Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TT RẠNG ĐÔNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC Lĩnh vực (mã)/cấp học: Hoạt động trải nghiệm (13)/Tiểu học Tác giả: ĐỖ HỒNG DUY Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông Đồng tác giả: NGUYỄN THỊ NGOÃN Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông Nghĩa Hưng, ngày 30 tháng 7 năm 2020 BÁO CÁO SÁNG KIẾN PHẦN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Đặt vấn đề Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN) cho học sinh (HS) phổ thông nói chung và HS tiểu học nói riêng là vô cùng quan trọng. Nhờ hoạt động này, năng lực HS sẽ hình thành và phát triển, kết hợp một cách hiệu quả nhất giữa học lí thuyết và thực hành. Với HS tiểu học, HĐTN sẽ giúp cho các em được rèn kĩ năng sống. Đồng thời, HĐTN góp phần giúp HS hình thành những đức tính: chăm chỉ, chịu khó, biết đồng cảm, biết quan tâm, biết sẻ chia, biết yêu lao động, yêu những người lao động, biết trân trọng những thành quả lao động. Thiết kế được HĐTN phù hợp và cách thức tổ chức các HĐTN là những điều mà không ít giáo viên (GV) còn lúng túng. Để giúp cán bộ quản lí, GV dễ dàng thực hiện hoạt động quan trọng này, chúng tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học. 2. Khách thể, đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Những biện pháp tổ chức HĐTN và cách thiết kế HĐTN. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học. 3. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ sáng kiến này chúng tôi tập trung nghiên cứu “Thiết kế và tố chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học ” tại Trường Tiểu học Thị trấn Rạng Đông. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp tìm hiểu thực tế. - Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê. - Phương pháp thực nghiệm. 5. Điểm mới của sáng kiến Chỉ ra được những biện pháp tổ chức và thiết kế một số HĐTN cho HS theo mô hình trường học mới Việt Nam giúp nhằm hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS. Các em biết yêu quý những người lao động và biết trân trọng những thành quả lao động do họ làm ra. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng tổ chức HĐTN ở trường tiểu học Việc tổ chức HĐTN thực ra đã được các trường tiểu học thực hiện nhiều năm nay. Có trường, có GV tổ chức cho HS đi thăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đi thăm gia đình bạn nghèo, tổ chức hoạt động trải nghiệm tập làm người nông dân, trải nghiệm một ngày làm chiến sĩ... Có những HĐTN đem lại kết quả tốt cho các em song cũng có những hoạt động còn ít nhiều mang tính hình thức. Nhìn chung, những hoạt động này chưa được tổ chức một cách thường xuyên và chưa có chiều sâu. 1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến HĐTN chưa có hiệu quả Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm chưa có sự thống nhất chỉ đạo chung. Từ trước đến nay, một số HĐTN ngoài nhà trường thường làm riêng lẻ theo các lớp, ít khi làm theo cấp khối. Vì vậy, việc nâng cao “kĩ năng sống” cho các em chưa thật được chú trọng một cách toàn diện. HĐTN thành công hay không phụ thuộc vào sự hứng thú, say mê và khả năng tổ chức của mỗi GV. Ban tổ chức hoạt động ở cấp khối, cấp trường chưa huy động được năng lực tổng thể của GV. Vì vậy, việc tổ chức HĐTN chưa thực sự hiệu quả. Chuẩn bị điều kiện cho mỗi HĐTN cần có thời gian và nguồn lực nhưng thực tế những điều kiện cần thiết đó vẫn còn thiếu thốn. Mối quan hệ giữa nhà trường, GV với cha mẹ HS trong quá trình trao đổi, lập kế hoạch, tổ chức cho HS tham gia các HĐTN nhất là hoạt động ngoài trường học có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên. Vẫn còn một số GV chưa biết cách tổ chức HĐTN ngoài lớp học. Khi GV tổ chức trải nghiệm cho HS, phần lớn GV còn làm thay HS. HS thụ động tham gia, không được thể hiện khả năng của mình nên tác dụng của HĐTN chưa cao. