Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Lớp 2

docx 14 trang sangkienhay 25/03/2024 7213
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Lớp 2
 Một số giải pháp xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
 MỤC LỤC
 TT Mục Nội dung Trang 
 • Lý do chọn đề tài 1 
 1 MỞ ĐẦU 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng 3 
 kiến kinh nghiệm.
 2.3 . Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết 6 
 NỘI DUNG vấn 
 SÁNG 
 2.3.1. Xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp 6 
 KIẾN 
 an toàn.
 KINH 
2 NGHIỆM 2.3.2. Dạy học có hiệu quả phù hợp với lứa 7 
 tuổi 
 2.3.3. Rèn kĩ năng sống cho học sinh 8 
 2.3.4. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể 10 
 vui tươi, lành mạnh.
 2.3.5. Tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các di 11 
 tích lịch sử văn hóa ở địa phương.
 2.3.6. Công tác chủ nhiệm 11 
 2.3.7.Phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo 12 
 dục các em
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối 13 
 với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng 
 nghiệp và nhà trường.
 3 KẾT 3.1 Kết luận 14 
 LUẬN, 3.2. Kiến nghị 15 
 KIẾN 
 NGHỊ
 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
a. Phương pháp quan sát
b. phương pháp thực nghiệm
c. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
d. Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm
d. Phương pháp đàm thoại
e. Phương pháp thống kê, tính toán + Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho 
cả học sinh và giáo viên trong việc học tập và giảng dạy. 
 + Phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em mình.
 b. Khó khăn:
- Mức độ tiếp thu kiến thức, ỹ thức trong việc thực hiện nề nếp của học sinh trong một 
lớp không đồng đều.
- Một số gia đình học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn bố mẹ đi làm ăn xa gửi con 
cho ông bà nên có hạn chế trong việc học tập cũng như rèn các kĩ năng sống cơ bản.
 - Một số học sinh chậm, nhút nhát.
 - Một số học sinh nói ngọng, phát âm chưa đúng.
- Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, máy móc
 - Một số em tâm lý không ổn định.
- Một số học sinh chưa có ý thức trong việc làm để góp phần “Xây dựng trường học 
thân thiện – Học sinh tích cực.”
2.2.2. Thực trạng 
 Qua quan sát thực trạng các hoạt động diễn ra trong nhà trường và ở lớp 2C Trường 
tiểu học Đông Hương nói riêng tôi nhận thấy có một số vấn đề sau:
 a. Đối với giáo viên:
 - Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, có năng lực chuyên môn. 
- Đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.
- Giáo viên ý thức chú trọng “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực.”Tuy 
nhiên chưa thật sự kĩ càng ở tất cả các khâu.
a. Đối với học sinh:
- Một bộ phận học sinh chưa biết nghe lời cô tự chủ động vươn lên trong mọi hoạt động 
ở trường.
- Một bộ phận học sinh chưa hiểu được mỗi học sinh cần phải góp sức để “Xây dựng 
trường học thân thiện – Học sinh tích cực.” 
- Để kiểm chứng, đầu năm học, tôi khảo sát học sinh lớp 2C quả như sau: - Phân công và quản lý việc vệ sinh của lớp: Lớp phó lao động có nhiệm vụ phân công 
các tổ hoặc nhóm thường xuyên tưới cây, nhổ cỏ bồn cây, nhặt rác trước, trong và sau 
lớp. Rửa cốc uống nước, lau bàn để nước. 
- Luôn luôn nhắc nhở học sinh nên giữ gìn tài sản chung của nhà trường từ chỗ ngồi, 
cửa sổ, lớp học, hành lang cho đến sân trường, “ Hãy giữ gìn tài sản chung của chúng 
ta”.
- Sau mỗi tuần, trong tiết Giáo dục tập thể giáo viên cùng với Ban cán sự lớp, tổ đánh 
giá việc thực hiện của mỗi tuần khen khi các em có việc làm tự giác.
2.3.2. Dạy và học có hiệu quả phù hợp với lứa tuổi học sinh:
- Giáo viên luôn coi trọng việc dạy cách học và cách tự học cho học sinh, khuyến khích 
học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, không tiếp thu một chiều, có 
suy nghĩ và biết phản biện để tự nâng cao chất lượng học tập của mình.
- Chú trọng việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý học sinh. 
- Hướng dẫn học sinh cách đọc sách, tra cứu tài liệu và xử lý thông tin trên Internet 
phù hợp với học sinh lớp 2; cập nhật tri thức mới; rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận 
dụng tri thức từ sách vở vào đời sống, vào việc nuôi dưỡng ý chí, hoài bão, lý tưởng, 
phẩm chất đạo đức. 
