Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 2

doc 17 trang sangkienhay 06/02/2024 1480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 2
 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 2.
 MỤC LỤC
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU Trang 2
I. Đặt vấn đề Trang 2
II. Mục đích nghiên cứu Trang 3
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trang 3
I. Cơ sở lý luận của vấn đề Trang 3
II. Thực trạng vấn đề Trang 3
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Trang 4
1. Xây dựng nề nếp lớp ngay từ đầu năm học Trang 4
2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp Trang 8
3. Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực Trang 10
4. Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường Trang 14
IV. Tính mới của giải pháp Trang 15
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trang 15
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Trang 16
I. Kết luận Trang 16
II. Kiến nghị Trang 17
Phạm Thị Thúy Lan - 1 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 2.
mong nhận được những góp ý, nhận xét từ lãnh đạo nhà trường, từ các bạn đồng 
nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh; điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót 
để hoàn thiện bản thân và ngày càng nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp.
 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Tại nghị quyết TW2 khoá XII Đảng ta khẳng định “Giáo dục – Đào tạo là 
quốc sách hàng đầu”. Điều đó chứng tỏ rằng đường lối phát triển đất nước đã 
được Đảng và nhà nước ta xác định là đúng đắn. Như vậy giáo dục không những 
có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội mà còn là nòng cốt, yếu 
tố quan trọng của sự phát triển ấy là nguồn nhân lực. “Muốn tiến hành công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo, phát 
huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. 
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của Giáo dục – Đào tạo hiện nay là hình 
thành và phát triển nhân cách học sinh toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn 
nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để tạo ra 
những con người vừa có tài, vừa có đức là trách nhiệm to lớn của hệ thống giáo 
dục nói chung và nhà trường Tiểu học nói riêng, trong có vai trò hết sức to lớn 
và quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm lớp.
 Theo điều 30 chương IV Điều lệ Trường Tiểu học Ban hành kèm theo 
Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng 
Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định “Giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, 
giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương 
trình giáo dục tiểu học cho nên công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của giáo 
viên”. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp 
giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa 
ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Chất lượng giáo dục của 
một lớp như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào công tác chủ nhiệm của người giáo 
viên. Chính vì thế tôi nghĩ rằng mỗi giáo viên nếu làm tốt công tác chủ nhiệm sẽ 
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh. 
 II. Thực trạng vấn đề
 Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới 
phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm. Bản 
thân mỗi giáo viên đã ý thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm. 
Phong trào thi đua trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi đã được hầu hết các giáo 
viên trong trường tôi tham gia tích cực. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, 
công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi 
yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn 
đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên 
một số phụ huynh gần như giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường.Trong 
quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm hoặc 
sử dụng phương pháp giáo dục chưa linh hoạt, thiếu sự nhiệt tình; năng lực của 
đội ngũ giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm không đồng đều; một 
Phạm Thị Thúy Lan - 3 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 2.
 + Học sinh tiếp thu chậm, học yếu: 5 em
 + Học sinh cá biệt về đạo đức: 2 em
 + Học sinh dân tộc thiểu số (Nùng, Ê-đê): 2 em 
 + Học sinh có năng khiếu (hát, múa, vẽ,): 3 em
 + Học sinh có khả năng học tập, tiếp thu tốt: 3 em
 Việc nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh giúp tôi 
hiểu học sinh của mình để từ đó tôi áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp 
cho từng đối tượng. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ bỏ nhau 
phải ở với cha hoặc mẹ hoặc ông bà: Tôi thường xuyên quan tâm, động viên 
giúp đỡ các em từ vật chất đến tinh thần. Đồng thời tôi kêu gọi học sinh trong 
lớp đoàn kết giúp đỡ bạn. Phong trào “Áo trắng tặng bạn” được các em hưởng 
ứng rất nhiệt tình, phong trào “Nuôi heo đất” hay “Kế hoạch nhỏ” do liên đội 
phát động được các em trong lớp tham gia rất tích cực bởi các em hiểu rằng đó 
sẽ là những món quà dành tặng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn, kém may 
mắn vươn lên trong học tập. Tôi đề xuất với ban giám hiệu nhà trường, hội cha 
mẹ học sinh miễn giảm cho các em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn các khoản đóng 
góp. Mỗi khi có phần quà hay suất học bổng tôi mạnh dạn đề nghị lãnh đạo nhà 
trường dành tặng cho những em này. Cách làm này của tôi vừa giảm bớt được 
khó khăn cho các em, vừa giáo dục lòng nhân ái cho học sinh đồng thời tranh 
thủ sự ủng hộ từ phía nhà trường, hội phụ huynh vừa thắt chặt được mối dây liên 
kết giữa nhà trường và gia đình.
