Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tăng buổi ở Khối 2

docx 30 trang sangkienhay 01/12/2023 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tăng buổi ở Khối 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tăng buổi ở Khối 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tăng buổi ở Khối 2
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CƯMGAR
 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI
 ----------  ----------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
 CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TĂNG
 BUỔI Ở KHỐI LỚP 2
 Quảng Phú, ngày 20 tháng 2 năm 2019
 Giáo viên: Lê Thị Huyến
 1 mơ hồ, chưa được coi trọng, chưa thực sự quan tâm xem học sinh cần rèn kiến 
thức, kỹ năng gì? Học sinh cần phát huy những gì? Vì thế mà chất lượng dạy học 
buổi tăng chưa được như mong muốn.
 Xuất phát từ thực tế đó mà tôi đã tìm hiểu ở một số giáo viên dạy học buổi tăng 
và khảo sát chất lượng một số lớp ở trường tại các thời điểm khác nhau và rút ra 
được kinh nghiệm cho mình về: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học 
tăng buổi ở Khối 2 trường Tiểu học Lê Lợi.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
 -Tìm hiểu thực trạng dạy học của giáo viên trong trường và việc học tập các 
tiết ở buổi học tăng buổi, từ đó giúp bản thân tôi tìm ra những giải pháp nhằm 
nâng cao chất lượng giảng dạy các tiết dạy nhất là hai môn Toán và Tiếng Việt ở 
Khối 2 trường Tiểu học Lê Lợi.
 - Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Giáo viên, học sinh lớp 2 trường Tiểu học Lê Lợi huyện Cư Mgar năm học 
2017-2018.
4. Giới hạn của đề tài
 Do thời gian nghiên cứu và khuôn khổ của sáng kiến nên chúng tôi chọn đối 
tượng là học sinh của các lớp 2 của trường Tiểu học Lê Lợi. Nhằm tìm hiểu 
những tồn tại vướng mắc dạy – học để có biện pháp khắc phục. Những kết quả 
tìm hiểu này vừa mang tính chất cá thể, vừa mang tính chất phổ biến nhiều trường. 
Đặc biệt là đối tượng là những học sinh lớp 2 tăng buổi hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
 - Xuất phát từ thực tế và tính chất đề tài, từ yêu cầu và mục đích nghiên cứu. 
Tôi thực hiện đề tài này với các phương pháp sau:
 - Phương pháp đọc tài liệu.
 - Nghiên cứu lý thuyết.
 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp trò chơi.
 - Tìm hiểu thực tế việc dạy học ở trường.
 3 phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em cũng như công tác giáo 
dục của Nhà trường.
 - Nhiều gia đình còn mải lo làm kinh tế chưa dành nhiều thời gian kèm và 
nhắc nhở con học và một số phụ huynh chưa chứ trọng việc học tập của con em 
đang còn trông chờ tất cả vào giáo viên chính vì vậy cũng ít nhiều ảnh hưởng đến 
học tập của các em.
 - Phụ huynh chưa có sự phối hợp nhiều cùng giáo viên để thống nhất việc 
giáodục con em mình. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của 
khối lớp 2 nói riêng và của trường nói chung.
 - Với thời lượng dạy học tăng buổi thì học sinh không đươc học quá 8 tiết / 
ngày (Sáng 4 tiết chính khóa, chiều 4 tiết trong đó có một số tiết chính khóa được 
chuyển từ buổi sáng lên và 2 tiết bổ trợ Ôn tập kiến thức khác). Ngoài những tiết 
chính khóa, tiết học tự chọn như Ngoại ngữ, Tin học thì những tiết bổ trợ như 
Luyện toán, Luyện Tiếng Việt thì giáo viên cần dạy gì? Học sinh được học 
những gì? Thực tế qua dự giờ và hỏi một số giáo viên về dạy tăng buổi cùng với 
khảo sát chất lượng của học sinh ở các lớp đó tôi thấy:
 - Giáo viên còn ngại khi lên lớp tăng buổi.