Giải pháp:
- Sắp xếp chỗ ngồi theo hình thức “ Đôi bạn cùng tiến” để học sinh có thể chia sẻ, giúp 
đỡ nhau trong học tập. 
- Thường xuyên xây dựng các hoạt động nhóm ( nhóm theo sở thích, nhóm ngẫu nhiên, 
nhóm cùng trình độ,...) để các học sinh có thể chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập, đồng 
thời qua các hoạt động đó các em có thể rèn tính tự tin, tự chủ, mạnh dạn trước tập thể. 
- Giáo viên thiết kế riêng các bài tập vừa sức dành cho từng đối tượng học sinh trong 
lớp. Đồng thời thường xuyên động viên và khích lệ các học sinh chậm khi có tiến bộ 
dù chỉ là sự tiến bộ rất nhỏ. Với học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt, luôn khuyến 
khích các em tìm tòi thêm những lời giải toán hay, ngắn gọn; những bài văn súc tích, 
cô đọng, giàu cảm xúc. Rèn kĩ năng cho các em nói đủ câu, trả lơi đủ câu.
 - Phối hợp với giáo viên Tin học và Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin trường để hướng 
dẫn cho học sinh cách tìm tư liệu trên internet và cung cấp cho các em một số trang 
web hay và bổ ích để các em tự tìm kiếm thêm những tư liệu bổ ích phục vụ cho việc 
học tập của mình. Cụ thể trong thời gian nghỉ học dài để phòng dịch covid – 19, giáo 
viên đã cung cấp kênh học trực tuyến của Đài truyền hình Hà Nội. Học sinh ôn bài 5 
buổi/ tuần với giáo viên chủ nhiệm bằng phần mềm zoom. - Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng nhận thức, kĩ năng ra quyết định, 
kĩ năng xác định mục tiêu: Để rèn kĩ năng này cho học sinh không phải ngày một ngày 
hai mà là một quá trình hằng giờ, hằng ngày. Giáo viên vận dụng khéo léo trong từng 
tiết học, từng đối tượng học sinh. Giáo viên là người hướng dẫn. Học sinh là người tự 
lĩnh hội và trình bày. Với những học sinh chậm, giáo viên xếp ngồi bàn đầu để giáo 
viên có nhiều thời gian quan tâm, kèm cặp rèn các kĩ năng . 
 - Kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác: 
Thông qua các môn học như Kĩ năng sống, An toàn giao thông. Những câu chuyện 
diễn ra thường ngày được cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 - Kĩ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã 
hội trong học đường. Ngay từ đầu năm giáo viên đưa ra những quy tắc ứng xử cơ bản 
phù hợp với học sinh lớp 2: giữa mình với bạn; giữa mình với người nhiều tuổi; giữa 
mình với thầy cô giáo; giữa mình với các em nhỏ. 
- Hình thành thói quen làm việc theo nhóm. Trong các tiết học giáo viên thường xuyên 
chia thành các nhóm để các em cùng nhau học tập tốt hơn.
- Trao đổi với các cô giáo bộ môn về học sinh để các cô hiểu các em hơn. 
2.3.4 Tích cực tham gia các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
Học sinh đến trường học – chơi; Chơi – học để phát triển toàn diện cụ thể: 
- Tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian.
- Tích cực tham gia các các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động vui chơi giải trí 
khác phù hợp với học sinh lớp 2.
 Giải pháp: 
- Vận động, bồi dưỡng nguồn tham gia Hội khoẻ Phù Đổng do các cấp tổ chức ( môn 
bơi , bóng đá, cầu lông, cờ vua, ).
 - Hướng dẫn học sinh chơi các trò chơi dân gian như chơi Ô ăn quan, nhảy dây, kéo 
co; các môn thể thao như cầu lông, cờ vua, trong các giờ giáo dục ngoài giờ lên lớp và 
giờ sinh hoạt tập thể. 
- Thi văn nghệ quy mô lớp, nhà trường theo các chủ đề nhân kỉ niệm các ngày lễ lớn 
trong năm như ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày Quốc phòng toàn dân 22-12, ngày 
thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, ngày thành lập Đội TNTP 15/5, ngày sinh 
nhật Bác 19/5,.. 
2.3.5 Tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các di tích lịch sử văn hoá ở địa phương: + Lựa chọn những học sinh học tốt trong lớp, có uy tín với bạn, mạnh dạn nhiệt tình 
có trách nhiệm trong công việc được giao.
+ Cán bộ lớp là những người điều hành,giải quyết mọi công việc của lớp, vệ sinh, trật 
tự, kiểm tra bài đầu buổi. Cán bộ lớp tự tổ các tiết Giáo dục tập thể, báo cáo các mặt 
hoạt động thi đua, thay mặt giáo viên tuyên dương, nhắc nhở các bạn trong lớp.
