Sáng kiến kinh nghiệm Phụ đạo học sinh yếu kém Lớp 2 đạt hiệu quả

doc 12 trang sangkienhay 19/10/2023 2190
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phụ đạo học sinh yếu kém Lớp 2 đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phụ đạo học sinh yếu kém Lớp 2 đạt hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Phụ đạo học sinh yếu kém Lớp 2 đạt hiệu quả
 MỤC LỤC
 A. PHẦN MỞ ĐẦU Trang
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Mục đích, phương pháp nghiên cúu 2
 1. Mục đích nghiên cứu 2
 2. Phương pháp nghiên cứu 2
III. Giới hạn của đề tài 2
IV. Kế hoạch thực hiện 3
 B. PHẦN NỘI DUNG 4
I. Cơ sở lý luận 4
II. Cơ sơ thực tiễn 4
III. Thực trạng của việc bồi dưỡng học sinh yếu kém đạt hiệu quả 4
trong trường tiểu học
 1. Thuận lợi 4
 2. Khó khăn 4
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề 5
V. Hiệu quả áp dụng 8
 C.KẾT LUẬN 9
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác 9
II Khả năng ứng dụng, triển khai 9
III. Bài học kinh nghiệm. 9 khá, học sinh giỏi phải đạt kết quả cao hơn nữa, đặc biệt là đưa học sinh yếu, kém đạt 
học sinh trung bình để cuối năm không có học sinh yếu, học sinh lưu ban (vì hiện nay 
đang duy trì, củng cố thành tựu phổ cập giáo dục Tiểu học - Chống mù chữ, đẩy mạnh 
thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Đó là một trong những nhiệm vụ, 
mục tiêu của năm học đề ra cho từng lớp, từng cấp. 
 Nâng cao chất lượng văn hóa, rèn luyện và giáo dục tư cách đạo đức cho học sinh 
tốt sẽ hạn chế được học sinh yếu kém, lưu ban. Do đó sự giúp đỡ của giáo viên đối với 
học sinh là rất quan trọng, làm sao cho các em từng bước học tập có kết quả, từ đó gây 
lòng tự tin hứng thú cố gắng học tập. Những học sinh phát triển bình thường có đều có 
khả năng tiếp thu chương trình và đạt yêu cầu quy định. Trong thực tế thì trong một 
lớp học số học sinh đạt kết quả thấp tương đối nhiều? Nguyên nhân do đâu? Vì sao? 
Đó là những băn khoăn của bản thân tôi và cũng là lý do mà tôi chọn làm đề tài “Phụ 
đạo học sinh yếu kém lớp 2 đạt hiệu quả”.
II. Mục đích, phương pháp nghiên cứu
 1.Mục đích nghiên cứu:
 Mục đích nghiên cứu là mong muốn tập hợp nhiều ý kiến, nhiều giải pháp và kinh 
nghiệm, để chia sẽ, trao đổi nhằm thực hiện có chất lượng hơn công tác phụ đạo HS 
yếu; Giúp giáo viên dạy lớp dễ dàng áp dụng mang lại hiệu quả cao hơn trong giáo dục 
HS yếu. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu 
ban. Thực hiện tốt “Nói không với học sinh ngồi nhầm lớp”, thực hiện đúng mục tiêu 
giáo dục đã đề ra.
 2. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp thống kê.
 - Phương pháp phỏng vấn.
 - Phương pháp phân tích tổng hợp.
 - Phương pháp so sánh. 
 - Phương pháp thực hành.
III. Giới hạn của đề tài:
 2 B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
 - Một học sinh bình thường về mặt tâm lý, không có bệnh tật đều có khả năng 
tiếp thu kiến thức theo yêu cầu phổ cập của chương trình tiểu học hiện nay. 
 - Những học sinh yếu kém vẫn có thể đạt yêu cầu của chương trình nếu được 
hướng dẫn một cách thích hợp.
II. Cơ sở thực tiễn:
 Qua thực tế ở trường, tôi đã tìm ra các nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém 
như sau:
 - Trí tuệ của các em chậm, phát triển kém.
 - Sức khoẻ yếu nên nghỉ học nhiều.
 - Do hoàn cảnh khó khăn, điều kiện học tập thiếu thốn, cha mẹ chưa quan tâm 
đến việc học của con.
 - Do các em mắc bệnh tự ti.
 - Do giáo viên chủ nhiệm phương pháp còn yếu, dạy học theo kiểu “đồng loạt", 
chưa chú ý được hết tất cả các đối tượng học sinh, nhất là học sinh yếu nên các em đã 
yếu lại càng yếu thêm vì bị giáo viên cho ra đứng bên lề trong các tiết học.
III. Thực trạng của việc bồi dưỡng học sinh yếu kém trong trường tiểu học
 1. Thuận lợi: Công tác phụ đạo HS yếu trong nhà trường cũng có những thuận 
lợi nhất định đó là: 
 - Phía HS: Tinh thần và thái độ học tập có chuyển biến tốt, tham dự đầy đủ các 
buổi học phụ đạo.
 - Phía nhà trường và giáo viên: Cơ sở vật chất trường lớp phục vụ tốt cho công 
tác phụ đạo, ngay đầu năm nhà trường đã có xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu và 
được giáo viên hưởng ứng tốt, tích cực tham gia giảng dạy. 
 2. Khó khăn: Bên cạnh đó còn những khó khăn bức xúc chung rất khó có thể giải 
quyết triệt để nếu không có sự đồng tâm của tập thể giáo viên, cụ thể là: 
 4 - Hoặc phân loại học sinh theo 2 mức độ: sự phát triển trí tuệ chậm, kiến thức 
không vững chắc. 