 Đối với học sinh cá biệt về đạo đức: Tôi tìm hiểu kĩ nguyên nhân từ phía 
gia đình (do bố mẹ bỏ nhau hay bố mẹ thiếu quan tâm đến con cái, hay bị bạn bè 
lôi kéo,). Tôi nghiêm khắc dạy bảo các em nhưng cũng luôn mềm dẻo, linh 
hoạt; tránh dùng phương pháp trách phạt các em trước mặt bạn bè để không làm 
các em tổn thương. Tôi giao cho các em một số nhiệm vụ mà các em có sở 
trường trong lĩnh vực đó. Đồng thời tôi thường xuyên gần gũi, kiên nhẫn, hỏi 
han, động viên các em, khen thưởng kịp thời khi các em có cố gắng. Bằng cái 
tâm của một người mẹ tôi đã cảm hóa được các em chưa ngoan.
 Đối với học sinh tiếp thu chậm, học yếu: Tôi tìm hiểu xem các em học 
yếu những môn nào, nguyên nhân vì sao các em học yếu (do không có thời gian 
để học tập phải phụ giúp bố mẹ việc nhà, do lỗ hổng kiến thức, do không thích 
môn học đó,). Tôi tranh thủ thời gian ra chơi, đầu và cuối mỗi buổi học, các 
tiết ôn luyện củng cố kiến thức để kèm cặp các em, giảng lại những chỗ các em 
chưa hiểu hay còn đang mơ hồ. Những học sinh này khả năng tiếp thu chậm, 
tâm lí thường rụt rè, nhút nhát cho nên tôi thường hết sức nhẫn nại, không miệt 
thị tránh làm các em xấu hổ sẽ phản tác dụng giáo dục. Tôi sắp xếp cho các em 
khá, giỏi (thường là em nhóm trưởng của nhóm đó) ngồi bên cạnh để kèm bạn. 
Phong trào “Đôi bạn cùng tiến” giúp các em thi đua học tập và mang lại hiệu 
quả tích cực. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để họ nắm được tình 
hình học tập của con em mình đồng thời phối hợp với cô giáo để giúp các em 
mau tiến bộ. 
Phạm Thị Thúy Lan - 5 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 2.
một môi trường học tập tích cực. Bắt đầu từ buổi học đầu tiên, tôi tổ chức cho 
các em bầu Hội đồng tự quản lớp. Tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và 
trách nhiệm của Chủ tịch hội đồng tự quản, phó Chủ tịch hội đồng tự quản, các 
nhóm trưởng. Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử hoặc đề cử bạn. Sau 
đó chọn 6 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn. 4 học sinh đạt số phiếu cao nhất 
sẽ được nhận “chức vụ” của mình (1 Chủ tịch hội đồng tự quản, 3 phó Chủ tịch 
hội đồng tự quản, đồng thời kiêm luôn nhóm trưởng của mỗi nhóm) 2 em còn lại 
với số phiếu thấp hơn đảm nhiệm vai trò nhóm trưởng.
 Hình 2: Bầu Hội đồng tự quản 
 Sau khi đã bầu chọn được Hội đồng tự quản lớp, tôi phân công nhiệm vụ 
cụ thể cho từng em như sau: 
 - Chủ tịch hội đồng tự quản: Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp, điều 
khiển các bạn xếp hàng; quản lí trật tự lớp.