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1. Mục tiêu của giải pháp Tìm ra được những biện pháp tổ chức các HĐTN trong trường tiểu học. Thiết kế được một số HĐTN phù hợp. 2.2. Một số yêu cầu chung Cần có sự thống nhất trong chỉ đạo chung từ Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn tới GVCN. Việc thống nhất trong chỉ đạo sẽ dẫn đến thống nhất trong hành động. Ban chỉ đạo phải thống nhất về mục đích, nội dung... của từng HĐTN và kế hoạch này được triển khai đến từng GV. Phải có sự chuẩn bị về thời gian, nguồn lực,... nhất định. Khi đã có kế hoạch, ban tổ chức (từng cấp) phải xác định cụ thể thời gian, phương tiện đi lại (tuỳ khoảng cách xa gần), chuẩn bị đồ ăn, nước uống, dụng cụ lao động (nếu cần) hoặc bài phát biểu, những tiết mục văn nghệ để phục vụ cho HĐTN. Chuẩn bị càng kĩ thì HĐTN càng đạt hiệu quả cao. Mối quan hệ giữa GV, nhà trường với các bậc phụ huynh HS cần chặt chẽ hơn. Cần họp, trao đổi cụ thể để thống nhất với phụ huynh chuẩn bị thật kĩ cho trong quá trình các em tham gia HĐTN ở trong lớp, ngoài lớp. - Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN phù hợp với mục đích, hoàn cảnh, đối tượng tham gia ngoài lớp học, ngoài cộng đồng. - Nắm vững mục đích của HĐTN. - Từ đầu năm học, GV cần giới thiệu về mục đích, các hình thức tổ chức HĐTN trong nhà trường, ngoài xã hội. - Chủ động liên hệ với phụ huynh để nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cha mẹ HS. - Chủ động liên hệ, trao đổi với GV trong trường, trong khối để học tập những kinh nghiệm của đồng nghiệp trong việc tổ chức HĐTN. - Cùng HS chuẩn bị tốt nội dung HĐTN. + Với HS lớp 3-4-5, GV cần giao việc cụ thể cho ban chỉ đạo HĐTN củalớp, cho từng cá nhân. GV chỉ hướng dẫn những điểm cơ bản, còn chủ yếu để cho các em sáng tạo trong việc chuẩn bị nội dung và thực hiện HĐTN. + Với HS lớp 1-2, những việc chính GV chịu trách nhiệm, chỉ giao cho HS những công việc mà lứa tuổi (6-7 tuổi) có thể tự làm được. 2.4. Nội dung, hình thức tổ chức các HĐTN Chương trình giáo dục phổ thông mới, HĐTN được xếp vào giờ học chính khoá. Mục đích của hoạt động này là giúp HS không chỉ được học lí thuyết mà còn được thực hành. “Học đi đôi với hành” sẽ giúp các em phát triển một cách toàn diện. Ta có thể chia HĐTN thành hai hình thức tổ chức: tổ chức HĐTN trong nhà trường và tổ chức HĐTN ngoài nhà trường. Tổ chức HĐTN xuyên suốt 5 khối lớp. Vì vậy, các bước tổ chức cho các khối lớp là cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau về một số hình thức và mức độ yêu cầu. Để HĐTN đạt kết quả cao, GV cần căn cứ vào đối tượng HS ở từng khối lớp để xác định cụ thể mục đích, nội dung, phương tiện, địa điểm, cách thức tiến hành... Từ đó GV cùng HS chuẩn bị đầy đủ điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần cho buổi trải nghiệm. Với HS khối 1-2, nhiệm vụ của GV tương đối nặng nề vì HS còn nhỏ. GV cần trao đổi, bàn bạc cụ thể với cha mẹ HS trước buổi HĐTN. Với HS khối 3-4-5, GV cần bàn cụ thể với lớp về kế hoạch trải nghiệm. GV có thể giao cho HS một số việc phù hợp với lứa tuổi. Những công việc nào quá với sức của các em, GV cần bàn với cha mẹ HS để cha mẹ HS giúp đỡ. GV có thể dựa vào cách tổ chức HĐTN chung dưới đây để tổ chức cho hoạt động của lớp mình đạt hiệu quả tốt nhất. A. Tổ chức HĐTN trong nhà trường 2.4.1. HĐTN '1: Làm báo tường Có nhiều hình thức làm báo như báo ảnh, báo quyển, báo tường.Ở cấp tiểu học, hình thức thông dụng là làm báo tường. Báo tường là tờ báo chung của một tổ, một lớp được thực hiện ngoài giờ chính khoá. Mọi thành viên trong tổ hoặc lớp đều có quyền và nhiệm vụ tham gia viết bài theo các chủ đề do lớp, Sao Nhi đồng, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoặc nhà trường phát động. 2.4.1.1. Mục đích của làm báo tường - Tuyên truyền, giáo dục hướng về hoạt động kỉ niệm ngày lễ lớn của dân - GV nêu tiêu chuẩn đối với những em được bầu vào ban biên tập: viết chữ đẹp, vẽ đẹp, biết cách trình bày. HS có thể xung phong hoặc GV chỉ định (GV cần nắm rõ năng lực của mỗi HS trong lớp mình chủ nhiệm). - Xác định chủ đề để các thành viên trong lớp viết bài, vẽ tranh theo chủ đề đã xác định. - Xác định thời hạn HS nộp bài cho GV chủ nhiệm để thầy (cô) lựa chọn, sửa lỗi. - Xác định thời gian, địa điểm ban biên tập làm