 Với những em trí tuệ phát triển chậm thì bản thân tôi phải kiên trì và tìm hiểu biện 
pháp thích hợp, khắc sâu kiến thức cho các em.
 Với những học sinh không nắm chắc kiến thức, trong giờ dạy phụ đạo tôi phải tìm 
hiểu các em đọc sai, làm sai ở những phần nào? Thuộc mảng nào của kiến thức. Từ đó 
tôi kèm cặp và gọi các em đọc, viết, làm toán.
 VD: Khi làm bài toán tìm số bị chia : x : 5 = 5
 Tôi cho học sinh nhớ thuần thục những tên gọi các thành phần trong phép tính. Sau 
đó nhắc lại qui tắc tìm số bị chia cho học sinh đọc thầm bảng nhân 5, chia 5. Sau dó 
mới giải : X : 5 = 5
 X= 5 x 5 
 X = 25 
 Hoặc : 
 Khi hướng dẫn một bài văn tả ngắn về biển thì tôi lại phải hướng dẫn bằng cách 
cho học sinh nhắc lại những từ ngữ tả về biển chẳng hạn tả sóng: bồng bềnh, dào dạt, 
cuồn cuộn, trắng xóa, tả về mặt biển: xanh biếc, phẳng lặng,
 Sau đó lại cho phép từ ngữ đó vào thành câu văn tả về sóng biển, tả mặt biển, 
Cuối cùng mới viết thành đoạn văn ngắn. 
 - Giáo viên luôn tạo ra niềm vui trong học tập cho các em thông qua trò chơi để các 
em tiếp thu bài, khắc sâu kiến thức dễ dàng hơn (vì khi đọc đã kém thường các em hay 
chán nản, ít có hứng thú học tập, không chú ý nghe giảng). 
 VD: Có những bài toán tôi tổ chứa trò chơi “truyền điện” hoặc giờ luyện từ và câu 
có những bài tìm từ có tiếng “biển” chẳng hạn.
 Đối với những bài dạy trên lớp (không phải là giờ phụ đạo) tôi luôn tìm tòi biện 
pháp giảng dạy thích hợp có trọng tâm như tự điều chỉnh nhịp độ giảng dạy, tổ chức 
việc học tập bằng phương pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Tổ chức 
hướng dẫn dìu dắt để các em được tiếp cận, chiếm lĩnh hoàn toàn tri thức không áp đặt, 
các câu hỏi được sắp đặt rõ ràng có hệ thống trong từng bài, từng đối tượng cụ thể 
 6 vở và đồ dùng học tập khi đến lớp đó cũng là tạo những ấn tượng tốt trong các em để 
các em có niềm tin ở trường lớp, thầy cô, bạn bè từ đó có ý chí vươn lên.
 - Ngoài những biện pháp trên (tổ chức giảng dạy đó là phần bắt buộc) tôi luôn tổ 
chức trò chơi, văn nghệ, kể chuyện và những hoạt động khác để tạo dựng nơi các em 
lòng tin yêu trường lớp, tha thiết học tập thích gần gũi với thầy cô, bạn bè để từ đó các 
em luôn chấp hành tốt nhiệm vụ và kỷ luật của buổi học tập.
 - Cuối cùng là biện pháp phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình 
bằng cách qua sổ liên lạc để gia đình tạo điều kiện đôn đốc các em thực hiện tốt kết 
hoạch ở trường, ở nhà.
 Hơn thế nữa bản thân tôi cũng đã gắn bó với học sinh thân yêu, từng thấy trách 
nhiệm của mình đối với học sinh là cả một bước quan trọng không thể nhìn thấy sau 
mỗi giờ học, buổi học mà nhìn thấy học sinh mình có nhiều em vẫn chưa hiểu bài nên 
tôi đã nghĩ mọi phương pháp giảng dạy (như đã trình bày trên). Ngoài ra, tôi còn dành 
thời gian1-2 buổi/ tuần phụ đạo cho các em yếu kém.
 Tóm lại, tùy và từng đối tượng để giáo viên có biện pháp cụ thể thích hợp để tổ 
chức dạy học chứ không theo phương pháp cứng nhắc, áp đặt. Đó là biện pháp thiết 
thực nhất để nâng cao học, hạn chế được tối đa học sinh yếu kém, không có học sinh 
lưu ban, không có học sinh ngồi nhầm lớp, đẩy nhanh tiến bộ phổ cập giáo dục tiểu 
học mà kế hoạch năm học đã đề ra.
V. Hiệu quả áp dụng:
 Qua một thời gian tôi tự tìm tòi, nghiên cứu ra những biện pháp để thực hiện vào 
việc giảng dạy, phụ đạo học sinh yếu kém. . Với lòng yêu nghề, yêu trẻ với những kinh 
nghiệm ít ỏi của mình tôi đã mạnh dạn áp dụng trong những năm qua. Kết quả cho 
thấy rằng lớp tôi sau những đợt kiểm tra định kỳ tăng lên rõ rệt. Những học sinh từ 
không biết đọc, không biết làm toán, không biết viết văn bây giờ đã tiến bộ rõ nét đáng 
khen ngợi. 
 8 - Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần động viên, nhắc nhở kịp thời để các em cố 
gắng, khắc phục kịp thời.
 Trên đây là một số ý kiến nhỏ xuất phát từ tình hình dạy học thực tế tôi rút ra kinh 
nghiệm và thấy cũng mang lại những dấu hiệu tốt trong quá trình phụ đạo cho những 
học sinh yếu kém. 
HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT CỦA TRƯỜNG An Thạnh, ngày 15 tháng 04 năm 2012
 Xếp loại:.. Người viết 
 CTHĐ 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phu_dao_hoc_sinh_yeu_kem_lop_2_dat_hie.doc