 - Phó Chủ tịch hội đồng tự quản (phụ trách học tập): theo dõi việc học tập 
của lớp; tổ chức ôn bài 10 phút đầu giờ; điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận 
hoặc trả lời câu hỏi, kiểm tra hoạt động ứng dụng , làm mọi việc của Chủ tịch 
hội đồng tự quản khi Chủ tịch hội đồng tự quản vắng mặt.
 - Phó Chủ tịch hội đồng tự quản (phụ trách sức khỏe - vệ sinh): Theo dõi và 
kiểm tra vệ sinh cá nhân, phân công các tổ trực nhật; chăm sóc bồn hoa, cây 
trồng của lớp và đóng cửa sổ, tắt đèn, quạt khi ra về. 
 - Phó Chủ tịch hội đồng tự quản (phụ trách ngoại giao – văn nghệ): Phối hợp 
với Chủ tịch hội đồng tự quản, các phó Chủ tịch hội đồng tự quản giữ trật tự lớp; 
phụ trách phần văn nghệ vào đầu, cuối mỗi buổi học, thành lập đội văn nghệ của 
lớp tham gia các hoạt động văn nghệ chào mừng các ngày lễ 20/11, 22/12, 26/3 
của trường, của liên Đội.
Phạm Thị Thúy Lan - 7 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 2.
những chỉ tiêu phấn đấu, từ đó phối hợp cùng với các giáo viên thực hiện tốt kế 
hoạch đề ra.
 2.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phấn đấu trong năm học
 - Duy trì sĩ số học sinh: 26/26 em tỉ lệ 100%
 - Hoàn thành chương trình lớp học: 25 em; tỉ lệ 96,2 %
 - Lên lớp: 25 em, tỉ lệ 96,2 %
 - Lớp đạt danh hiệu: Xuất sắc
 - Sao nhi đạt danh hiệu: Xuất sắc
 - Khen thưởng:
 + Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: 4 em; tỉ lệ 15,4 %
 + Có thành tích nổi trội hay tiến bộ vượt bậc về môn học hoặc năng lực, 
phẩm chất: 11 em; tỉ lệ 42,3%
 + Học sinh được khen thưởng đột xuất: 3 em; tỉ lệ 11,5 %
 - Các phong trào: 
 + 100% học sinh tham gia vệ sinh lớp học sạch sẽ. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, 
làm tốt phong trào "Một phút làm sạch sân trường".
 + 100% học sinh thuộc và hát các bài hát trong chương trình đã học; tham 
gia múa hát sân trường đầy đủ và hưởng ứng tốt cuộc thi "Giai điệu tuổi hồng". 
Tham gia văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn: 20/11, 22/12, 26/3.
 + Về hoạt động từ thiện, nhân đạo: thường xuyên tuyên truyền vận động 
học sinh giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn; mua tăm ủng hộ người 
khiếm thị, 100% học sinh tham gia phong trào "nuôi heo đất"; "kế hoạch 
nhỏ", để ủng hộ bạn nghèo.
 + Một số hoạt động khác: tích cực tham gia thể dục thể thao cấp huyện và 
thực hiện tốt an toàn giao thông mỗi ngày.
 + Tham gia tốt phong trào Vở sạch chữ đẹp cấp trường 3 - 4 em, cấp 
huyện 1-2 em
 2.2. Biện pháp thực hiện 
 - Về giáo dục đạo đức, lối sống: Đầu năm học tôi tổ chức cho học sinh 
học nội quy lớp, giáo dục học sinh làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Tôi triển khai kế 
hoạch cụ thể, các chỉ tiêu cần phấn đấu và thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn 
đốc học sinh thực hiện. Tôi tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa nêu gương 
người tốt việc tốt theo từng chủ điểm, kể chuyện về Bác Hồ để học sinh noi 
theo.
 - Về học tập: Tôi xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực 
tế của lớp. Bám sát vào các công văn chuyên môn như: 5842 (điều chỉnh nội 
dung dạy học); Thông tư 22 (về đánh giá học sinh tiểu học) Đầu năm học, tôi 
tổ chức khảo sát chất lượng để phân loại đối tượng học sinh, sắp xếp chỗ ngồi 
Phạm Thị Thúy Lan - 9 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_con.doc