 - Giáo viên chưa tự tin với việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp dạy 
nên rất sợ có người vào dự giờ tăng buổi có những tiết học Ôn luyện.
 - Không biết thiết kế một tiết học tăng buổi có những tiết Ôn luyện như thế nào 
cho phù hợp.
 - Hình thức dạy tăng buổi nghèo nàn, chưa phong phú, chưa hấp dẫn, chưa tại 
cho học sinh thích thú và hăng say trong học tập.
 - Một số tiết chưa dạy theo nhu cầu của học sinh, nhiều giáo viên xem buổi tăng 
như giờ làm bài tập của học sinh và học sinh giải quyết hết các bài tập đó là 
nhiệm vụ của tiết học.
 - Với cách làm này của giáo viên vô tình làm tăng thêm áp lực học tập cho học 
sinh, tạo cho học sinh một tâm trạng nặng nề, chán học, đặc biệt là không phụ 
đạo được học sinh chậm tiến và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh giỏi.
 - Qua thực tế khảo sát cho thấy: 
 5 - Giáo viên chưa nắm vững tinh thần chỉ đạo của công văn “Hướng dẫn dạy 
 học tăng buổi” số 570/ QĐ – UBND Tỉnh Đăk Lăk.
 - Nội dung kiến thức buổi tăng không có sẵn nên giáo viên chưa thực sự đầu 
 tư.
 - Thời gian giành cho việc soạn bài, nghiên cứu bài của giáo viên Tiểu học 
 còn hạn chế.
 - Chưa chú trọng đến hiệu quả của buổi tăng nên vận dụng phương pháp, hình 
 thức dạy học còn hời hợt thiếu đầu tư dẫn đến sự nhàm chán cho học sinh trong 
 khi học.
 - Việc tiếp cận thông tin mới, nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án tăng buổi còn 
 bị xem nhẹ.
 - Trong lớp có nhiều đối tượng học sinh như (Học sinh hoàn thành tốt, Hoàn 
 thành và chưa hoàn thành, học sinh khuyết tật, cá biệt) nên giáo viên rất lúng 
 túng khi dạy học theo đối tượng.
 - Điều kiện vật chất, tài liệu phục vụ cho dạy học theo phương pháp mới còn 
 thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu (thiếu các phương tiện nghe, nhìn...)
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tăng 
 buổi
a.Mục tiêu của giải pháp
 - Mỗi giáo viên phải nắm bắt, hiểu thấu đáo nội dung và tinh thần chỉ đạo của 
 công văn hướng dẫn học tăng buổi và ý thức được trách nhiệm của mình khi thực 
 hiện công văn đó.
 - Giáo viên phải hiểu rõ về mục tiêu, ý nghĩa của việc dạy học tăng buổi 
 để từ đó định hướng nội dung cho những bài học cụ thể phù hợp với đặc điểm 
 của lớp mình giảng dạy.
 - Xem chương trính dạy học tăng buổi là “phần mềm” nên có thể sử dụng 
 một cách linh hoạt không máy móc, cứng nhắc.
 b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp.
 7 chỉ mới dừng lại ở tính rập khuôn, máy móc chứ chưa thành thạo kỹ năng làm bái. 
Cho nên đối với học sinh Hoàn thành thì giáo viên cần chú ý đưa ra những nội 
dung kiến thức mang tính củng cố nhằm hình thành kĩ năng vận dụng để làm bài 
tốt.
* Đối với học sinh hoàn thành tốt (Học sinh Khá, Giỏi)
 Đây là những học sinh có khả năng tiếp thu bài nhanh, sau tiết học chính 
khóa các em đac có kỹ năng vận dụng tốt kiến thức vào làm các bài tập. Chính vì 
thế ở tiết học tăng buổi, ngoài việc tèn kỹ năng vận dụng kiến thức để làm bài tập 
thì cần tạo điều kiện để các em được phát triển những năng khiếu của mình. Để 
phát triền năng khiếu cho học sinh thì giáo viên chú ý khi đưa ra nội dung kiến 
thức phải dựa vào kiến thức cơ bản và nâng dần lên tùy vào mức độ nhận thức, tư 
duy của học sinh. Tránh quá khó gây sự chán nản của học sinh trong khi làm bài.
