Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 Trường TH huyện Ba Vì
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 Trường TH huyện Ba Vì", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2 Trường TH huyện Ba Vì
Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng ta đã nhận định: “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển hài hòa. Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, thể chất, tình cảm và các kĩ năng cơ bản. Trong đó rèn kĩ năng sống là một mặt giáo dục cần đặc biệt coi trọng và nhất là trong thế kỉ XXI khi sự nghiệp giáo dục đang được đẩy mạnh. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của việc hình thành nhân cách trong công tác giáo dục hiện nay. Giáo dục trong nhà trường luôn là vấn đề cần được quan tâm thì việc rèn kĩ năng sống cho học sinh cũng không kém quan trọng. Bằng nhiều hình thức, nhiều con đường, trong đó việc rèn kĩ năng sống chiếm một vị trí quan trọng. Qua việc rèn kĩ năng sống sẽ trang bị tri thức, hành vi cho trẻ. Đồng thời nó định hướng cho học sinh tiểu học rèn luyện hành vi và thói quen ứng xử tốt. Trong sự phát triển nhân cách của học sinh, việc rèn luyện kĩ năng sống là đảm bảo cho học sinh có được bản lĩnh rõ ràng về nhân cách toàn diện. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một trong năm nội dung được Bộ GD-ĐT phát động thực hiện trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 -2013. Các trường trong toàn huyện đã rất sáng tạo khi lồng ghép việc dạy các kĩ năng sống cho học sinh thông qua các tình huống trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Sau khi Bộ Giáo dục đào tạo đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tuy nhiên, những hoạt động này chưa được chú trọng đúng mức, chưa có quy mô, bài bản. Giữa nhà trường và gia đình đôi khi chưa thống nhất trong mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục học sinh. Đa số giáo viên đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa. 1 / 29 Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 - Bước 5: Xác định tính thực thi và hiệu quả của việc dạy học môn Tiếng Việt. - Bước 6: Đề xuất các biện pháp trong dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục kĩ năng sống học sinh lớp 2 ở Trường Tiểu học. 2. Địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học Trung tâm nghiên cứu Bò , huyện Ba Vì. 3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: giáo viên và học sinh khối 2 Trường Tiểu học Trung tâm nghiên cứu Bò . IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Thời gian nghiên cứu đề tài là năm học 2019 - 2020 ( Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020) - Tháng 9: Khảo sát tình hình thực tế tại lớp. - Từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020: thực hiện các nội dung của đề tài - Tháng 6 năm 2020 hoàn thiện đề tài. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra - khảo sát: Kiểm tra khảo sát, tìm hiểu thực trạng dạy và học Kĩ năng sống lớp 2. Quan sát học sinh thông qua giờ học các môn và hoạt động ngoài giờ lên lớp (Hành động, lời nói, nét mặt, cử chỉ, ) - Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với học sinh để tìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của kĩ năng sống, việc thực hiện kĩ năng này thông qua các hoạt động giáo dục. - Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu, các thông tin để so sánh. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Đối chứng, phân tích các kết quả bằng số liệu thống kê. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dạy trong các tiết học, dạy thực nghiệm áp dụng biện pháp trong các giờ dạy để nâng cao chất lượng dạy học. - Phương pháp kiểm tra đánh giá: Tổng kết, đánh giá kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm. 3 / 29 Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 tốt. “Thân thể khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt”, ngược lại “tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”. Trong cuộc sống thực tế cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ lại, phụ thuộc nhiều vào những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ mà lẽ ra chính trẻ phải tự làm, tự lập dần: rửa chân tay, mặc quần áo,... Khi trẻ bắt đầu gia nhập cuộc sống nhà trường - đi học tiểu học, các em được học thêm những điều chưa hề có trong những năm đầu đời. Khi gia nhập cuộc sống nhà trường các em phải tiến hành hoạt động học - hoạt động nghiêm chỉnh có kỉ cương, nề nếp với những yêu cầu nghiêm ngặt. Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập. Chắc chắn trẻ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ vì thế phải chuẩn bị cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu các em đến trường. Nếu không chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho trẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến những tình huống như: đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói chuyện với bạn bè, không dám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi ra vào lớp,... Đặc điểm quá trình nhận thức của trẻ bao gồm quá trình tri giác, chú ý, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy. Đặc điểm nhân cách của trẻ tiểu học gồm có: tính cách, nhu cầu nhận thức, tình cảm, sự phát triển của năng khiếu. Sự nhận thức của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nhân cách, ảnh hưởng đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng sống của trẻ. Sự nhận thức đúng đắn sẽ giúp trẻ có được kiến thức vận dụng trong cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử phù hợp với yêu cầu chuẩn mực xã hội. Một đặc điểm quan trọng trong lứa tuổi tiểu học là tính hay bắt chước. Học sinh tiểu học thích bắt chước hành vi, cử chỉ, lời nói,... của các nhân vật trong phim, của các thầy cô giáo, của những người thân trong gia đình. Tính bắt chước là con dao “hai