việc. - Xác định thời hạn nộp báo tường để chấm hoặc trưng bày trên lớp. - Nhận xét, đánh giá sau khi có kết quả: Nếu báo tường để thi toàn trường đạt kết quả tốt, GV cần kịp thời khen ngợi cả lớp, khen ngợi ban biên tập, khen ngợi HS có bài được chọn đăng báo. Nếu đạt kết quả chưa cao, GV động viên, chỉ rõ điểm cần điều chỉnh, cần cố gắng cho lần ra số báo sau. * Ghi chú: - Trong quá trình HS làm báo, GV cần theo dõi kịp thời để hỗ trợ HS. - Hình thức làm báo tường chủ yếu dành cho HS từ lớp 2 trở lên. Các em học sinh đang tự tay trang trí tờ báo lớp mình Sản phẩm của cá nhân HS a. Chuẩn bị cho hoạt động - Thành lập Ban tổ chức hoạt động trải nghiệm. - Ban tổ chức phổ biến kế hoạch của hoạt động: + Thời gian tổ chức. + Nội dung trải nghiệm: • Nội dung thứ nhất: Thi văn nghệ (hát múa, tiểu phẩm), hùng biện, tranh luận, vẽ tranh, ... có nội dung về an toàn giao thông. • Nội dung thứ hai: Nhận diện biển báo an toàn giao thông. • Nội dung thứ ba: Thực hành một số tình huống tham gia giao thông do cảnh sát giao thông điều hành. + Đối tượng tham gia: Tất cả HS. + Đối tượng trực tiếp giao lưu: Số lượng của từng lớp theo quy định. + Địa điểm giao lưu + Bầu ban giám khảo, xây dựng biểu đánh giá cho từng nội dung. + Chuẩn bị đầy đủ một số kiểu biển báo giao thông thường gặp, chuẩn bị sơ đồ trong sân trường. + Mời Đội cảnh sát giao thông huyện Nghĩa Hưng tham gia Ban giám khảo, tổ chức một số tình huống chấp hành điều lệnh cảnh sát giao thông. - Phổ biến cụ thể kế hoạch tổ chức hoạt động tới các lớp. - Căn cứ vào nội dung giao lưu, GV chủ nhiệm phổ biến cụ thể cho HS. - GVCN tổ chức cho HS chuẩn bị tập luyện tại lớp. - Chọn những HS thể hiện tốt nhất ở từng nội dung để đăng kí giao lưu cấp trường, theo số lượng quy định. b. Trong HĐTN - Ban tổ chức tuyên bố lí do của buổi HĐTN. - Thi văn nghệ về chủ đề an toàn giao thông. - Thi nhận diện các biển báo an toàn giao thông đường bộ. - Thi thực hành một số tình huống chấp hành điều lệnh cảnh sát giao thông khi tham gia giao thông. c. Khi HĐTN đã hoàn thành - Trưởng ban tổ chức nhận xét và chốt lại những nội dung các em cần ghi nhớ: + Phải đi đúng đường quy định. + Phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy. + Sang đường đúng làn dành cho người đi bộ. + Không đi dàn hàng ngang trên đường. + Nhắc phụ huynh nếu phụ huynh phóng nhanh, vượt ẩu. - Trao phần thưởng cho đội thắng trong cuộc thi. - Kết thúc buổi hoạt động. 2.4.3. HĐTN 3: Trò chơi “Rung chuông vàng” 2.4.3.1. Mục đích của trò chơi Tạo sân chơi trí tuệ, củng cố, khắc sâu, mở rộng, nâng cao kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục... Luyện tập phản ứng nhanh khi chọn lựa câu trả lời. Khích lệ tinh thần thi đua của HS. 2.4.3.2. Cách tiến hành a. Chuẩn bị Thành lập Ban tổ chức trò chơi, Trưởng Ban tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên: Chuẩn bị bộ câu hỏi cho từng khối lớp, chuẩn bị cơ sở vật chất (Hội trường thi, quả chuông vàng, bảng, phấn, khăn lau bảng, phần thưởng...), MC dẫn chương trình, GV giám sát HS làm bài và hướng dẫn các em trả lời sai ra khỏi vị trí dự thi, quy định về số HS mỗi lớp được tham gia. b. Trong HĐTN HS vào vị trí, MC dẫn chương trình đọc câu hỏi, HS trả lời theo hình thức trắc nghiệm. HS ghi phương án lựa chọn trong số đáp án A, B, C hoặc D vào bảng con. Các em chỉ viết câu trả lời ở một số trường hợp cụ thể. Sau 10 giây, khi có hiệu lệnh, tất cả HS phải giơ bảng. Em nào trả lời đúng được ở lại thi tiếp. Những em trả lời sai, được GV hướng dẫn ra khỏi vị trí thi. Cứ lần lượt như vậy cho đến kết quả cuối cùng. Trường hợp đặc biệt, đến câu hỏi cuối cùng mà có hai em đều làm đúng thì cả hai em đó được lên rung chuông vàng. c. Khi HĐTN hoàn thành - Cho một vài HS nói lên suy nghĩ của mình sau HĐTN. - Ban tổ chức nhật xét về HĐTN. HS tham gia phần thi “Rung chuông vàng” tại Ngày hội giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu, năm học 2015-2016
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_to_chuc_hoat_dong_trai_ngh.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học.pdf