 - Việc chọn nội dung kiến thức cho từng tiết học tăng buổi là một công việc 
hết sức quan trọng và có ý nghĩa nhằm giúp cho giáo viên có định hướng trong 
quá trình giảng dạy (Tùy vào điều kiện và trình độ của học sinh lớp minh mà giáo 
viên cần linh hoạt vận dụng và đưa nội dung kiến thức vào trong từng tiết học cho 
phù hợp).
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
 - Trong dạy học không có giải pháp, biện pháp dạy học nào là vạn năng, 
không có hình thức dạy học nào là chuẩn cả. Vì thế chúng ta cần phải biết phối 
kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách linh hoạt để phát huy tốt 
nhất vai trò chủ động sáng tạo, ý thức tự học, tự rèn của học sinh.
 - Chẳng hạn, trong một tiết học tăng buổi, giáo viên có thể đan xen giữa hình 
thức học tập cá nhân, học nhóm, học cả lớp, thay đổi giữa các bài tập dạng trắc 
nghiệm, bài tập tự luận, câu đố, xen kẽ giữa việc dung các đồ dung học tập như 
bằng con, phiếu bài tập, vở ô li, cụ thể một số tiết trên lớp, cụ thể có một số tiết 
ngoài không gian phòng học, hay qua các sân chơi trí tuệ, qua các cuộc thi
 - Thế nhưng dù ở hình thức nào, phương pháp hay giải pháp nào cũng cần 
phải tạo niềm tin, ổn định tâm lý, tạo hứng khởi và nhu cầu học cho học sinh.
 9 Giáo viên giúp học sinh hiểu học thuộc công thức cũng là bước đầu chiếm 
lĩnh kiến thứC. Học không phải chỉ để biết mà còn học đề làm, để vận dụng những 
kiến thức cơ bản để làm bài, giáo viên khuyến khích học sinh tìm ra kết quả bằng 
nhiều cách nhận xét đư đưa ra kết quả nhanh nhất.
Hay như Bài 3. Tính (trang 15)
9 + 6 + 3 = 9 + 9 + 1 = 9+ 4+2 = 9 + 5 + 3 =
 Giáo viên cho học sinh chọn phương pháp giải, chẳng hạn:
 9 + 9 +1= 18 +1 = 19 Hay 9 + 9+1= 9 +10 = 19
 * Bài 29 + 5
I. Mục tiêu:
 - Đối với học buổi chính khóa:
Cách 1: (SGK) 29 + 5 =?
 29 * 9 cộng 5 bằng 14 viết 4 nhớ 1
+ * 2 thêm 1 bằng 3, viết 3
 5
 34
- Đối với tiết học tăng buổi:
 Với học sinh Chưa hoàn thành tiếp tục cho học sinh vận dụng kiến thức đã học 
vào làm tính, giải toán.Tổ chức làm bài theo nhiều hình thức giúp nhau cùng tiến 
bộ.
 Với học sinh Hoàn thành và Hoàn thành tốt mở rộng rộng kiến thức dạng cơ 
bản đã học trên lớp và cho học sinh thực hiện thêm:
Cách 2: Vận dụng cách tính nhẩm của bài 9 + 5 các em có thể tính như sau: 
29 + 5 = 29 + 1+ 4= 30 + 4= 34
* Bài 49 + 25
- Đối với học buổi chính khóa:
 Cách 1: (SGK) 49 + 25 =?
 49 * 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1
+ * 4 cộng 2 bằng 6 thêm 1 bằng 7, viết 7
 25
 74
- Đối với tiết học tăng buổi:
 11 2 + 9 =11cách tìm một số khi biết số hạng kia và tổng. Các cột còn lại học sinh 
thực hiện tương tự.