- Giáo viên kịp thời phát hiện và nêu những tấm gương người tốt, việc tốt, vượt khó 
trong học tập, những học sinh tiến bộ trong học tập, ngoan ngoãn, để động viên, khuyến 
khích, khen thưởng các em. Tạo động lực để các em cùng cố gắng phát huy. 
- Giáo viên chủ nhiệm là người đi sớm về muộn luôn sát sao tới từng học sinh.
2.3.7. Phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục các em:
 Trong giáo dục cần phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Gia đình luôn là chỗ 
dựa vững chắc cho các em, giúp các em không thấy cô đơn, lẻ loi, hụt hẫng, là động 
lực để các em vượt qua khó khăn.Vì thế, giáo viên “nối nhịp cầu giáo dục” với cha mẹ 
các em, đi đến thống nhất cách giáo dục an toàn, hiệu quả nhất.
Giải pháp: 
- Giáo viên thành thạo công nghệ 4.0, thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua tin 
nhắn edu hoặc zalo.
- Tổ chức họp phụ huynh 3 lần / năm
- Thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh, có biện pháp động viên thăm hỏi kịp thời 
khi thời khi cần.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG 
GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG : 
 Sau khi áp dụng sáng kiến “ Một số giải pháp xây dựng trường học thân thiện - Học 
sinh tích cực” ở lớp 2C tôi đã thu được những kết quả sơ bộ như sau:
 - Lớp học luôn được học sinh tự giác giữ vệ sinh sạch sẽ; gọn gàng, ngăn nắp, thoáng 
mát; không vứt rác bừa bãi, không để sách vở lộn xộn dưới gầm bàn; các em tự giác 
thay phiên nhau chăm sóc cây xanh trong lớp, bồn cây. Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Tích cực tham gia giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học, cá nhân. 
- Học sinh có ý thức vệ tài sản của nhà trường cũng như ý thức tiết kiệm điện, nước.
- Học sinh đã biết cách tự học, học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, không 
tiếp thu một chiều để tự nâng cao chất lượng học tập của mình. Một số học sinh biết 
cách đọc sách, tra cứu tài liệu và xử lý thông tin trên Internet. Một số học sinh đã biết 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
 Từ những kết quả mà tôi đã nêu trên, trong quá trình giảng dạy tôi tự nhận 
thấy rằng: “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực.” nhằm giáo dục học 
sinh phát triển một cách toàn diện, giáo viên cần làm tốt những vấn đề sau:
 - Trước hết người giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, phải hết lòng vì sự 
nghiệp giáo dục, vì học sinh thân yêu. Từ đó có ý thức học hỏi, tìm tòi các phương 
pháp, biện pháp tối ưu, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, tránh sự 
nhàm chán, buồn tẻ cho học sinh.
 - Giáo viên cần tạo tình huống gây hứng thú cuốn hút học sinh tập trung vào bài 
học, liên hệ thực tiễn để học sinh rút ra bài học cho chính mình.
 - Bố trí chỗ ngồi hợp lý để giáo viên tiện theo dõi những em chậm và phân công 
em nhanh giúp giáo viên kèm cặp thêm những em đó. 
 - Vận dụng linh hoạt tình hình thực tế, diễn biến của xã hội để có những câu 
chuyện, bài học phù hợp với học sinh.
 - Luôn phối kết hợp trao đổi với phụ huynh về năng lực cũng như tiến bộ của 
học sinh.
 - Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh.
 Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện nhằm góp phần “ Xây dựng 
trường học thân thiện- học sinh tích cực” ở ngôi trường Tiểu học Đông Hương. Góp 
phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tạo cho các em có một cơ sở ban đầu 
vững chắc để học lên các bậc học trên. Những ý kiến nhỏ này chỉ là những gì tôi suy 
nghĩ, tìm tòi và thực hiện chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý giúp 
đỡ của các bạn đồng nghiệp và Hội đồng khoa học ngành.
3.2. Kiến nghị
 - Phòng Giáo dục và Đào tạo nên duy trì thường xuyên tổ chức hội thảo, chuyên đề 
về công tác dạy học.
 - Đề nghị nhà trường : Cần cung cấp thêm nhiều tài liệu, sách tham khảo phục vụ 
chuyên môn cho giáo viên, để giáo viên được học hỏi nâng cao hơn về kiến thức chuyên 
môn nghiệp vụ.
- Đề nghị địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần để giáo viên 
yên tâm giảng dạy.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_truong_hoc_t.docx