Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2 Trường TH Tản Hồng

doc 30 trang sangkienhay 27/12/2023 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2 Trường TH Tản Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2 Trường TH Tản Hồng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 2 Trường TH Tản Hồng
 1
 UBND HUYỆN BA VÌ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC TẢN HỒNG
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM 
 TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 2
 Lĩnh vực/ Môn: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 
 Cấp học: Tiểu học
 Tên Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thu
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tản Hồng
 Chức vụ: Giáo viên
 Năm học 2022-2023. 3
giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai 
trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. 
 3.2. Các bước thực hiện giải pháp:
 Giải pháp 1: Xây dựng nề nếp lớp học:
 Giải pháp 2:Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
 Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 Cơ sở vật chất nhà trường.Lòng nhiệt huyết của giáo viên.Phụ huynh phối hợp 
cùng giáo viên. 
5. Hiệu quả áp dụng giải pháp:
 Những kinh nghiệm của tôi tuy chưa lớn lao, một số biện pháp tôi đã làm 
cũng rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua 
cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các 
em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, 
mệt nhọc. Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện. 
 Kết quả so sánh trước và sau khi áp dụng sáng kiến.
 Chưa hoàn 
 Sĩ số lớp Hoàn thành tốt Hoàn thành
 thành
 35 hs 
 Số lượng % Số lượng % Số lượng %
 Trước khi áp 
 8 22,9 25 71,4 2 5,7
 dụng
 Sau khi áp dụng 13 37 22 63 0 0 5
 UBND HUYỆN BA VÌ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG TIỂU HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 TẢN HỒNG
 PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
 - Họ tên tác giả:Nguyễn Thị Hồng Thu
 - Tên đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2”. 
 - Lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
 STT Tiêu chuẩn Điểm tối đa
 1 Sáng kiến có tính mới
 1.1 Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên 30
 1.2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá 20
 1.3 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình 10
 1.4 Không có tính mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây 0
Nhận xét:
 2 Sáng kiến có tính áp dụng
 2.1 Có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn ngành hoặc rộng hơn 30
 2.2 Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra một số đơn vị có 20
 cùng điều kiện
 2.3 Có khả năng áp dụng trong đơn vị 10
 2.4 Không có khả năng áp dụng trong đơn vị 0
Nhận xét:
 3 Sáng kiến có tính hiệu quả
 3.1 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa 30
 3.2 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội 20
 3.3 Có hiệu quả, lợi ích phù hợp với mức độ phù hợp tại đơn vị 10
 3.4 Không có hiệu quả cụ thể 0
Nhận xét:
 4 Điểm trình bày
 4.1 Trình bày khoa học, hợp lý 10
 4.2 Trình bày chưa khoa học, chưa hợp lý 5
Nhận xét:
 Tổng cộng: Đánh giá: □Đạt (>70 điểm)□Không đạt 7
 A. PHẦN MỞ ĐẦU.
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 1. Cơ sở lý luận. 
 Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc 
hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu 
dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh 
tiếp tục học Trung học cơ sở.
 Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên 
suốt 10 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các 
hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,và cả hoạt 
động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm 
lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
 Đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng 
học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất 
lượng học tập và năng lực, phẩm chất của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so 
với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có 
tới 1, 2 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận 
động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó một phần nhỏ ảnh 
hưởng từ giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách 
nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện 
pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi 
học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
 Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp 
(từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo 
học sinh của mình từ lớp dưới lên lớp trên. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại 
được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác 
chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự 
học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, nếu giáo viên chủ 
nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng 
học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực 
hiện đồng bộ từ lớp 1 đến lớp 5. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, 
nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú 
ý xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở 
các lớp trên.
 2. Cơ sở thực tiễn
 Bản thân tôi đã liên tục nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Làm công tác 
chủ nhiệm của tôi rất nhẹ nhàng vì là giáo viên giảng dạy đã lâu năm và tích luỹ 
được một số kinh nghiệm chủ nhiệm lớp. Tôi chỉ việc phát huy và sáng tạo thêm 
theo mục tiêu phấn đấu của mình. Nhưng cũng có năm, tôi rất vất vả với công 9
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào công tác chủ nhiệm lớp 
với 3 nội dung cơ bản sau đây:
 1. Xây dựng nề nếp lớp học.
 2. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
 3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 Đó là 3 công việc quan trọng mà tất cả các giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải 
làm. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện từ khi mà Bộ giáo dục 
và Đào tạo tiếp tục phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân 
thiện, học sinh tích cực”. 
 11
 II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
 Làm công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên là không thể thống kê hết được. 
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào 3 nội dung chính sau đây:
 - Xây dựng nề nếp lớp học.
 - Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
 - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 Sau đây là một số biện pháp tôi đã tiến hành:
 1.Biện pháp 1. Xây dựng nề nếp lớp học: 
 1.1. Nắm thông tin về học sinh
 Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, 
muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết 
giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về 
từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác 
điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu 
cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu:
 TỰ GIỚI THIỆU BẢN THÂN
 1. Họ và tên:..
 2. Là con thứtrong gia đình.
 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo):...........................................
 4. Kết quả học tập năm lớp 1 (xuất sắc, vượt trội, trung bình): 
 .......................
 5. Môn học yêu thích:..................................................................................
 6. Môn học cảm thấy khó:...........................................................................
 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)..............................................................
 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:....................................................
 ....................................................................................................................
 9. Sở thích:..................................................................................................
 10. Địa chỉ gia đình: ................................................................................... 
 Số điện thoại của gia đình:......................................................................
 Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng 
học sinh để ghi vào Sổ nhật kí. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về 
học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo 
dục học sinh. Đồng thời gần gũi nói chuyện để tìm hiểu thêm thông tin về gia 
đình, các sở thích, sở trường cũng như mong muốn của các em. 
 1.2. Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp: 
 Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất 
quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi 
nhận lớp mới. Những năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn 13
 Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho 
các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ 
thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng 
và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. 
 Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó báo 
cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được 
khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban 
Cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi 
những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn 
các em cách khắc phục những việc các em chưa làm được. 
 2. Biện pháp 2.Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
 Từ năm học 2008-2009, Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi 
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng 
sống cho học sinh. Qua những năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh 
mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục 
và cho xã hội. Ngay từ năm đầu tiên Bộ phát động phong trào, tôi đã tích cực 
hưởng ứng. Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích 
cực” ở các trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây 
dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học 
sinh tích cực” thì mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an 
toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là 
một ngày vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích 
cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ 
lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho 
học sinh.
 Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến 
hành từng bước như sau: 
 2.1.Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp
 Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được 
trang trí đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và 
cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây: 
 - Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: cho cây trường sinh, cây phát lộc, vào 
bình sứ có hình con vật, rồi đổ nước vào và treo trên cửa sổ. Cây trường sinh và 
cây phát lộc chỉ sống bằng nước và rất ưa râm, lại không có lá úa, lá rụng nên rất 
sạch. Chỉ cần đổ nước thường xuyên là cây sống.
 - Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần 
trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng tổ: mỗi tổ phải sưu tầm tranh ảnh liên 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc