SKKN Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2, 3

doc 20 trang sangkienhay 19/10/2023 1720
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2, 3

SKKN Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 2, 3
 I. Phần mở đầu
 I.1. Lý do chọn đề tài
 Bác Hồ đã từng nói: “Khi ngủ ai cũng như lương, thiện
 Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
 Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
 Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo hướng “Công 
nghiệp hóa – hiện đại hóa” nhân tố con người là quan trọng nhất. Chính vì lẽ đó 
mà giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu giáo dục là đào tạo 
các em học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện; có đạo đức, tri 
thức, sức khỏe và thẩm mỹ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
 Để thực hiện được mục tiêu giáo dục thì trách nhiệm của người giáo viên 
phải nâng cao và được đặt lên hàng đầu trong việc “trồng người”. Đặc biệt năm 
học 2014 – 2015 là năm học đầu tiên thực hiện thông tư 30/2014/TT – BGDĐT 
ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về 
cách đánh giá học sinh tiểu học. Thời gian thực hiện từ 15/10/2014. 
 Như chúng ta đã biết “Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng”. Người thầy trong 
giai đoạn giáo dục hiện nay, không còn giữ vai trò trang bị kiến thức cho học 
sinh mà phải biết định hướng đúng đắn, giúp học sinh phát triển toàn diện về 
năng lực và phẩm chất đạo đức. Đánh giá được sự tiến bộ của học sinh theo giai 
đoạn về các mặt cụ thể: kiến thức, kĩ năng; năng lực; phẩm chất của từng em. 
Cho nên trong quá trình dạy học, giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan 
trọng trong việc quản lí và giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện. Để 
góp một phần công sức nhỏ bé của bản thân vào công việc giáo dục học sinh trở 
thành con ngoan, trò giỏi. Qua nhiều năm thực dạy và làm công tác chủ nhiệm 
lớp. Trong quá trình quản lí các em và dạy các môn học ở Tiểu học, tôi mạnh 
dạn xin trao đổi cùng các anh, chị em đồng nghiệp “Một vài kinh nghiệm làm 
tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2,3 
trường Tiểu học Hà Huy Tập”.
 1 tin, dễ nghe lời dạy của thầy cô góp phần hình thành và phát triển nhân cách của 
các em một cách có hiệu quả.
 Giáo dục được học sinh có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức là đã đào 
tạo cho xã hội những chủ nhân tương lai. Đối với gia đình có được con ngoan. 
Đối với nhà trường có được trò giỏi, đây là một niềm vui đối với người làm 
công tác giáo dục.
 II.2. Thực trạng
 a. Thuận lợi và khó khăn
 - Thuận lợi
 Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sâu sát, luôn quan tâm và tạo điều kiện 
đến việc dạy và học của giáo viên - học sinh. Chính vì lẽ đó bản thân của mỗi 
giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và 
trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. Mấy năm gần đây chất lượng giáo dục 
cũng như chất lượng tham gia các phong trào của học sinh đã có những bước đột 
phá đáng ghi nhận.
 Nhu cầu học, nâng cao kiến thức của học sinh nhận được sự quan tâm và 
ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh ngày càng tăng. Hầu hết gia đình các 
em đều có điện thoại tiện cho việc liên hệ giữa nhà trường và gia đình khi có vấn 
đề cần trao đổi liên quan đến học sinh hoặc cần sự hỗ trợ của phụ huynh. 
 Nhà trường được đầu tư về cơ sở vật chất và mọi điều kiện xây dựng 
trường chuẩn quốc gia mức độ một và cũng là trường may mắn được nằm trong 
danh sách thực hiện mô hình trường học mới VNEN nhân rộng của phòng 
GD&ĐT Krông Ana. 
 Học sinh hầu hết là dân tộc Kinh.
 Các em còn nhỏ nên dễ vâng lời thầy cô. 
 Giáo viên chủ nhiệm cũng chính là giáo viên dạy các môn học nên việc 
tiếp xúc, trao đổi với phụ huynh rất thuận lợi.
 Giáo viên giảng dạy nhiệt tình, có uy tín, có trách nhiệm cao.
 - Khó khăn
 3 Hàng tháng có sự đánh giá, xếp loại trong tổ khối. Cuối học kì, cuối năm 
học được nhà trường xếp loại thi đua các lớp có khen thưởng, động viên khích lệ 
kịp thời.
 Nhiều năm liền lớp tôi chủ nhiệm đều được xếp loại xuất sắc. Được phụ 
huynh tin yêu khi dạy con em họ.
 - Mặt yếu
 + Trong lớp, điều kiện sống của các em không đồng đều. Cha mẹ các em 
từ các vùng quê khác nhau đến sinh sống cùng địa bàn nên phong tục tập quán 
của mỗi gia đình khác nhau. Việc tạo điều kiện cho các em thực hiện hoạt động 
ở nhà của một số gia đình chưa thực sự tốt.
 + Một số phụ huynh khả năng hướng dẫn con thực hiện hoạt động ứng 
dụng ở nhà còn gặp khó khăn.
 + Học sinh còn nhỏ, sống ở vùng nông thôn nên chưa mạnh dạn, tự tin 
trong giao tiếp. Kĩ năng sống của các em còn hạn chế. Hầu hết các em chưa chủ 
động trong quá trình thực hiện các hoạt động ở trường.
 + Một phần ba học sinh của lớp có hoàn cảnh khó khăn có em một mình 
mẹ nuôi, em thì ông bà nuôi vì cả bố và mẹ đều có cuộc sống riêng. Đặc biệt có 
một em bố mất mẹ đi làm xa không đủ điều kiện nuôi con nên em phải ở với nhà 
chùa để nương tựa. 
 + Qua thực tế và kết quả khảo sát đầu năm học cho thấy nề nếp tự quản, kĩ 
năng giao tiếp, kĩ năng sống và chất lượng học tập của học sinh chưa cao. 
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
 Trong công tác chủ nhiệm, được sự giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình của hội cha 
mẹ học sinh của lớp. Một số phụ huynh chăm sóc, tạo điều kiện để con em mình 
học tốt.
 Nhà trường cùng với giáo viên tháo gỡ những thắc mắc, phản hồi từ phía 
học sinh và phụ huynh nếu có.
 Đối tượng học sinh còn nhỏ nên thời gian đầu năm học giáo viên rất 
vất vả.
 5 Giáo viên chủ nhiệm là “cầu nối” giữa nhà trường với gia đình và các tổ 
chức xã hội. Là người tổ chức phối hợp, liên kết các lực lượng trong quá trình 
thực hiện mục tiêu giáo dục nhằm mục đích tạo ra sản phẩm giáo dục phát triển 
toàn diện.
 Thúc đẩy phong trào dạy và học theo hướng đổi mới đạt mục tiêu đề ra.
 Thực hiện tốt Thông tư 30/2014/TT – BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về cách đánh giá học sinh tiểu 
học. Thời gian thực hiện từ 15/10/2014. 
 Rèn luyện cho học sinh phát huy được tiềm năng vốn có đồng thời khắc 
phục yếu điểm còn mắc phải.
 Giáo viên không ngừng rèn luyện để hoàn thiện mình. Luôn biết cập nhật 
thông tin kịp thời để có biện pháp giáo dục phù hợp, khoa học. Nâng cao lòng 
yêu nghề, mến trẻ.
 b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
 - Nội dung
 Công tác chủ nhiệm là một việc làm từ trước đến nay nhưng người làm 
công tác chủ nhiệm ít đặt ra câu hỏi như thế nào là công tác chủ nhiệm. Quá 
trình làm công tác này chúng ta tạm quy định với nhau: Công tác chủ nhiệm là 
hệ thống những kế hoạch, những biện pháp mà người giáo viên đưa ra nhằm tổ 
chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các hoạt động ở trường. Hơn thế nữa giúp 
học sinh có được phẩm chất đạo đức tốt; hoàn thiện về phẩm chất, năng lực và 
kiến thức, kĩ năng. 
 Hưởng ứng thực hiện mô hình trường Tiểu học mới VNEN tại Việt Nam 
mà trường đang thực hiện năm thứ hai. Người làm công tác chủ nhiệm phải thực 
sự năng động về mọi mặt và bắt buộc phải thay đổi cách làm truyền thống đã 
được coi là lạc hậu thì mới thực hiện chương trình có hiệu quả đúng như mục 
tiêu đã đặt ra. Làm tốt công tác chủ nhiệm giúp các em được làm theo suy nghĩ 
của minh, vận dụng vốn sống để giải quyết vấn đề trong cuộc sống, phát huy được 
 7 trong các hoạt động giáo dục để ban giám hiệu có sự xem xét, giải đáp hoặc sửa 
đổi cho phù hợp với thực tế.
 Có khả năng phát hiện ra mặt mạnh của từng em để bồi dưỡng.
 Các biện pháp thực hiện
 * Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra cách giáo dục phù hợp.
 - Khảo sát đối tượng học sinh thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ 
nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp, qua phụ huynh học sinh của lớp, qua việc thực 
hiện các hoạt động.
 - Tiến hành phân loại đối tượng học sinh để có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể:
 + Học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
 + Học sinh còn rụt rè.
 + Học sinh có năng lực và ý thức tự giác.
 + Học sinh cá biệt.
 * Họp phụ huynh lớp đầu năm để thông báo tình hình chung của lớp. Tình 
hình cụ thể từng em qua thời gian thực dạy các em đầu năm học. Thông qua mục 
tiêu và nhiệm vụ cụ thể của lớp phải thực hiện trong năm học. Từ đó cùng với 
phụ huynh có kế hoạch phối kết hợp để giáo dục các em đạt mục tiêu, nhiệm vụ 
đề ra. Nếu phụ huynh không biết họ phải làm gì thì khi đó giáo viên phải đặt 
mình là phụ huynh của con để chia sẻ tránh ho nghĩ rằng cô chỉ đạo họ làm. 
Giáo viên phải có cách thuyết phục để gỡ bỏ được mọi rào cản làm cho cô và 
cha mẹ là những người cùng đồng hành trong quá trình giáo dục nói chung và 
giáo dục con em họ nói riêng. Khi đó giáo viên không còn phải tự gánh nặng 
trách nhiệm một mình mà sẽ được sẻ chia, ủng hộ từ phía phụ huynh.
 - Kĩ năng tổ chức cuộc họp phải thể hiện được đây là một buổi trao đổi để 
nắm bắt tình hình học tập và sinh hoạt của các em ở trường cũng như ở nhà. 
Đồng thời trao đổi kinh nghiệm về cách giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
 - Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp (giáo viên định hướng để phụ 
huynh bầu ra những người năng nổ, nhiệt tình, có khả năng nắm bắt điều kiện và 
 9 kịp thời với giáo viên khi gia đình gặp khó khăn trong việc giáo dục các em ở 
nhà.
 - Lấy thông tin về chỗ ở, số điện thoại của từng phụ huynh. Đồng thời 
cho phụ huynh biết số điện thoại của giáo viên để liên lạc khi cần thiết.
 GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN
 1. Họ và tên học sinh:
 2. Năm sinh:
 3. Dân tộc:.
 4. Đặc điểm gia đình (con thương binh – liệt sĩ, có công với cách mạng, 
 con hộ nghèo)
 5. Gia đình có mấy con..Em là con thứ mấy
 6. Sống chung:..
 7. Họ tên cha, mẹ hoặc người thân
 8. Địa chỉ của gia đình:..
 9. Số điện thoại để liên lạc:.
 10. Kết quả học tập năm lớp 2:.
 11. Môn học yêu thích:
 12. Môn học cảm thấy khó:..
 13. Góc học tập ở nhà (có, không)
 14. Em sợ nhất điều gì?:..
 15. Những người bạn thân nhất của em:
 16. Sở thích:..
 * Trao đổi tâm sự với các em để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cụ thể của 
từng học sinh. Đồng thời tìm hiểu về nguyên nhân thông qua gia đình. Khi làm 
việc này giáo viên phải biết cách đồng cảm, chia sẻ và hết sức tế nhị tránh làm 
các em bị tổn thương.
 11 chị em ăn, buổi chiều đi học. Tôi đã ra nhà lấy sổ hộ nghèo, lên xã phô tô công 
chứng để nộp cho em kịp thời.
 + Đối với những em thiếu tình yêu thương của bố mẹ giáo viên phải là 
người gần gũi để các em chia sẻ vui buồn trong cuộc sống.
 VD: Em Võ Trung Nguyên hoàn cảnh đặc biệt nên em phải ở chùa để 
nương tựa. Đây cũng là một học sinh khá đặc biệt của lớp 2A năm học 2013-
2014 do giáo viên khác chủ nhiệm. Nhận lớp đầu năm biết là em thiếu tình yêu 
thương của gia đình và tính tình hơi ngang ngược. Tôi nghiêm khắc để xem thái 
độ của em như thế nào. Em vẫn không thay đổi và hình như em vẫn cho những 
việc mình làm đêu tốt nên chẳng có gì phải ngại. Tôi trực tiếp sang gặp sư thầy 
đầu tiên là để giới thiệu cô giáo chủ nhiệm của Nguyên để tiện cho các lần gặp 
gỡ trao đổi về tình hình học tập của Nguyên tiếp theo. Sau khi gặp tôi đã được 
sư thầy cho biết cách sinh hoạt và dạy dỗ của nhà chùa. Từ đó tôi gặp riêng em 
trò chuyện và hỏi để biết tâm tư nguyện vọng của em. Nghe các bạn của Nguyên 
kể, có lần mẹ Nguyên về chùa thăm em nhưng em không chào mẹ, mặc dù sư 
thầy có bảo em. Tôi cho em biết mẹ của em chính là học trò cũ của cô, Nguyên 
làm mẹ buồn, cô cũng cảm thấy buồn vì trước đây mẹ con cũng khổ và cô cũng 
rất thương mẹ con. Qua câu chuyện em hỏi tôi “ Cô ơi mẹ của con cũng học cô 
hả” và tôi cảm nhận được lúc đó em rất vui. Tôi phân tích để em thấy được mẹ 
em cũng rất buồn khi phải đi làm ăn xa, gửi em cho nhà chùa và em đã hứa với 
tôi sẽ không làm mẹ buồn nữa. Tôi hỏi xem em thích gì nhất. Em nói, em thích 
trời mưa để được thầy đội dù đưa em đi học như các bạn được bố mẹ đưa đón. 
Từ đó tôi thường xuyên gần gũi và chia sẻ với em như một người mẹ. Khi em có 
lỗi tôi gặp riêng em để giáo dục, luôn động viên khen ngợi kịp thời. Thỉnh 
thoảng tôi mua cho em cái bút hoặc cuốn vở nháp Đối với trường hợp này tôi 
luôn chủ động gặp sư thầy thường xuyên để thông báo tình hình học tập và rèn 
luyện của em ở trường. Đồng thời nắm bắt tình hình tự rèn luyện của em, có 
biện pháp phối kết hợp để giáo dục em tốt hơn.
 13

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_lop_nham.doc