạt động này 
học sinh tự giác hơn, phát huy tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo trong quản lý và chỉ đạo 
những công việc được giao.
 2.7. Xây dựng một sô công cụ để thúc đẩy Hội đồng tự quản học sinh làm việc 
có hiệu quả:
 Để hội đồng tự quản làm việc có hiệu quả tôi đã xây dựng được : Nội quy lớp học 
do các em đề ra. Sau đó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự xây dựng nội quy 
lớp học (không vứt rác bừa bãi, đi học đúng giờ, tự giác học bài,...) và cắt thành những 
hình ảnh đẹp mắt (cây, chiếc lá, bông hoa..), bằng xốp mỏng có màu sắc đẹp trang trí và 
cam kết thực hiện. Ngoài Nội quy lớp học có hòm thư cá nhân . Tôi hướng dẫn học sinh 
dùng giấy A4 hoặc giấy bìa cứng cắt thành phong bì ghi tên mình, tự mình sáng tạo vẽ 
thêm những hình ảnh mà các em thích ngoài phong thư. Hằng ngày, qua hộp thư này, các 
em có thể gửi thư để trao đổi và góp ý cho nhau để cùng giúp nhau tiến bộ. Thêm nữa là 
hòm thư Điều em muốn nói. Tôi đã tận dụng những vỏ hộp bánh, hộp giấy cứng để làm 
hộp thư với hình thức sinh động. Đây là nơi chứa đựng những nội dung các em chia sẻ 
niềm vui, nỗi buồn hay mong muốn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ cô giáo. Tùy theo nội 
dung của thư để suy ngẫm và có hình thức giải quyết thích hợp. Lần đầu chưa quen, tôi đã 
chủ động bỏ vào hộp thư của các em những lời khen, những lời chúc, những điều chia 
sẻ,..các em mở ra đọc và thấy thích thú rồi tập làm quen và giờ đây các em không ngại chia 
sẻ cùng các bạn và cô giáo. Ngoài ra, góc Sinh nhật cũng được đặt ở vị trí thích hợp trong 
lớp học, giúp cho các em biết quan tâm nhau.
 2.8. Thiết kẽ và xây dựng môi trường lớp học thân thiện, tích cực:
 “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần 
gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Xây 
dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân 
thiện, học sinh tích cực thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Tận dụng hết không gian của lớp học: Từ mảng tường trên cao, mảng tường hai bên 
lớp học để thể hiện những mảng màu sắc, những hình ảnh sống động thu hút sự tiếp cận 
của học sinh. Bởi tất cả không gian trong và ngoài lớp được chuẩn bị và hỗ trợ quá trình 
học tập rất rõ nét: lớp học thân thiện phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm 
bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực 
hiện các công việc sau đây:
 - Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Những câu 
tục ngữ, cây từ vựng, những bài văn hay, bài viết đẹp, sản phẩm khéo tay của học sinh đều 
được trưng bày, tạo cơ hội cho tất cả học sinh được đọc, được hiểu nhiều hơn sự trong sáng các em tự giác trong các hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác. Khi đó giáo viên 
ít cần đến sức lực của mình.
 2.10. Coi trọng và tiến hành tiết sinh hoạt lớp đúng quy trình, thời gian:
 Sinh hoạt lớp là một hình thức tổ chức HĐGDNGLL, là hoạt động tập thể học sinh 
sau một tuần do các em tự tổ chức và điều khiển. Trong tiết này, giáo viên chủ nhiệm giữ 
vai trò cố vấn giúp học sinh, cùng các em tham gia vào những hoạt động cụ thể.
 a) Yêu cầu giáo dục của tiêt HĐTTCT:
 - Có những hiểu biết cần thiết về tập thể, về vai trò và nhiệm vụ của bản thân trong 
việc đóng góp xây dựng tập thể.
 - Nâng cao tính tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, có ý thức phấn đấu 
cho danh dự của lớp, của trường, cho truyền thống tốt đẹp của tập thể, có ý thức tổ chức 
kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, phê bình và tự phê bình.
 - Hình thành một số kĩ năng về xây dựng tập thể, về tự quản, kỹ năng tổ chức, kỹ 
năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng đánh giá và tự đánh giá.
 b) Nội dung Hoạt động tập thê cuôi tuần:
 - Đánh giá các công việc thực hiện trong tuần về mọi mặt bao gồm: học tập, thực 
hiện nội quy nhà trường, các phong trào thi đua, vấn đề kỉ luật, các sự kiện, sự việc có liên 
quan đến tinh thần và ý thức phấn đấu của lớp.
 - Tiến hành sơ kết, tổng kết thi đua sau một tuần, một tháng, hay sau một đợt thi 
đua hoặc sau một học kì, một năm học.
 - Các hoạt động văn hóa nghệ thuật: biểu diễn văn nghệ, vui chơi giải trí, thi đố 
vui..
 - Biểu dương thành tích các nhóm học sinh, các thành viên trong lớp.
 - Thông qua kế hoạch hoạt động thời gian tới; tổ chức đăng ký thi đua giữa các tổ 
học sinh, giữa các thành viên trong lớp theo một chủ đề nhất định.
 -ơ tiểu học tiết này được xác định rõ ràng trong thời khóa biểu. Tiết sinh hoạt lớp 
ở tiểu học tiến hành đánh giá các hoạt động, các công việc của lớp được diễn ra trong tuần, 
tháng, học kỳ. Các nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường được phổ biến trong tiết sinh hoạt.
 - Tiết HĐTTCT là một dạng của HĐGDNGLL, là một hình thức tổ chức giáo dục 
tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể HS 
đoàn kết.
 2.11.Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh:
 Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích của hầu 
hết các học sinh tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các 
trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở 
mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng 
thẳng, gò bó đối với các em. Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các 
em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Ngoài 
ra, việc tổ chức các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại 
với nhau.
 Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi có thể tổ 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.docx