lưỡi”, vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng nhiều, cái xấu cũng nhiều. Chính vì vậy những tính cách, hành vi của những người xung quanh là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi, ứng xử của trẻ. 2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 ở trường tiểu học 2.1 Khái niệm về kĩ năng sống Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về kĩ năng sống. Mỗi định nghĩa được thể hiện dưới những cách thức tiếp cận khác nhau. Thông thường, kĩ năng sống được hiểu là những kĩ năng thực hành mà con người cần để có được sự an toàn, cuộc sống khỏe mạnh với chất lượng cao. - Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kĩ năng sống là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, những kĩ năng đó gắn với 4 trụ cột của giáo dục: 5 / 29 Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 cụ thể việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống thông qua tất cả các môn học. Hình thành cho học sinh những hành vi, những thói quen tốt thông qua việc giảng dạy các môn học Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội, ... một cách linh hoạt sao cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, giúp học sinh cảm thấy thoải mái, không bị gò ép mà luôn tự giác tham gia các hoạt động do giáo viên tổ chức, hướng dẫn. Để việc lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống vào các môn học đạt hiệu quả, trong buổi sinh hoạt tổ chuyên môn cần đưa ra bàn bạc thống nhất các nội dung giáo dục kĩ năng sống phù hợp với từng môn học qua từng bài dạy trong mỗi tuần và khi soạn bài phải đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống vào ngay mục tiêu của bài học, phải thể hiện trong giáo án của từng bài. Các môn học như Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Thủ công, ... nội dung những bài học này đã được lựa chọn rất kĩ lưỡng, trong mỗi nội dung đó đều chứa đựng nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tìm hiểu về thiên nhiên, đất nước, con người, ... 1.2.2.2. Giáo dục kĩ năng sống thông qua các hoạt động ngoài giờ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể là một trong những phương thức giáo dục có hiệu quả mà không bị gò bó, cứng nhắc. Thông qua hoạt động tập thể để giáo dục kĩ năng sống nhằm tác động đến học sinh, rèn luyện thêm một số kỹ năng cho học sinh: giữ gìn trật tự nơi công cộng, tinh thần giúp đỡ bạn bè, khả năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các em tự tin, mạnh dạn khi tiếp xúc giao tiếp nơi đông người, ... Thông qua hoạt động tâp thể, các em sẽ được vận dụng vốn kiến thức, ngôn ngữ nói vào trong thực tế đời sống, bổ sung vốn kinh nghiệm trong sinh hoạt tập thể ở nhà trường, gia đình và xã hội. Do vậy, cần thiết phải có biện pháp tổ chức các hoạt động sao cho đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, để tạo cho học sinh những xúc cảm thẩm mĩ, tình cảm trong sáng, lành mạnh, phù hợp với niềm tin và hành vi đạo đức của lứa tuổi học sinh Tiểu học. Tóm lại, để rèn luyện kĩ năng sống nên cho các em chơi những trò chơi tương tác, những trò chơi dân gian để các em rèn luyện tính tập thể, khả năng làm việc nhóm; cho các em di thăm quan các di tích lịch sử, thăm quan thắng cảnh; tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường; tham gia các trò chơi vận động, trò chơi đối kháng để từ dó xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm. Kĩ năng sống sẽ được hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong chính những môi trường hoạt động cụ thể như vậy. 1.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 ở trường tiểu học 7 / 29 Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 tiểu học là ngoài những kiến thức phổ thông về Toán, Khoa học và Nhân văn, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng. Vì thế đây cũng là nỗi lo lắng, đặt ra cho giáo viên đứng lớp cũng như các nhà quản lý những suy nghĩ, trăn trở. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Khảo sát thực tế a. Giáo viên: + Thuận lợi: Trường tôi đang công tác là một trường thuộc vùng miền núi của huyện Ba Vì - Hà Nội. Trường được thành lập từ năm 1958 (60 năm), với bề dày lịch sử về công tác xây dựng và phát triển giáo dục ở địa phương. Năm học 2019 - 2020 trường có 1371 học sinh với tổng số 36 lớp học, đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên gồm 62 đồng chí, đạt trình độ chuẩn 100% trong đó trên chuẩn là 95%, đội ngũ nhân viên nhiệt tình. Bố mẹ các em đa số làm nghề nông, đời sống còn khó khăn. trình độ dân trí thấp. Cơ sở vật chất: Trường có 3 khu (1 khu chính và 2 khu lẻ), có đủ sổ phòng học, phòng chức năng, có diện tích sân chơi, sân tập rộng, Trong hoạt động chuyên môn dạy và học, nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới PPDH phù hợp với nội dung chương trình. Bản thân giáo viên luôn phấn đấu, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy với học sinh, tích cực thực hiện mục tiêu nhà trường đề ra. Nắm bắt phương pháp giảng dạy và vận dụng sáng tạo. Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn qua công tác dự giờ, kiểm tra, chuyên đề, tạo mọi điều kiện hỗ trợ giúp giáo viên giảng dạy tốt Nhà trường luôn khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp để giúp học sinh hứng thú học tập trước tất cả các môn học. + Khó khăn: Giáo viên Tiểu học được trang bị kiến thức dạy rất nhiều môn học nên điều kiện nghiên cứu chuyên sâu về một môn học nào đó còn hạn chế. Sách giáo khoa mới dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin. Phương pháp dạy học truyền thống đã chiếm lĩnh một thời gian dài. Nó đi sâu vào tiềm thức và thói quen dạy học của người giáo viên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho dạy học của nhà trường còn nhiều hạn chế. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải thông qua 9 / 29
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_song_cho.doc