* Bài 31 - 15
- Đối với học buổi chính khóa:
Cách 1: (SGK)Đặt tính 31 - 15 =?
 31 * 1 không trừ được 5, lấy 11-5 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
- * 3 thêm 1 bằng 2, viết 2.
 5
 26
- Đối với tiết học tăng buổi:
 Với học sinh Chưa hoàn thành tiếp tục cho học sinh vận dụng kiến thức đã học 
vào làm tính, giải toán. Nhận xét bài làm cụ thể để các em biết được mình còn 
làm chưa đúng ở vế nào từ đó học sinh nhanh tiến bộ hơn.
 Với học sinh Hoàn thành và Hoàn thành tốt cho học sinh thực hiện thêm:
Cách 2: Tính nhẩm: 31 – 5 = (35 + 5) – (5 + 5) = 36-10 =26
* Bài 51 - 15
- Đối với học buổi chính khóa:
Cách 1: (SGK) Đặt tính 51 - 15 =?
 51 * 1 không trừ được 5, lấy 11-5 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
- * 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
 15
 36
- Đối với tiết học tăng buổi:
 Với học sinh Chưa hoàn thành giáo viên ra hệ thống bài tập, câu hỏi gợi mở để 
các em nắm được chuẩn kiến thức cần đạt. Giáo viên không ra thêm kiến thức mới 
cho các em.
 Với học sinh Hoàn thành và Hoàn thành tốt cho học sinh thực hiện thêm:
Cách 2: Tính nhẩm: 51 – 15 = (51 + 5) – (15 + 5) = 56-20 =36
 * Các dạng bài 12 – 8, 32 – 8, 52 – 28, 13 – 5, 33 – 5, 53 – 15, 14 – 8, 34 – 8, 
54– 18, 
 13 + Giáo viên nhận xét đánh giá chốt lại và nhấn mạnh cho học sinh hiểu về ý 
nghĩa của mẫu( Ai hoặc Cái gì , Con gì ) là gì? 
* Đối với học sinh Hoàn thành: Luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào làm bài 
tập
Bài 1: Nối câu với mẫu của câu đó:
 Cô Lan là bạn của mẹ em. Cái gì- là gì?
 Thước là đồ dùng học tập. Con gì- là gì?
 Chích Bông là con chim bé xinh đẹp. Ai – là gì?
+ Tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp cùng nhau trao đổi về những yêu cầu 
của bài tập .
+Nhóm trình bày kết quả.
 + Giáo viên nhận xét đánh giá 
 Bài 2: Em hãy đặt 3 câu theo mẫu( Ai hoặc cái gì , con gì ) là gì? 
 + Tổ chức cho học sinh hoạt động theo hình thức cá nhân, sau khi học sinh hoàn 
thành bài tập thì chuyển sang hình thức nhóm để trao đổi thông tin hai chiều.
 + Giáo viên chốt lại kiến thức.
* Lưu ý: Đối với những dạng bài mang tính cũng cố kiến thức giáo viên nên gọi 
những học sinh Hoàn thành và Chưa hoàn thành trình bày tránh chỉ học sinh khá 
giỏi.
 * Đối với học sinh hoàn thành trở lên: Ngoài việc luyện kỹ năng thì giúp học 
sinh phát triển năng khiếu.
 Ngoài các bài tập như học sinh Hoàn thành thì giáo viên đưa thêm một bài tập 
như sau:
 Bài 3: Đặt câu theo từng yêu cầu sau rồi viết câu đã đặt vào chỗ trống:
 a.Câu có mẫu Ai – là gì? 
 b. Câu có mẫu Cái gì – là gì?...............................................................................
 c. Câu có mẫu Con gì – là gì?...........................................................................
Bài 4: Em hãy đặt 1 đến 2 câu theo mẫu ( Ai hoặc Cái gì ,Con gì, Cây gì ) là gì? 
+ Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, các em tự tranh luận để đưa ra ý hay 
và đúng nhất.
 15

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx